Nỗi oan ức của Thắng "doa" - ông chủ Oasis hotel Láng Hạ - người có 1000 cây vàng thời bao cấp ở HN

traitrethichmaybay

Gió lạnh đầu buồi
Truyện đọc hay vcl, cho thấy sự ưu việt của chế độ cùng-nhau-xuống-hố là như nào. Cái Oasis Láng Hạ hồi trc rất nổi tiếng mà bây h đóng cửa mẹ rồi

Tác giả: Trương Hữu Thắng

Điểm đầu tiên mà tôi “kinh doanh” là một gốc cây gần Cống Ngọc Hồi. Ngồi từ sáng tới trưa dưới một tán cây không đủ sức làm dịu đi cái nắng mùa hè mới có một ông khách dắt xe tới. Bao nhiêu mong mỏi dồn cả vào một mình ông lão. Như chưa đủ gửi gắm vận may vào một lỗ thủng duy nhất trên chiếc săm xe vốn đã mòn mục của ông cụ, tôi đã bí mật… chọc thủng thêm một lỗ nữa.

LTS:
Cuối năm 1988, thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân đầu tiên – Doanh nghiệp tư nhân Toàn Thắng. Theo Nghị định 27 và 28 của Bộ Chính trị (khóa VI), ngoài văn bản công nhận Việt Nam có 5 thành phần kinh tế với thứ tự cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân, chưa có văn bản hướng dẫn pháp quy nào khác, cũng không có chính sách gì đãi đằng cho cái thành phần mới bị dẹp bỏ ở phía Nam cách đó hơn chục năm (1978).

Tên đầy đủ của ông chủ doanh nghiệp này là Trương Hữu Thắng, nhưng trong suốt mấy chục năm chìm nổi cùng sự nghiệp kinh doanh, tên ông gắn liền với biệt danh “Thắng doa” – một cái tên lừng lẫy trong giới sản xuất và thương mại ở thủ đô, theo cả hướng tích cực và tiêu cực, nổi tiếng và “tai tiếng”. Ông là người một mình “dám” xây một căn nhà 2 tầng, rộng 100m2 sàn tại 27 Tống Duy Tân. Khi nhà vừa đổ xong mái tầng 2 cũng là lúc ông được ‘mời’ về ở nhà tù Hỏa Lò một tháng ba ngày. Thời gian không phải quá dài nhưng đủ để ông lấy thêm tấm ‘bằng’ của đường lối kinh tế thời bấy giờ! Ông thường bảo, trong cái rủi cũng có cái may, nhờ có trường đời đó mà ông đã tồn tại và phát triển được đến ngày hôm nay(!)

Theo một cách nào đó, Thắng “doa” chính là một chứng nhân lịch sử gắn liền với thời kỳ đổi mới của đất nước. Sự thăng trầm của cuộc đời ông gắn liền với những đổi thay, xu thế và biến cố của nền kinh tế – xã hội ở miền Bắc, trải dài suốt những năm chiến tranh, bao cấp và đổi mới.

Đến nay, ông Trương Hữu Thắng đã trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh từ công nhân đến tổ trưởng hợp tác xã, từ chủ nhiệm hợp tác xã đến giám đốc xí nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay ông là Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư cổ phần khách sạn Oasis.

Chúng tôi coi đây là một gương mặt doanh nhân khá điển hình của thời kỳ Đổi mới, đã trải nghiệm nhiều giai đoạn phát triển xã hội. Để tôn trọng tính khách quan của thông tin ,Tuần Việt Nam xin giới thiệu hồi ký – là những lời tự sự khá thẳng của chính ông Thắng – như một cách nhìn đa chiều về lịch sử.


Kỳ 1 – Tiền bạc và nước mắt
Quê tôi ở làng Xuân Trạch, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh. Cái khắc nghiệt của cuộc sống trong chiến tranh đã rèn giũa cho tôi ý thức vươn lên không ngừng trong cuộc sống. Nếu như bom đạn đã không huỷ hoại được mình thì đừng bao giờ để những khó khăn trong cuộc sống làm mình chùn bước. Tôi vẫn luôn ghi nhớ điều đó.

Năm 1946 bố tôi đi bộ đội kháng chiến chống Pháp. Mẹ và tôi theo ông tản cư lên vùng tự do. Phải nói rằng tản cư khỏi làng quê khi ấy là một điều gì đó thật đáng sợ. Bao kỷ niệm tuổi thơ, bao tâm huyết của mẹ cha đổ ra mong đợi đến mùa thu hoạch cuối cùng phải bỏ lại. Đó là còn chưa kể những vất vả, nguy hiểm trên con đường tản cư…

Tôi đã tận mắt chứng kiến hai cảnh bắn giết: Lần đầu tiên là cảnh giặc ngoại xâm khui hầm và bắn chết một người du kích Việt Minh ở làng tôi và lần thứ hai là năm 1957 – năm của cuộc cải cách ruộng đất. Tôi lại chứng kiến lòng căm phẫn của những người nông dân lập toà án bắn tên địa chủ cường hào, gian ác (nhà có 2 mẫu ruộng) ở tỉnh Thái Nguyên.

Trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc, bố tôi đi chiến dịch Điện Biên có gửi tôi cho một người bạn trông nom kèm theo một lọ muối sườn (thực phẩm đựng trong cái lọ thuỷ tinh đó gồm 1 cân sườn và 2 cân muối) và nói rằng đó là thức ăn tươi của tôi trong 3 tháng ông đi chiến dịch!

