- Vay tín chấp tiêu dùng cá nhân là gì?
Là hình thức cho vay không cần tài sản bảo đảm, dựa hoàn toàn vào uy tín cá nhân và năng lực trả nợ để làm hồ sơ vay.
Mục đích của các khoản vay này là chi tiêu, mua sắm, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân khách hàng.
Ưu điểm: Hồ sơ chứng từ đơn giản, không thế chấp tài sản, thủ tục nhanh gọn, giải ngân nhanh, khoản vay linh hoạt,...
Nhược điểm: Lãi suất cao hơn so với vay thế chấp tài sản, hạn mức vay thấp
- Những lưu ý khi làm hồ sơ vay:
- Tìm hiểu lãi suất vô cùng quan trọng: So với hình thức vay thế chấp có tài sản đảm bảo thì vay tín chấp áp dụng mức lãi suất khá cao. Điều này là do vay tín chấp thường có rủi ro cao hơn. Mỗi ngân hàng, công ty tài chính (CTTC) sẽ có cách tính lãi suất khác nhau nhưng đều phải nằm trong mức cho phép của ngân hàng nhà nước (NHNN). Thường thì lãi suất sẽ giao động từ 16-38%/năm. Có nhiều CTTC lãi suất có thể lên tới 55%/năm tùy vào từng điều kiện vay và hình thức vay.
- Đừng vội ký hợp đồng vay nếu chưa đọc kĩ hợp đồng: Hợp đồng vay vô cùng quan trọng, vì vậy bạn phải dành thời gian đọc các điều khoản trong hợp đồng. Các phần thỏa thuận về phí phát sinh như: Mức phạt trả nợ chậm và trễ hạn, phí thanh toán trước hạn, phí bảo hiểm khoản vay,... Bạn nên chủ động tìm hiểu để có thể nắm rõ hợp đồng và tính toán cho hợp lí.
- Chọn thật kĩ ngân hàng hoặc CTTC để vay: Có rất nhiều ngân hàng và CTTC có hỗ trợ vay tín chấp tiêu dùng nên bạn cần cân nhắc lựa chọn kĩ trước khi làm hồ sơ. Một số ngân hàng và CTTC có hỗ trợ như: Worribank, Citibank, Shinhanbank, Standard Chartered, Shinhan Finance, SHB Finance, Mcredit, FE Credit, TP Bank, TP Fico, Homecredit, HDBank, Mirae Asset,...
- Không nên vay quá nhiều vượt khả năng chi trả: Tuy không có quy định nào không cho phép bạn vay tín chấp ở nhiều nơi cùng lúc. Vì các tổ chức chỉ cho bạn vay khi đã kiểm định được khả năng trả nợ và điều kiện hồ sơ của bạn. Nhưng nếu bạn vay ở nhiều nơi và không thể kiểm soát khả năng trả nợ của bản thân thì sẽ bị ảnh hưởng tới lịch sử tín dụng (CIC) của bạn, dễ dẫn tới việc có nợ chú ý, có nợ xấu...
- Cân nhắc khả năng trả nợ khi làm hồ sơ: Bạn nên tự đánh giá khả năng trả nợ của bản thân, như so sánh thu nhập hàng tháng của bản thân và các khoản nợ phải chi trả hàng tháng. Nếu bạn cần vay số tiền lớn nhưng thu nhập ở mức trung bình thì nên kéo dài thời gian vay để số tiền đóng lãi hàng tháng nằm ở mức có thể chi trả, tránh những yếu tố khách quan có thể làm mất khả năng chi trả của bạn.
- Chuẩn bị hồ sơ kĩ càng: Hồ sơ vay của bạn là bộ mặt và tiếng nói để ngân hàng xét duyệt. Nếu chỉ vì thiếu một vài thông tin nhỏ hoặc quên mất những điều kiện quan trọng thì hồ sơ vay của bạn sẽ phải làm lại mất thời gian, hoặc có thể sẽ bị đánh rớt hồ sơ. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật đầy đủ và chính xác những thủ tục theo điều kiện của quy định ngân hàng để hồ sơ của bạn có thể xét duyệt nhanh nhất.
- Nên làm việc với những nhân viên hỗ trợ hồ sơ có uy tín: Hiện tại trên thị trường tài chính có rất nhiều trường hợp giả mạo nhân viên ngân hàng để lừa đảo khách hàng làm hồ sơ vay. Phổ biến thì các đối tượng sẽ bắt khách hàng đóng phí giải ngân, phí hồ sơ hoặc 1 số loại phí khác được các đối tượng lừa đảo đưa ra để bắt buộc khách hàng phải đóng khi làm hồ sơ. Lợi dụng điểm yếu thích lãi suất thấp, hồ sơ nhanh gọn hoặc cam kết "có hỗ trợ nợ xấu" để đi lừa đảo. Bạn cũng nên cân nhắc thật kĩ và check uy tín nếu cảm thấy nhân viên có những dấu hiệu yêu cầu phí khi làm hồ sơ.