Hãy nhìn tổng thể và tích hơn đi. Đất nước này đến năm 95 mới chính thức hoà bình và được phép mở cửa làm ăn với thế giới. Mới gần 30 năm qua mà ko thấy cuộc sống thay đổi thế nào à?
Thời ông bà, bố mẹ tuy là 2 thế hệ nhưng cuộc sổng tổng quan chả có gì thay đồi vì bối cảnh khó khăn chung. Nhưng từ 9x sau này rồi đến lứa 2000, kinh tê xã hội thay đổi từng năm. Nhịp sống thay đổi quá nhanh, thành tựu thế giới update ngay tại VN làm cho người ta quên mất rằng đất nước cũng mới dứt tiếng súng chưa được bao lâu.
Nói thì hơi lý luận 1 chút, nhưng phải hiểu nước ta là 1 nước đang phát triển. Thực tế thì đảng nhà nước muốn duy trì trạng thái nước nghèo thêm 1 thời gian nữa để vay vốn ưu đãi của thế giơi được nhiều hơn nhưng trc sưc ép của quốc tế, VN đã phải chuyển sang trạng thái nước đang phát triển. Mà đang phát triển nghĩa là mọi thứ chưa ổn định trong tất cả các mặt của xã hội (kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục ...) Nó sẽ luôn luôn bất cập với xã hội của những nước phát triển vì mọi thứ đã được định hình rồi. Thế nên nếu ko hiểu bản chất mà cứ so sánh hay nhìn nước này nước nọ thì chúng ta sẽ luôn thấy thất bại.
Thời buổi nhá nhem này chính là giai đoạn tốt nhất để kiếm tiền và tích luỹ tài sản. Nước ngoài nó đầu tư vào mình cũng chỉ vì vậy thôi, trốn thuế dễ, lao động rẻ, có vụ việc gì thì chạy chọt được (nhưng bề ngoài chúng nó luôn ra vẻ rao giảng đạo đức). Nhà nước cũng biết mấy chuyện này cả thôi, nhưng phải chấp nhận cho n đầu tư để còn thu được thuế phát triển xã hội, dân thì có việc có lương. Chính sách đầu tư thông thoáng, cở mở là vậy đó. Cái gì cũng cứ đúng luật, đúng thuế mà làm thì doanh nghiệp với dân cũng móm. Ví dụ rõ nhất là vi phạm giao thông hằng ngày.
Quy luật xã hội tây - ta từ xưa đến giờ chả có chế độ nào tồn tại được mãi đâu. Nhưng xã hội đang ở giai đoạn nào thì mình phải biết thích nghi với nó, đấy mới là sáng suốt. Bao giờ nhân dân nước ta biết đi đái đúng nơi và vứt rác đúng chỗ là đất nước mình giàu đẹp ngay