Rặn mãi mới ra
Chịu khó la liếm

Phần 2 - Kênh Linh Cừ
Tiếp nối phần 1 viết về Kênh Trịnh Quốc (Kênh phục vụ nông nghiệp) hôm nay tao mạn phép lên phần 2 về Kênh Linh Cừ - kênh để phục vụ quân sự.
- Năm thứ 28 của Tần Thuỷ Hoàng ông cử Đồ Thư dẫn 50 vạn quân đánh chiếm phía nam mục tiêu ban đầu là Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến ngày nay. (Sau khi quân Tần chiếm được vùng này sai Triệu Đà tiếp quản, Triệu Đà dẫn quân xâm chiếm Âu Lạc, dùng mỹ nam kế cướp cây nỏ thần của An Dương Vương
, đẻ ra truyền thuyết Trọng Thuỷ - Mỹ Châu)
- Quân Tần về thực lực, thực chiến và quân số dĩ nhiên áp đảo, nhưng với địa hình núi non hiểm trở, dễ thủ khó công, cộng với quảng đường dài ko kịp tiếp tế hậu cần khiến quân Tần rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi bún. Quân Bách Việt chơi hệ du kích, vườn không nhà trống, ngày thì trốn trong núi, đêm chạy ra đốt lều trại quân lương.
Tần Thuỷ Hoàng muốn nhanh chóng thống nhất vùng Lĩnh Nam, sai Sử Lộc đào kênh mở đường vận chuyển quân lương, sau này đặt lên là Linh Cừ.
- Kênh Linh Cừ hoàn thành trong vòng 4 năm chiều dài hơn 32km, nối dòng chảy sông Tương và sông Ly. Hai con sông này có dòng chảy ngược nhau, cách nhau 1 dãy núi đá vôi dài không quá 5km. Nhưng ko chỉ đơn giản nối thẳng 2 con sông này lại với nhau. Giữa các dãy đá vôi có một ngọn đèo, qua đó có thể đào kênh.
- Do 2 con sông có dòng chảy xiết cần phải tiết chế dòng chảy. Bên phía Sông Tương đào một con kênh dọc theo dài 2,4 km, với độ dốc thấp hơn độ dốc sông Tương, đồng thời đặt một vật cản hình con mẹ gì đó tao ko thể tưởng tượng ra (mời xem ảnh) để chia cách dòng chảy và phân tán lưu lượng. Bên phía sông Ly tiến hành đào vét, thông dòng 22km. Cuối cùng đào 1 con kênh dài 5km theo ngọn đèo qua dãy núi đá vôi mới nối liền được 2 con sông. Tương truyền đá ở dãy núi đá vôi này rất cứng, không thể phá vỡ bằng dụng cụ thô sơ thời ấy, Sở Lộc cho người đốt đá thật nóng rồi tưới nước vào để đá nứt ra.

Bên trái là Sông Ly, bên phải Sông Tương
- Kênh xây xong, nhưng việc chuyển vận quân lương vẫn còn rất cực nhọc, Sở Lộc nghĩ ra cách đắp đá, ngăn chặn nước sông Tương cho chảy ngược lên đến 60 dặm, lại đặt 36 cửa sông. Thuyền vào ngăn nào thì đóng cửa sông ngăn ấy lại. Nước chảy dần vào, nâng thuyền lên cao. Mở cửa kế tiếp, thuyền lại sang ngăn kế. Cứ thế kế tiếp, đưa thuyền lên ghềnh xuống thác. Đã tiện cho thuyền bè thông thương, lại lợi cho công việc đồng áng. Lộc gọi cách này là Linh Cừ (ngòi thiêng).
(Phần này có tài liệu mô tả kỹ hơn nhưng tao ko hình dung ra được: một "cổng dốc", tức là âu tàu, được thiết lập cách nhau một khoảng. Hai bên bờ kênh, một bệ hình vòng cung hình bán nguyệt được xây bằng những phiến đá khổng lồ. Cánh cửa, chỉ cho phép một thuyền ra vào, có thể dùng lưới sắt chặn lại, thuận tiện cho việc đóng mở tạm thời)





