Nhân văn giai phẩm

Trong giai đoạn này tao chỉ thương nhất nhà văn Phùng Quán, tác giả cuốn " Tuổi thơ dữ dội ". Còn gọi Tố Hữu là cậu ruột. Cuộc đời nhà văn Phùng Quán bi kịch khủng khiếp, tao đọc mà rơi nước mắt ...:too_sad:
Hồi bé thích nghe đài đọc tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.
Thấy ông nhắc tên ông này, tôi mới mò tìm thông tin xem sao, thì đúng là khổ thật.
Nhưng không kêu than gì, vẫn sống kiểu trượng phu hảo hán lắm.
Mà cháu ruột Tố Hữu sao bị dập ghê vậy, cậu đéo gì đi diệt cháu tâng công à. Giờ ngoài tội bưng bô cấp trên, ông này còn thêm tội diệt thân nữa.
 
Hồi bé thích nghe đài đọc tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.
Thấy ông nhắc tên ông này, tôi mới mò tìm thông tin xem sao, thì đúng là khổ thật.
Nhưng không kêu than gì, vẫn sống kiểu trượng phu hảo hán lắm.
Mà cháu ruột Tố Hữu sao bị dập ghê vậy, cậu đéo gì đi diệt cháu tâng công à. Giờ ngoài tội bưng bô cấp trên, ông này còn thêm tội diệt thân nữa.
"Và rồi khi nghe tin Stalin chết:

Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười."
 
Đéo phải nghe bảo đâu mà đấy là 1 sự thật, sự thật chua chát.
Người như cụ Văn Cao mà mấy chục năm sau cất bút không thèm phổ 1 bài nhạc nào. Cụ chết trong nghèo khó uất ức. Tiên sư anh bợ đít Tố Hữu.
,chỉ một bài hát TQC của cụ Văn Cao thôi cũng đủ chấp hết tất cả các thể loại bò đỏ, khủng long đỏ luôn nhưng cuối đời cụ ra đi trên một cái gác xếp nghèo khó

Chào 2 bạn,

Đoạn về nhạc sĩ Văn Cao (mình xin phép bôi đỏ) các bạn viết không chính xác lắm. Mình bổ sung một vài ý nhé, nếu bạn nào thấy không-đúng thì góp ý lại, được không?

1- Sau vụ NVGP nhà thơ, nhạc sĩ Văn Cao gần như không sáng tác nhạc nữa, chỉ vẽ tranh, viết văn và làm thơ. Mình viết "gần như" vì năm 1967 nhạc sĩ Văn Cao có sáng tác bài Gửi-má-thân-yêu (tặng bà Nguyễn Thị Định), và chắc hẳn gần như tất cả chúng ta đều biết bài Mùa-xuân-đầu-tiên nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào dịp gần Tết Bính Thìn (1976).


2- Bắt đầu từ tháng 1/1988 các sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao được giới thiệu rộng rãi đến công chúng với gần 60 (sáu mươi) buổi diễn liên tục; dù trước đó đã có 3 đêm nhạc của Văn Cao (năm 1983 ở Hà Nội, tại trụ sở hội liên hiệp VHNT 51 Trần Hưng Đạo; 1986 ở Saigon và 1987 ở Cung văn hóa Việt Xô). Từ đó cho đến khi ông mất (7/1995) cuộc sống không nghèo khó uất ức đâu, đau ốm có tiêu chuẩn nằm trong bệnh viện Việt-Xô, trên bàn nhậu (1993) đã thấy có chai Ông già chống gậy với Chivas Regal rồi :-)

P/s:
Mình thích tranh của ông, bút pháp rất đơn giản, ký VĂN (viết hoa cả 3 chữ). Thơ của ông buồn, buồn mang mác, bạn nào còn nhớ VTV khoảng vài chục năm trước có chương trình "Những bài hát còn xanh" không, tên chương trình lấy ý của bài "Thời gian" viết tháng 2/1987 có đoạn "Riêng những câu thơ còn xanh/Riêng những bãi hát còn xanh/Và đôi mắt em như hai giếng nước.

Nguồn tư liệu : Bích Thuận. (2005). Nhạc sĩ Văn Cao tài năng và nhân cách. NXB Thanh Niên
Nguyễn Thụy Kha. (2011). Văn Cao người đi dọc biển. NXB Phụ Nữ
 
Sửa lần cuối:
Hồi bé thích nghe đài đọc tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.
Thấy ông nhắc tên ông này, tôi mới mò tìm thông tin xem sao, thì đúng là khổ thật.
Nhưng không kêu than gì, vẫn sống kiểu trượng phu hảo hán lắm.
Mà cháu ruột Tố Hữu sao bị dập ghê vậy, cậu đéo gì đi diệt cháu tâng công à. Giờ ngoài tội bưng bô cấp trên, ông này còn thêm tội diệt thân nữa.
Thời đó nó thế. PQ dù sao cũng đỡ khổ hơn Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang (ông này khổ nhất, đi tù về phải về quê sống trong túp lều giữa đồng, bắt ếch nhái ăn, là người dựng lễ đài quảng trường Ba Đình)... Ngoài ra tính cách của những người như họ rất tự trọng, không xin xỏ quy lụy. PQ mà viết khác đi thì vẫn được đăng, nhưng ông vẫn giữ phong cách ngay thẳng nên chả ai dám đăng cho.
 
