Tao mỗi sang nhà tham vợ và nói chuyện hai bác , nói chuyện kinh phật làm tao khó nói chuyện do không am hiểu phật pháp lắm có cách nào k mầy, cách mầy nói kinh phật dạy vợ nhõng nhéo , tao dạy bảo từ từ sẽ được , nó 24 tuổi đầu màu tính tình không khác gì con nít , ưa nịnh , tao chiều cũng mệt
Phật dạy nè mày về đọc cho nó nghe khỏi cãi. Phật tử có 2 dạng 1 dạng rất hiển lành dễ thương còn đối lập là rất cực đoan như hồi giáo
NGƯỜI VỢ
Khuyên bảo phụ nữ về vai trò của họ trong đời sống lứa đôi, đức Phật cho biết sự thật là an lạc và hòa thuận trong gia đình phần lớn là ở nơi người phụ nữ. Lời khuyên của Ngài rất thực tế và khả thi, khi Ngài giải thích một số các điểm đặc biệt mà người phụ nữ nên làm hay không nên làm. Vào nhiều dịp đức Phật khuyên rằng một người vợ nên:
– Không nuôi dưỡng tư tưởng tội lỗi đối với người chồng.
– Không độc ác, thô bạo hay lấn áp.
– Không hoang phí, phải cần kiệm và sống trong khả năng kinh tế của mình.
– Giữ gìn tài sản và tiết kiệm tiền bạc do người chồng nhọc nhằn kiếm được.
– Luôn luôn có ý tứ và đoan trang.
– Chung thủy và không có tư tưởng ngoại tình.
– Thận trọng trong lời nói và lễ độ trong hành động.
– Tử tế, cần cù và siêng năng.
– Quan tâm và thương chồng.
– Phải nhũn nhặn và tỏ vẻ tôn kính.
– Ðiềm tĩnh, dịu dàng và hiểu biết.
– Không những phục vụ chồng như một người vợ mà là một người bạn, một người cố vấn lúc cần thiết.

Theo lời Phật dạy, trong hôn nhân, người chồng mong ước người vợ có những đức tính sau:
Tình yêu: Một tình yêu sâu sắc, chân thành, chung thủy là tỏ bày cảm xúc tự nhiên về mong ước và tự làm bổn phận mà người chồng mong mỏi nơi người vợ. Thực vậy, đó là cơ sở của mối quan hệ qua lại mật thiết lâu dài và là những phương tiện sanh con đẻ cái mà vợ chồng thương yêu, trìu mến chúng khi còn sống. Nơi đây tình yêu không chỉ giới hạn vào sự gắn bó do luyến chấp (prema) mà đó là đức tính mong muốn hạnh phúc cho người chồng.
Ân Cần: Bao giờ cũng chăm chú, lưu tâm, chuyên cần cũng như quan tâm không ngăn ngại tới nhu cầu của người chồng.
Bổn phận trong gia đình: Ngoài bổn phận chu toàn nhiệm vụ và trách nhiệm trong gia đình, người vợ cũng phải trân trọng gia đình thân quyến bên chồng, coi gia đình bên chồng cũng như gia đình của chính cha mẹ mình.
Chung thủy: Trung thành và quyết tâm kết hợp với sự trong trắng của người vợ. Điều nay cũng bao hàm lòng tin cẩn và người vợ luôn luôn tận tâm với người chồng.
Săn sóc con cái: Tình mẫu tử là nền móng của tất cả tình yêu trên thế giới. Là một người mẹ tận tâm, người vợ do bản năng làm mẹ, không nề nguy hiểm để bảo vệ đứa con duy nhất của mình.
Cần Kiệm: Được giao trọng trách quản lý gia đình, người vợ phải xem việc tiêu pha trong gia đình để bảo vệ ngân quỹ gia đình do người chồng kiếm được. Để làm tròn nhiệm vụ này, người vợ phải tiết kiệm chi tiêu và thực hành cần kiệm, thậm chí đến mức tần tiện.
Chuẩn bị bữa ăn: Là người chủ trong gia đình, bổn phận người vợ là phải sửa soạn thức ăn bổ dưỡng cho gia đình. Bữa cơm hàng ngày trong gia đình rất quan trọng vì nó phát triển thiện chí và tình đoàn kết.
Làm cho người chồng bình tĩnh khi nóng giận: Khi người chồng trở về gia đình trong tình trạng bị khích động, người vợ phải biết tỏ ra dịu dàng để đem an lạc, an ủi cho người chồng. Điều này sẽ làm dịu tình thế.
Ngọt ngào trong mọi thứ: Ngoài việc chứng tỏ cảm nghĩ thân ái, dịu dàng của mình, người vợ nên có một tính tình duyên dáng, lúc nào cũng vui tươi, hớn hở và dễ thương.