Tiếp nối phần 1 viết về Kênh Trịnh Quốc (Kênh phục vụ nông nghiệp) hôm nay tao mạn phép lên phần 2 về Kênh Linh Cừ - kênh để phục vụ quân sự.
https://xamvn.chat/r/nhung-cong-trinh-vi-dai-duoi-thoi-tan-thuy-hoang.561338/
- Sau khi thu phục 6 nước, lên ngôi Hoàng Đế, Tần Thuỷ Hoàng đưa dã tâm mở rộng đất nước xuống phía Nam (gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, miền bắc Việt Nam ngày nay). Lúc này phía nam là nơi sinh sống của bộ tộc Bách Việt - Baiyue.- Năm thứ 28 của Tần Thuỷ Hoàng ông cử Đồ Thư dẫn 50 vạn quân đánh chiếm phía nam mục tiêu ban đầu là Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến ngày nay. (Sau khi quân Tần chiếm được vùng này sai Triệu Đà tiếp quản, Triệu Đà dẫn quân xâm chiếm Âu Lạc, dùng mỹ nam kế cướp cây nỏ thần của An Dương Vương

- Quân Tần về thực lực, thực chiến và quân số dĩ nhiên áp đảo, nhưng với địa hình núi non hiểm trở, dễ thủ khó công, cộng với quảng đường dài ko kịp tiếp tế hậu cần khiến quân Tần rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi bún. Quân Bách Việt chơi hệ du kích, vườn không nhà trống, ngày thì trốn trong núi, đêm chạy ra đốt lều trại quân lương.
Tần Thuỷ Hoàng muốn nhanh chóng thống nhất vùng Lĩnh Nam, sai Sử Lộc đào kênh mở đường vận chuyển quân lương, sau này đặt lên là Linh Cừ.
- Kênh Linh Cừ hoàn thành trong vòng 4 năm chiều dài hơn 32km, nối dòng chảy sông Tương và sông Ly. Hai con sông này có dòng chảy ngược nhau, cách nhau 1 dãy núi đá vôi dài không quá 5km. Nhưng ko chỉ đơn giản nối thẳng 2 con sông này lại với nhau. Giữa các dãy đá vôi có một ngọn đèo, qua đó có thể đào kênh.
- Do 2 con sông có dòng chảy xiết cần phải tiết chế dòng chảy. Bên phía Sông Tương đào một con kênh dọc theo dài 2,4 km, với độ dốc thấp hơn độ dốc sông Tương, đồng thời đặt một vật cản hình con mẹ gì đó tao ko thể tưởng tượng ra (mời xem ảnh) để chia cách dòng chảy và phân tán lưu lượng. Bên phía sông Ly tiến hành đào vét, thông dòng 22km. Cuối cùng đào 1 con kênh dài 5km theo ngọn đèo qua dãy núi đá vôi mới nối liền được 2 con sông. Tương truyền đá ở dãy núi đá vôi này rất cứng, không thể phá vỡ bằng dụng cụ thô sơ thời ấy, Sở Lộc cho người đốt đá thật nóng rồi tưới nước vào để đá nứt ra.

Bên trái là Sông Ly, bên phải Sông Tương
- Kênh xây xong, nhưng việc chuyển vận quân lương vẫn còn rất cực nhọc, Sở Lộc nghĩ ra cách đắp đá, ngăn chặn nước sông Tương cho chảy ngược lên đến 60 dặm, lại đặt 36 cửa sông. Thuyền vào ngăn nào thì đóng cửa sông ngăn ấy lại. Nước chảy dần vào, nâng thuyền lên cao. Mở cửa kế tiếp, thuyền lại sang ngăn kế. Cứ thế kế tiếp, đưa thuyền lên ghềnh xuống thác. Đã tiện cho thuyền bè thông thương, lại lợi cho công việc đồng áng. Lộc gọi cách này là Linh Cừ (ngòi thiêng).
(Phần này có tài liệu mô tả kỹ hơn nhưng tao ko hình dung ra được: một "cổng dốc", tức là âu tàu, được thiết lập cách nhau một khoảng. Hai bên bờ kênh, một bệ hình vòng cung hình bán nguyệt được xây bằng những phiến đá khổng lồ. Cánh cửa, chỉ cho phép một thuyền ra vào, có thể dùng lưới sắt chặn lại, thuận tiện cho việc đóng mở tạm thời)