Kể cho tml nghe về một cụ vns ở HP nữa là cụ Lê Đại T... Những ai yêu HP, sống lâu quanh hồ Tam Bạc cũng đều biết về một cụ già tóc dài bạc trắng đội mũ phớt + tay chống ba toong + tay kia dìu một e gái trắng muốt chiều nào cũng dạo vòng quanh hồ. Đấy là cô y tá ngoài 20t đã chăm sóc cụ và yêu cũ khi cụ nhập viện tuổi 80. Cụ T. là cây đa cáy đề vns HP.
Anh ở Hải-tần-Phòng-thủ à, anh em UG dưới đấy hay dùng món ống tuýp sắt vát nhọn chứ nhỉ, món hoa-cà-hoa-cải bên Quảng Ninh dùng nhiều hơn :-). Hải Phòng đẹp nhất là dải vườn hoa trung tâm với dãy phố Tam Bạc, đầu óc bọn lờ-đờ như cứt ấy (xin lỗi anh) phá nát mẹ nó cả hai. Dải trung tâm thì chúng nó làm vỉa hè ốp đá vừa trơn vừa cao, bến Tam Bạc thì coi như xong hẳn hết tiệt dãy nhà xam xám loang lổ chỉ có cửa sổ nhìn ra bến sông. Đường Cát Dài, Cát Cụt còn bán sách cũ nữa không anh, ngõ Bánh cuốn ông họa sĩ già Nguyễn Hà còn vẽ tranh không?

Cụ Thanh thì nghệ sĩ rồi, chắc không mấy người biết Cụ đã từng làm thầy giáo dạy trường Bonnal (ai người Hải Phòng sẽ biết) và Nam Cao từng là học trò của cụ khi cụ dạy học ở Nam Định. Dáng cụ cao, quắc thước, râu tóc bạc trắng, lúc nào cũng cầm baton, mặc vest ngay cả mùa hè và đội mũ phớt khi ra đường. Mình phục nhất cụ tự học tiếng Nga, Anh, Đức từ tiếng Pháp, học để đọc được nguyên tác. Ba từ Lê Đại Thanh dạo NVGP gần như là ba tiếng sét, đến mức các con của cụ phải tự BỎ tên đệm Đại đi, ví dụ Lê Đại Chúc thành Lê Chúc ( đạo diễn, NSND rồi thì phải)

Con cái cụ cũng đa số theo nghề văn hóa nghệ thuật, có 3 cô cháu gái tuyệt vời: Lê Vân, Lê Khanh ,Lê Vi. Có người con trai Lê Đại Chúc cũng vẽ tranh, nhưng không thành công lắm. Có một dạo ở chỗ nhà triển lãm (phía sau tượng Lê Chân) có bày mấy bức của anh Chúc vẽ 3 cô cháu gái, mình có mua 1 bức nhưng to quá, vẫn để nguyên cuộn chưa treo.

Chào những bộ hành tuổi thanh xuân xuôi ngược, tôi xuống ga đời gửi lại vé quê hương (Di Chúc)

P/s: Sao anh không biên ít dòng về Bùi Ngọc Tấn nhỉ :-)


tôi thích bài này, và tất nhiên là cả người hát nữa, ở đoàn ca múa Hải Phòng.
 
Sửa lần cuối:
Cát Dài, Cát Cụt bỏ bán sách rồi bác. :) Cháu cũng không rõ năm nào nhưng chắc khoảng 5 năm trtwocs. Cháu đọc bao nhiêu sách thời Liên Xô hồi phổ thông là nhờ mua ở đó. Ông già Khốt-ta-bít, Đức mẹ áo choàng lông, tác phẩm trước năm 1945 của Thế Lữ, Vũ Trọng Phụng...
Mày người Hải Phòng à cháu, trước học Trần Phú đúng không, trình của mày chắc không học Thái Phiên rồi? Tao xém chút nữa làm rể Hải Phòng đấy B-)

Cống Cái mà lại TẮC
Cầu mà lại ĐẤT
Phố Cát mà lại CỤT
Sông mà lại LẤP
Cầu mà lại RÀO

Khách sạn 11 tầng, Saigon cafe, Maxim's cafe, bánh đa cua Da liễu, chợ Cố đạo, quán ốc "Hà" ăn bằng kìm, đền Nghè, chùa Hàng, chợ Hàng, hoa hổng cổ Hải Phòng, cung Việt Tiệp với các nàng mẫu học trò của chị Oanh, anh Sự, những "bom" bia rau cổng nhà máy bia trên đường Lạch Tray đựng trong chai Lavie 1,5 lít, quán cơm Hoa Đại với món canh móng tay, nộm rau-dổi, kem Tam Hoàng, trà cúc vỉa hè Phan Bội Châu, vườn hoa đưa người, những buổi cúng Rằm Tháng Bảy vàng mã đốt ngút trời, bánh nướng bánh dẻo trong đám ăn hỏi (lạ nhất là có bánh gato nữa); gần Tết âm lịch từ tầm ông Công ông Táo dãy phố Trần Hưng Đạo/Trần Phú ken đầy hoa hải đường với đào rừng.... Cả một trời kỷ niệm.

