Những nhượng bộ mà Việt Nam có thể đưa ra trong đàm phán thương mại với Mỹ

Don Jong Un

Lỗ đýt gợi cảm
Vatican-City

Chính phủ có thể đề xuất các hành động như tăng mua hàng Mỹ, bỏ thuế quan với hàng Mỹ, siết chặt chuyển tải hàng Trung Quốc…​

Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng trong nỗ lực đối phó với chính sách thương mại diều hâu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Với khả năng bị thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình áp thuế quan 46%, mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam gặp rủi ro lớn.
Cảng Hải Phòng. Ảnh: Linh Pham/Bloomberg.

Cảng Hải Phòng. Ảnh: Linh Pham/Bloomberg.
Chính phủ đã đưa ra một số nhượng bộ để đàm phán giảm thuế quan, và cũng có thể cân nhắc đưa ra một số nhượng bộ khác.

  1. Loại bỏ thuế quan với hàng nhập khẩu Mỹ
Tháng trước, Tổng bí thư Tô Lâm đã đề nghị với ông Trump đưa toàn bộ thuế quan của Việt Nam với hàng hóa Mỹ về 0 nếu Mỹ làm điều tương tự. Ngay từ trước khi ông Trump công bố thuế quan đối ứng, Chính phủ đã đi trước với các động thái giảm thuế quan đối với những mặt hàng mà Mỹ xuất khẩu gồm khí đốt tự nhiên hỏa lỏng (LNG) từ 5% xuống 2%, ô tô từ 45-64% xuống 32% và ethanol từ 10% xuống 5%.

Đây là một nhượng bộ mà Chính phủ có thể thực hiện ngay lập tức, và bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với Mỹ nhiều khả năng sẽ phải bao gồm việc giảm thuế quan, ít nhất là với một số mặt hàng nhất định. Tuy nhiên, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đã bác bỏ đề nghị loại bỏ thuế quan song phương của ông Lâm, lập luận rằng các rào cản phi thuế quan như chuyển tải hàng Trung Quốc mới là lý do chính khiến Mỹ có thâm hụt thương mại 123,5 tỷ USD với Việt Nam.

Thực tế, thuế quan của Việt Nam với hàng Mỹ trung bình là 9,4%, một mức tương đối thấp, nên việc đưa thuế quan về 0 sẽ khó có thể thu hẹp đáng kể mức độ mất cân bằng thương mại – một trong những ưu tiên cao nhất của chính quyền Trump.

  1. Tăng mua hàng Mỹ
Chính phủ đã cam kết Việt Nam sẽ mua thêm hàng Mỹ, bao gồm máy bay, nông sản và thiết bị quân sự, nhằm giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh vừa đạt được, một hãng hàng không của Anh đã cam kết mua 10 tỷ USD máy bay Boeing.

Tuy nhiên, với thặng dư thương mại hơn 100 tỷ USD mỗi năm và dự trữ ngoại khổi khoảng 80 tỷ USD, việc mua hàng Mỹ để thu hẹp thặng dư thương mại ở mức đáng kể là không khả thi. Dù vậy, điều này có thể thể hiện thiện chí đàm phán của Việt Nam.

  1. Siết chặt chuyển tải hàng Trung Quốc
Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường chống gian lận xuất xứ – tín hiệu siết chặt kiểm soát hoạt động chuyển tải hàng từ Trung Quốc đến Mỹ.

Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Trong những năm qua, xuất siêu từ Việt Nam đến Mỹ và nhập siêu từ Trung Quốc đến Việt Nam luôn theo sát nhau.

Điều này không có nghĩa là phần lớn giá trị hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đến từ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu tại Viện Lowy đánh giá tỷ lệ này là 28% trong năm 2022, đã tăng đáng kể từ con số 9% năm 2018.

Nhượng bộ này có thể làm Bắc Kinh phật ý. Chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo các nước không được làm tổn hại đến lợi ích của họ trong các thỏa thuận với Mỹ.

  1. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Mỹ đầu tư
Hồi tháng 3, Chính phủ đã cho phép dịch vụ internet vệ tinh Starlink của Elon Musk vận hành thí điểm đến năm 2030, cung cấp cho tối đa 600.000 khách hàng.

Nhiều tập đoàn lớn của Mỹ như Nike và Apple đã đầu tư vào Việt Nam như một địa điểm sản xuất. Chính phủ có thể nới lỏng thêm quy định, đẩy nhanh phê duyệt và cung cấp các ưu đãi đầu tư để thu hút thêm các doanh nghiệp Mỹ. Một số quy định hiện nay như giới hạn sở hữu nước ngoài hay bắt buộc đặt dữ liệu trong nước có thể cản trở đầu tư.

Tạo điều kiện đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là những đồng minh của ông Trump như ông Musk, có thể giúp cải thiện vị thế của Việt Nam trên bàn đàm phán, dù không trực tiếp giải quyết vấn đề thặng dư thương mại.

  1. Giải quyết các vấn đề phi thuế quan
Chính quyền Trump đã nhiều lần đề cập đến các rào cản thương mại phi thuế quan từ các đối tác thương mại như trợ cấp xuất khẩu, thao túng tiền tệ và các rào cản quy định không công bằng. Nhưng việc giải quyết các vấn đề này phức tạp và có thể nhạy cảm về mặt chính trị, rất khó thực hiện được trong 90 ngày.

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh gần đây cũng không nhắc đến vấn đề phi thuế quan nào.

  1. Tăng cường hợp tác chiến lược và an ninh
Việt Nam có thể nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược với Mỹ như một đối trọng với Trung Quốc ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, đặc biệt ở Biển Đông. Năm 2023, hai nước đã nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện – cấp quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam. Chính phủ có thể đề nghị tăng hợp tác quốc phòng, chẳng hạn như mua thiết bị quân sự của Mỹ và hỗ trợ các sáng kiến an ninh khu vực của Mỹ.

Tuy nhiên, chính sách đối ngoại không liên kết của Việt Nam sẽ hạn chế khả năng hợp tác an ninh với Mỹ. Cũng chưa có tín hiệu nào cho thấy chính quyền Trump cân nhắc đến hợp tác an ninh trong đàm phán thương mại
 

Có thể bạn quan tâm

Top