Mày làm tao nhớ Hải Phòng quá thằng bạn trẻ CFA level3 ạ [-(

Về Hải Phòng để ăn canh bánh đa
Nhớ thương Cát Dài đợi chờ Cát Cụt
Về Hải Phòng là để ngồi 1 chút
Vườn hăm hai Trần Hưng Đạo bình minh.
.......
Về Hải Phòng là để nhớ em
Trăm cây số ngàn cây cũng vậy
Nhớ và tin một điều sau đấy
Em hiện ra cười sáng cửa ga

(NTK)
 
Sửa lần cuối:
Không. Cháu học đúng trường Bonnal đó :). Còn cháu học chuyên Trần Phú cấp 2 thôi. Có cô bạn cháu kể CFO của Pxx Food hiện tại thì là Trần Phú cấp 3.
Quyết định sáng suốt, hồi đó cháu thi đỗ cao nhất Hải Phòng vào Chuyên Toán tổng hợp (chắc cũng top cả nước) nhưng vì nhiều lý do mà lại học Ngô Quyền (bố mẹ không muốn đi theo chuyên chọn nữa).
Có đoạn "Riêng những câu thơ còn xanh/Riêng những bãi hát còn xanh/Và đôi mắt em như hai giếng nước. >> Bài này được đưa vào SGK Ngữ văn nâng cao thời cháu (Cháu nhớ loáng thoáng có câu: sỏi đá rơi trong lòng giếng cạn ... nữa, kiểu vậy).
Hải Phòng có khu Hồng Bàng và Lê chân mé điện biên phủ nhiều nhà pháp cổ đẹp. Nhưng thành phố ngày xưa kinh tế kém nên nhiều người bỏ xứ đi, giờ thì lại ổn hơn, do Vin thì ít mà do quyết định vẽ ra khoản phí hạ tầng cảng biển, hạ tầng đường thủy nội địa (mới có) để có nguồn làm hạ tầng.
Cháu đang hy vọng tháng 10 sẽ chính thức thông qua việc HP có khu FTZ đầu tiên của cả nước. Thành phố phát triển hơn.
Nhiều cái bác nhắc như chợ hàng, chùa hàng, đền nghè, cúng rằm tháng 7, hay bom bia lạch tray thì vẫn như cũ. Những cái thay đổi chắc là một lớp "nhà đầu tư" đất nền mới từ Vin và Hoàng Huy sinh ra, ngông nghênh hơn, trọc phú hơn :). Khách hàng của cháu ở công ty ngoài ở Hải phòng thì toàn là người ngoại tỉnh chứ người Hải Phòng gốc mấy đời như cháu thì giờ đi nước ngoài, đi HN, SG cả rồi.
Nhà cháu vẫn chơi đào rừng cả hai chục năm nay bác ạ :) Dân HP vẫn chuộng đào rừng lắm. Với cháu món ngon HP phải nhất là bún bề bề và bún cá cay Tô Hiệu, bánh nướng bánh dẻo phải ra Cầu đất đặt mua. Đến tận bây giờ cháu và em gái ở HN chục năm vẫn không thể thấy phở ngon bằng bánh đa cua quê nhà được.
Hp gọi đào rừng là đào đá bạn ah?
 
Chào 2 bạn,

Đoạn về nhạc sĩ Văn Cao (mình xin phép bôi đỏ) các bạn viết không chính xác lắm. Mình bổ sung một vài ý nhé, nếu bạn nào thấy không-đúng thì góp ý lại, được không?

1- Sau vụ NVGP nhà thơ, nhạc sĩ Văn Cao gần như không sáng tác nhạc nữa, chỉ vẽ tranh, viết văn và làm thơ. Mình viết "gần như" vì năm 1967 nhạc sĩ Văn Cao có sáng tác bài Gửi-má-thân-yêu (tặng bà Nguyễn Thị Định), và chắc hẳn gần như tất cả chúng ta đều biết bài Mùa-xuân-đầu-tiên nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào dịp gần Tết Bính Thìn (1976).


2- Bắt đầu từ tháng 1/1988 các sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao được giới thiệu rộng rãi đến công chúng với gần 60 (sáu mươi) buổi diễn liên tục; dù trước đó đã có 3 đêm nhạc của Văn Cao (năm 1983 ở Hà Nội, tại trụ sở hội liên hiệp VHNT 51 Trần Hưng Đạo; 1986 ở Saigon và 1987 ở Cung văn hóa Việt Xô). Từ đó cho đến khi ông mất (7/1995) cuộc sống không nghèo khó uất ức đâu, đau ốm có tiêu chuẩn nằm trong bệnh viện Việt-Xô, trên bàn nhậu (1993) đã thấy có chai Ông già chống gậy với Chivas Regal rồi :-)

P/s:
Mình thích tranh của ông, bút pháp rất đơn giản, ký VĂN (viết hoa cả 3 chữ). Thơ của ông buồn, buồn mang mác, bạn nào còn nhớ VTV khoảng vài chục năm trước có chương trình "Những bài hát còn xanh" không, tên chương trình lấy ý của bài "Thời gian" viết tháng 2/1987 có đoạn "Riêng những câu thơ còn xanh/Riêng những bãi hát còn xanh/Và đôi mắt em như hai giếng nước.

Nguồn tư liệu : Bích Thuận. (2005). Nhạc sĩ Văn Cao tài năng và nhân cách. NXB Thanh Niên
Nguyễn Thụy Kha. (2011). Văn Cao người đi dọc biển. NXB Phụ Nữ

Góp thêm với anh:
1. Sau NVGP thì các nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị tham gia người thì đi tù, đi cải tạo (có người bị cả hai). Sau khi về lại với cuộc sống thì họ không được tham gia các hội văn hóa, văn nghệ, có người còn có mật vụ kè kè trước cổng, không được người lạ, không được nói chuyện văn hóa, văn nghệ, chính trị... Nói chung là như giảm lỏng và quyền công dân hạn chế. Một hình tượng hay được kể lại trong các hồi ký là Văn Cao ngồi còm cõi trong bóng tối, bên cạnh cây đàn Piano, không làm gì cả chỉ uống rượu suông. Giai đoạn này Văn Cao có viết nhạc, nhưng không nhiều và chủ yếu nhạc không lời, bản nhạc nổi tiếng nhất trong giai đoạn này là Mùa xuân đầu tiên, nhưng nó cũng bị cấm khi mới ra đời, lưu lạc mãi bên trời nga, rồi sau này mới được phổ biến ở VN. Còn vẽ tranh và làm thơ thì chủ yếu để nhạc sĩ giải tỏa thôi chứ tranh cũng không được triển lãm, không bán được, thơ thì không nơi nào in, đăng. Nghề kiếm sống của ông là vẽ minh họa, vẽ bìa sách (chứ không phải là sống bằng vẽ tranh như một họa sĩ). Nên nói những người tham gia NVGP có cuộc sống rất khó khăn, tâm trạng nặng nề, u uất, cô độc do bị kìm kẹp về tư tưởng và cuộc sống bị kiểm soát. Sau này, ông còn bị tra tấn một lần nữa cho đến khi được cởi trói. Đấy là những năm đầu thập kỉ 80, khi nhà nước phát động phong trào sáng tác quốc ca thay thế Tiến quân ca (Vừa search ra là hồi đó toàn các tên tuổi nổi tiếng tham gia như Hoàng Vân, Lưu Hữu Phước, Huy Du, Chu Minh, Đỗ Nhuận, Trọng Tạo...) nhưng chẳng bài nào được hát nữa chứ chưa nói đến làm quốc ca.
2. Đúng là cuối đời thì nhạc Văn Cao được phổ biến lại, ông được tôn trọng hơn và cuộc sống dễ thở hơn. Nhưng hình tượng chai Chivas có thể gây hiểu lầm. Thật ra những người như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Trịnh Công Sơn... thì uống rượu thay cơm, mà thường uống rượu suông nói chuyện, chứ ít khi ăn và rất thích tụ tập anh em bạn bè văn nghệ sĩ, uống rượu, nói chuyện văn thơ nhạc, nói chuyện thế sự. Nên có một chai Chivas trong nhà cũng không có gì lạ. Còn tiền nuôi con, tiền ăn thì vợ lo (nghệ sĩ thường sĩ diện mà). Chưa kể chai rượu có thể là do người hâm mộ tặng (Tôi nghiêng về lý do này, vì sở trường của Văn Cao là rượu nút chuối chứ không phải rượu tây như Nguyễn Tuân, TCS). Tâm trạng uất ức chắc không còn, nhưng chắc vẫn buồn vì một giai đoạn tăm tối đã qua. Nên nói đến cùng nếu so với các nhạc sĩ tài danh khác ở Miền Bắc thì ông khổ hơn nhiều (cả đời sống hàng ngày và đời sống nghệ thuật), chưa nói đến nếu so với Phạm Duy, người bạn cùng thời, tài năng tương đương, tự do tự tại sáng tạo nghệ thuật, ăn chơi chịch gái bét nhè tiền nhuận bút như nước thì một trời một vực. Nhưng Văn Cao vẫn có cái kết đẹp hơn so với những Lê Đạt, Trần Dần, Hữu Đang, Hữu Loan... chết trong khổ cực, mãi sau này mới được (hay bị đây) xin lỗi. Sở dĩ như vậy là do tài năng cũng như thời thế của tác giả: thời kì đỉnh cao trong sáng tác nhạc của ông diễn ra trước thời điểm NVGP, Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng phần lớn đều hay và nổi tiếng, từ những tác phẩm thời kỳ đầu Tân nhạc như Buồn tàn thu, Thiên Thai..., đến các hùng ca và tình ca thời kỳ kháng chiến chống pháp như: Tiến Quân Ca, Trường Ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội... và là một trong số ít tác giả được cả hai miền đều yêu mến: Miền Bắc thì hát Ngày mùa, Làng tôi..., miền Nam hát những bài Tân nhạc Suối Mơ, Trương Chi, khi đổi mới thì những bài này phổ biến trở lại nên tác giả có thêm tiền nhuận bút và được nhiều người biết đến. Hoạt động chủ yếu của Văn Cao khi tham gia NVGP là sáng tác thơ và vẽ minh họa, vẽ tranh (Với tác phẩm nổi tiếng người hai mặt nhưng lại không có mồm) nên có cấm cũng không ảnh hưởng. Còn Trần Dân, Lê Đạt, Phùng Quán thì tác phẩm của họ chủ yếu là thơ, tiểu thuyết trong giai đoạn này nên vẫn bị cấm mãi về sau (mà thơ hay văn thì mãi mãi khó bán).
P/s: Đang ngủ mà nhớ còm này chưa đăng lại phải dậy đăng, =)), G9.
 
Sửa lần cuối:
Vụ NVGP này đánh vào giới văn nghệ sỹ không phục tùng sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với văn hóa , nghệ thuật .
Đứng đầu là Trường Chinh , Tố Hữu đứng ra đấu tố , HCM đứng ngoài ko tham gia nhưng cũng coi như gật đầu rồi , Lê Duẩn mới ở trong Nam ra , đang bận với " Đề cương cách mạng miền Nam " nên vụ này vô can
Mới chỉ đấu tố suông thì chưa hề hấn gì , đến khi Đảng sử dụng công cụ chuyên chính trấn áp là Sáu búa với Conan thì giới văn nghệ sĩ theo NVGP bê xê lết , bị đuổi việc , cách ly , ko có hộ khẩu , ko có tem phiếu lương thực , bị đem ra xét xử , truy tố , tù giam , hoặc giam giữ cải tạo kô cần xét xử
Giới văn nghệ sĩ chia 2 phe , theo đảng như Nguyễn Đình Thi , Xuân Diệu , Lưu Trọng Lư v...v.
Bị trấn áp như Thụy Khê , Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang v.v..
Bị vô hiệu hóa như Trần Đức Thảo , Văn Cao v.v..

Sau vụ này giới văn nghệ sỹ ngoan ngay , ai cứng đầu bị bế đi hết rồi , ở lại tự do ca ngợi Đ là được phát phiếu bé ngoan .
Nguyễn Đình Thi nói " Các nhà văn chúng ta…là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng " . Ngoan thế nên khi chết được đặt tên đường ...

Nói chung CCRĐ và NVGP là 2 vết nhơ ko thể gột rửa được .
 
Sửa lần cuối:
Vụ NVGP này đánh vào giới văn nghệ sỹ không phục tùng sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với văn hóa , nghệ thuật .
Đứng đầu là Trường Chinh , Tố Hữu đứng ra đấu tố , HCM đứng ngoài ko tham gia nhưng cũng coi như gật đầu rồi , Lê Duẩn mới ở trong Nam ra , đang bận với " Đề cương cách mạng miền Nam " nên vụ này vô can
Mới chỉ đấu tố suông thì chưa hề hấn gì , đến khi Đảng sử dụng công cụ chuyên chính trấn áp là Sáu búa với Conan thì giới văn nghệ sĩ theo NVGP bê xê lết , bị đuổi việc , cách ly , ko có hộ khẩu , ko có tem phiếu lương thực , bị đem ra xét xử , truy tố , tù giam , hoặc giam giữ cải tạo kô cần xét xử
Giới văn nghệ sĩ chia 2 phe , theo đảng như Nguyễn Đình Thi , Xuân Diệu , Lưu Trọng Lư v...v.
Bị trấn áp như Thụy Khê , Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang v.v..
Bị vô hiệu hóa như Trần Đức Thảo , Văn Cao v.v..
Nói chung CCRĐ và NVGP là 2 vết nhơ ko thể gột rửa được .
Có thêm Phan Khôi.
 
Không. Cháu học đúng trường Bonnal đó :). Còn cháu học chuyên Trần Phú cấp 2 thôi. Có cô bạn cháu kể CFO của Pxx Food hiện tại thì là Trần Phú cấp 3.
Quyết định sáng suốt, hồi đó cháu thi đỗ cao nhất Hải Phòng vào Chuyên Toán tổng hợp (chắc cũng top cả nước) nhưng vì nhiều lý do mà lại học Ngô Quyền (bố mẹ không muốn đi theo chuyên chọn nữa).
Có đoạn "Riêng những câu thơ còn xanh/Riêng những bãi hát còn xanh/Và đôi mắt em như hai giếng nước. >> Bài này được đưa vào SGK Ngữ văn nâng cao thời cháu (Cháu nhớ loáng thoáng có câu: sỏi đá rơi trong lòng giếng cạn ... nữa, kiểu vậy).
Hải Phòng có khu Hồng Bàng và Lê chân mé điện biên phủ nhiều nhà pháp cổ đẹp. Nhưng thành phố ngày xưa kinh tế kém nên nhiều người bỏ xứ đi, giờ thì lại ổn hơn, do Vin thì ít mà do quyết định vẽ ra khoản phí hạ tầng cảng biển, hạ tầng đường thủy nội địa (mới có) để có nguồn làm hạ tầng.
Cháu đang hy vọng tháng 10 sẽ chính thức thông qua việc HP có khu FTZ đầu tiên của cả nước. Thành phố phát triển hơn.
Nhiều cái bác nhắc như chợ hàng, chùa hàng, đền nghè, cúng rằm tháng 7, hay bom bia lạch tray thì vẫn như cũ. Những cái thay đổi chắc là một lớp "nhà đầu tư" đất nền mới từ Vin và Hoàng Huy sinh ra, ngông nghênh hơn, trọc phú hơn :). Khách hàng của cháu ở công ty ngoài ở Hải phòng thì toàn là người ngoại tỉnh chứ người Hải Phòng gốc mấy đời như cháu thì giờ đi nước ngoài, đi HN, SG cả rồi.
Nhà cháu vẫn chơi đào rừng cả hai chục năm nay bác ạ :) Dân HP vẫn chuộng đào rừng lắm. Với cháu món ngon HP phải nhất là bún bề bề và bún cá cay Tô Hiệu, bánh nướng bánh dẻo phải ra Cầu đất đặt mua. Đến tận bây giờ cháu và em gái ở HN chục năm vẫn không thể thấy phở ngon bằng bánh đa cua quê nhà được.
Trường cấp 3 mày học đẹp nhỉ, tao thích mấy cái trường cấp 3 này lắm: Ngô Quyền (Hải Phòng), Chu Văn An (Hà Nội), Quốc Học/Hai Bà Trưng (Huế), Marie Curie (Saigon), Nguyễn Thị Minh Khai (Saigon), Châu Văn Liêm (Cần Thơ).

Quận Hồng Bàng, tao tạm khoanh khu vực từ cầu Lạc Long, dọc Tam Bạc đến chợ Sắt, đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo giáp với cảng Hải phòng đẹp mà. Tao tiếc nhất cái biệt thự ở góc Hoàng Văn Thụ vs Hồ Xuân Hương ở đằng sau bảo tàng ấy, nó đẹp thế mà bị đập đi để xây lên cái nhà nhìn chả khác đ. gì cái lô cốt, đầu chúng nó toàn Lê với Mác làm sao biết thưởng thức cái đẹp của nhà 2 tầng Pháp nó xây, lờ-đờ lứa ấy óc-chó thế bảo sao chúng nó chả đốt tiền làm nhạc nước hồ Tam Bạc?

Hoàng Huy ỷ thế thương binh 27-7 được ưu đãi thuế ở HP dạo khởi nghiệp chứ ngày trước bé tí ti thôi; sau này thì có người đỡ lưng nên lập nghiệp bằng lô chung cư trên Hà Nội mé Nguyễn Trãi gần vành đai 3. Đến giờ thì chỉ là người đứng tên thôi, chủ thật HH là lờ-đờ của cái siêu ủy ban vốn, hơn hai chục năm trước là giám đốc Tradimexco bé tí bé tẹo mé Ký Con.

Đào đá đẹp mà, nhưng chỉ đẹp lúc để ngoài đường thôi, mang vào nhà (tao thấy người HP đổ bê-tông ở gốc để giữ cho nó khỏi đổ) tao thấy nó hơi khiên cưỡng. Tao thích cây hoa hải đường dưới mày lắm, bao nhiêu lần lọ mọ về tận An Hải vào nhà của tay Lâm trưởng công an huyện mua, mang cả xe tải đất về Hà Nội trồng mà không sống được.

Mày cũng sành mồm gớm, chỉ thích bún-bề-bề :-) ; ta tưởng Hải phòng gọi là tôm-tích chứ nhỉ (hay Quản Ninh gọi thế?). Mày làm tao nhớ cô người yêu cũ lọ mọ mang lên nhà tao mấy cân, hôm đấy không biết vội việc gì nên không nấu ngay, để đến ngày hôm sau bề-bề chả thấy đâu, còn toàn vỏ với nước :-( . Cái giống đấy lạ thật, mua về là phải hấp, rang muối ngay, để qua đêm là óp lại, ra hết nước. Ở Hong Kong họ hấp bề bề chín, sau đấy để vào ngăn Chill tủ lạnh độ dăm tiếng rồi mới bỏ ra ăn, ngon lắm, hôm nào về mày thử bảo bu mày làm xem có khác món rang muối, cháy tỏi... không?

Bánh nướng bánh dẻo Thanh Lịch, Như Ý ở mé Cầu Đất giáp Lạch Tray nhỉ, tao vẫn nhớ nếu đi từ Quán Hoa xuống mấy tiệm ấy nằm bên tay phải, bán quanh năm. Đi quá tí nữa là đến Lê Lợi, chuyên bán xe đạp mini Nhật bãi, quá tí nữa thì ngã tư quán Bà Mau. Tao có dạo yêu một em, em này chỉ thích bánh nướng Hải Phòng, thế nên nhiều lúc kể cũng mất-dạy, alo nhờ bu-người-yêu-cũ mua cho đôi cặp Thanh Lịch gửi lên cho người-yêu-mới :-)

Tao mà xuống Phòng chả bao giờ ăn sáng trong khách sạn, kể cả Hữu Nghị hay Harbour View, cứ ra mẹ nó vỉa hè gọi "cho 2 bát bánh đa đầy-đủ, thêm mấy cái chả lá lốt nữa". Mấy em Hải Phòng nhìn tao ra chiều ngưỡng-mộ phết, chắc đéo nghĩ thằng cha trông bảnh thế kia lùa một lúc hết đôi bát, hôm nào thòm thèm gọi thêm bát thứ ba, hình như có con trợn mẹ nó mắt nhìn tao như nhìn thằng vừa ở Đông Khê ra. Kệ mẹ, ngon mồm, lại rẻ nữa. Nhân tiện, tao thấy bánh mì que quê mày chán bỏ mẹ, bột làm bánh thường ko ngon, pate Hải Phòng thì cũng đâu có gì quá khác biệt đâu. Cà phê màu, chíu-chương, súp... mày thấy tao gần giống người đất Cảng chưa?
 
Sửa lần cuối:
Chào 2 bạn,

Đoạn về nhạc sĩ Văn Cao (mình xin phép bôi đỏ) các bạn viết không chính xác lắm. Mình bổ sung một vài ý nhé, nếu bạn nào thấy không-đúng thì góp ý lại, được không?

1- Sau vụ NVGP nhà thơ, nhạc sĩ Văn Cao gần như không sáng tác nhạc nữa, chỉ vẽ tranh, viết văn và làm thơ. Mình viết "gần như" vì năm 1967 nhạc sĩ Văn Cao có sáng tác bài Gửi-má-thân-yêu (tặng bà Nguyễn Thị Định), và chắc hẳn gần như tất cả chúng ta đều biết bài Mùa-xuân-đầu-tiên nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào dịp gần Tết Bính Thìn (1976).


2- Bắt đầu từ tháng 1/1988 các sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao được giới thiệu rộng rãi đến công chúng với gần 60 (sáu mươi) buổi diễn liên tục; dù trước đó đã có 3 đêm nhạc của Văn Cao (năm 1983 ở Hà Nội, tại trụ sở hội liên hiệp VHNT 51 Trần Hưng Đạo; 1986 ở Saigon và 1987 ở Cung văn hóa Việt Xô). Từ đó cho đến khi ông mất (7/1995) cuộc sống không nghèo khó uất ức đâu, đau ốm có tiêu chuẩn nằm trong bệnh viện Việt-Xô, trên bàn nhậu (1993) đã thấy có chai Ông già chống gậy với Chivas Regal rồi :-)

P/s:
Mình thích tranh của ông, bút pháp rất đơn giản, ký VĂN (viết hoa cả 3 chữ). Thơ của ông buồn, buồn mang mác, bạn nào còn nhớ VTV khoảng vài chục năm trước có chương trình "Những bài hát còn xanh" không, tên chương trình lấy ý của bài "Thời gian" viết tháng 2/1987 có đoạn "Riêng những câu thơ còn xanh/Riêng những bãi hát còn xanh/Và đôi mắt em như hai giếng nước.

Nguồn tư liệu : Bích Thuận. (2005). Nhạc sĩ Văn Cao tài năng và nhân cách. NXB Thanh Niên
Nguyễn Thụy Kha. (2011). Văn Cao người đi dọc biển. NXB Phụ Nữ

Mình nghĩ là ông vẫn bị hạn chế sáng tác rồi đấy, bài Tiến về Hn còn bị đánh(bài này là nhạc đỏ đây thây). Sau ấy ông nói không sáng tác nhạc có lời nữa, chứ một con người tài hoa như Văn Cao gia tài ca khúc chưa nỗi 50 bài thì thiệt thòi cho thính giả thôi. Phạm Duy tầm 1000 bài . Trịnh Công Sơn cũng mấy trăm đấy. Không biết khi nào mới có thêm vài tác phẩm như Thiên Thai với Trương Chi nữa !
 
Thớt chất lượng quá, mở mang được nhiều điều. Không ngở xam vẫn còn nhưng topic chất thế này giữa một đống rác bà Hằng, vắc xin với pbvm.
 
Không. Cháu học đúng trường Bonnal đó :). Còn cháu học chuyên Trần Phú cấp 2 thôi. Có cô bạn cháu kể CFO của Pxx Food hiện tại thì là Trần Phú cấp 3.
Quyết định sáng suốt, hồi đó cháu thi đỗ cao nhất Hải Phòng vào Chuyên Toán tổng hợp (chắc cũng top cả nước) nhưng vì nhiều lý do mà lại học Ngô Quyền (bố mẹ không muốn đi theo chuyên chọn nữa).
Có đoạn "Riêng những câu thơ còn xanh/Riêng những bãi hát còn xanh/Và đôi mắt em như hai giếng nước. >> Bài này được đưa vào SGK Ngữ văn nâng cao thời cháu (Cháu nhớ loáng thoáng có câu: sỏi đá rơi trong lòng giếng cạn ... nữa, kiểu vậy).
Hải Phòng có khu Hồng Bàng và Lê chân mé điện biên phủ nhiều nhà pháp cổ đẹp. Nhưng thành phố ngày xưa kinh tế kém nên nhiều người bỏ xứ đi, giờ thì lại ổn hơn, do Vin thì ít mà do quyết định vẽ ra khoản phí hạ tầng cảng biển, hạ tầng đường thủy nội địa (mới có) để có nguồn làm hạ tầng.
Cháu đang hy vọng tháng 10 sẽ chính thức thông qua việc HP có khu FTZ đầu tiên của cả nước. Thành phố phát triển hơn.
Nhiều cái bác nhắc như chợ hàng, chùa hàng, đền nghè, cúng rằm tháng 7, hay bom bia lạch tray thì vẫn như cũ. Những cái thay đổi chắc là một lớp "nhà đầu tư" đất nền mới từ Vin và Hoàng Huy sinh ra, ngông nghênh hơn, trọc phú hơn :). Khách hàng của cháu ở công ty ngoài ở Hải phòng thì toàn là người ngoại tỉnh chứ người Hải Phòng gốc mấy đời như cháu thì giờ đi nước ngoài, đi HN, SG cả rồi.
Nhà cháu vẫn chơi đào rừng cả hai chục năm nay bác ạ :) Dân HP vẫn chuộng đào rừng lắm. Với cháu món ngon HP phải nhất là bún bề bề và bún cá cay Tô Hiệu, bánh nướng bánh dẻo phải ra Cầu đất đặt mua. Đến tận bây giờ cháu và em gái ở HN chục năm vẫn không thể thấy phở ngon bằng bánh đa cua quê nhà được.
Fen đỗ cao nhất vào chuyên toán Trần Phú thì level cao rồi. Vào TP lúc đấy có khi lại làm học trò của thầy Cường. Mình thi Trần phú lúc đấy toán chuyên được đâu đó 2 điểm, dạt về Bonnal học sau chị Nhàn nổi tiếng mấy khóa.
Bánh thì chỉ mua của Chi Long ở Cầu Đất. Ko biét giờ bà còn bán ko?
 
dĩ nhiên là có đọc chứ
đọc của Chu Lai cũng hay, nhưng những người về sau này cũng k liên quan gì lắm đến NVGP
Sau này ko NVGP nhưng mấy thể loại như Tướng về hưu, Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng,... ko ngời sáng tinh thần k.ách mệnh cũng long đong lắm. Nhớ thời còn đại học cầm đọc cũng bị dè bỉu nhiều.
 
Không bạn ơi.
Hồi đó mình học Trần Phú 2. Rồi khi thi thì mình thi chuyên ĐH KHTN HN cùng tất cả dội cấp 2 chuyên các trường hồi đó và điểm cao nhất trong kì thi ở ĐH KHTN.
Còn ở HP mình thi Bonnal rồi sau đó kiểu bố mẹ không thích con học chuyên nữa,mình cũng chán nên về Bonnal học.
Chị Nhàn thì mình không biết. Thầy Cường thì đúng rồi.
Cơ mà không hối tiếc, sau này đến 28 tuổi, mình đọc một quyển của 1 ông IQ 180 (Jordan Ellenberg), là trưởng khoa của đứa cùng lứa với mình lúc nó đang làm tiến sĩ Toán ở Wisconsin-Madison thì hiểu ra mình không đủ giỏi theo nghề Toán, may mà không theo haha.
Trình mình đủ dùng để đi buôn tiền, làm về high finance (xử lý dòng tiền quy mô lớn thôi), còn quả thật toán học thuần tuý phải IQ trên cả cỡ Jordan Ellenberg (1 trên 8 vạn) mới đủ dùng để nghĩ ra cái gì mới. Còn muốn được ghi danh chắc phải cỡ Terence Tao (1 trên 14-15 tỷ, cả lịch sử loài người hiện đại chỉ được 10-20 người) thì mới nghĩ ra cái gì đột phá được. Quá khó và quá khổ.
Level của fen thì A1 hay A2 , mình thì ngồi nhầm chỗ ở lớp thầy Soát.
Nhìn chung ngẫm lại nhiều khi cũng thấy câu: nghề chọn mình chứ mình ko chọn nghề cũng có điểm đúng. Trong lớp ông anh mình thì ông ấy chưa bao giờ ở top 5 nhưng cuối cùng lại là người duy nhất làm PhD ở Mỹ về toán, (nhưng ra đi làm AI :D ) .Mình chưa bao giờ thích toán thì lại học lớp chọn toán và ra đi làm nghề liên ko liên quan gì đến toán.
Về chị Nhàn:
 
Sau này ko NVGP nhưng mấy thể loại như Tướng về hưu, Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng,... ko ngời sáng tinh thần k.ách mệnh cũng long đong lắm. Nhớ thời còn đại học cầm đọc cũng bị dè bỉu nhiều.
Nỗi buồn chiến tranh trước bị cấm phát hành,sau lại được giải thưởng. Công nhận đọc hay mà hơi ám ảnh chút
 

Có thể bạn quan tâm

Top