Năm 1952, khi lên Việt Bắc, tôi bắt đầu đi học ở Chợ Chu – Bắc Kạn rồi về Đồng Hỷ – Thái Nguyên. Lớp học chỉ là những căn phòng vách nứa tạm bợ, những ngọn đèn dầu leo lét. Một lớp học chỉ giúp cho con người ta thời ấy biết đọc, biết viết, biết tính toán những phép tính giản đơn.

Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tôi được bố đưa về Hà Nội sinh sống. Với tôi Hà Nội lúc đó vừa lạ lẫm, vừa thân quen. Kỷ niệm không bao giờ quên là suất cơm đĩa với sốt cà chua. Một món ăn với bây giờ là giản dị thậm chí đạm bạc, thế nhưng với tôi, đó là suất cơm ngon nhất trong cuộc đời mà sau này khi đã thành công tôi không thể tìm lại được vị ngon của nó trong bất kỳ một sơn hào hải vị nào. Cái hương vị của món ăn ấy mãi còn đọng lại trong tiềm thức. Cuộc sống khó khăn không chỉ của riêng tôi mà của cả đất nước lúc bấy giờ biến những món ăn đạm bạc nhất thành những món ăn ngon nhất, khó quên nhất trong cuộc đời.

Hai ‘tiền án’ và ngã rẽ cuộc đời

Cho đến nay, kỉ niệm khó quên nhất trong lòng tôi là hai ‘trọng tội’: trèo me, trèo sấu và “ăn trộm hai bộ quần áo của thằng bạn thân” tạo nên những ngã rẽ cuộc đời.

Tiền sự thứ nhất…

Tôi nhớ rất rõ hồi học lớp 7 tại trường Lý Thường Kiệt tôi thân với một anh bạn tên là Đông. Nhà Đông ở phố Cát Linh xảy ra một vụ trộm, Đông mất hai bộ quần áo. Có thể bây giờ không đáng bỏ công đi tìm nhưng ngày xưa, hai bộ quần áo là cả một gia tài, phải dành dụm bao nhiêu lâu mới có. Mất của, Đông trách mắng em gái sao không trông nhà cẩn thận. Không chịu nổi trận đòn, em gái Đông lại bảo trông thấy tôi lấy 2 bộ quần áo ấy.

Từ lời khai của cô em gái Đông, tôi “được” mời lên công an Quận Đống Đa và bị giam tại đó. Đến lúc bị bắt rồi mà tôi vẫn không hiểu vì sao. Sau đó các chú công an ép tôi phải nhận là ăn cắp hai bộ quần áo. Tôi đã khẳng định rằng mình không hề biết chuyện này và cũng cam đoan là mình không ăn cắp hai bộ quần áo đó. Lúc đó, các chú công an cho tôi gặp mẹ tôi, xót con bị thẩm tra, mẹ tôi đã khuyên tôi nên nhận tội. Bà sẽ đền tiền để tôi được thả ra, còn học hành nữa. Nghe lời mẹ, tôi đã ký vào văn bản nhận mình có tội danh ăn cắp. Mẹ tôi đã bồi thường 20 đồng và tôi đã được thả ra!
Hồi đấy tôi học lớp 8 trường Chu Văn An. Đang trên đường đi học về trên đường Hoàng Hoa Thám qua công viên Bách Thảo, tôi thấy một cậu bé khoảng học lớp 3, lớp 4 đang cố gắng dùng một cái cần câu để kéo một quả muỗm nhưng mãi không tới. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ: Nếu có thể giúp được thì tại sao mình không giúp? Một ý nghĩ chỉ xuất phát từ lòng thương cảm, tôi hoàn toàn không thể ngờ được đây lại là điểm khởi đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời mình.
Đang lúi húi với cái cần câu chọc quả muỗm thì bỗng “Tuýt! Tuýt! Tuýt!…” – những tiếng còi của các chú bảo vệ vang lên inh ỏi. Mỗi người chạy một ngả để thoát thân còn cặp sách thì…
Chiếc cặp sách được Tổ bảo vệ chuyển tới trường học. Hậu quả là tôi bị nhà trường kỷ luật đuổi học với tội danh “trèo me, trèo sấu, phá hoại công viên”. Không được phép thanh minh, không được quyền giải thích, một nỗi oan đã theo tôi từ đó. Bố tôi đã vì tôi mà bỏ cơm nhiều ngày, nhưng rồi cuối cùng ông cũng tìm ra cho tôi một con đường: ông gửi tôi lên Bắc Giang ở nhờ một người bạn để học tiếp hai năm lớp 9, lớp 10 tại trường Ngô Sỹ Liên, Bắc Giang.

Tôi không được vào đại học như bao bạn bè cùng trang lứa vì đã có 2 tiền sự. Thất học rồi thất nghiệp, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng không vì thế mà tôi từ bỏ. Không thể tiếp tục theo đèn sách, tôi bắt đầu một con đường mới: đi buôn.

Không gian lận không phải con buôn?

Nghề đầu tiên mà tôi đi kiếm tiền là vá săm xe đạp. Chuẩn bị đầy đủ đồ nghề rồi nhưng vì xấu hổ nên phải đi cách xa thật xa Hà Nội.

Điểm đầu tiên mà tôi “kinh doanh” là một gốc cây gần Cống Ngọc Hồi. Ngồi từ sáng tới trưa dưới một tán cây không đủ sức làm dịu đi cái nắng mùa hè mới có một ông khách dắt xe tới. Bao nhiêu mong mỏi dồn cả vào một mình ông lão. Như chưa đủ gửi gắm vận may vào một lỗ thủng duy nhất trên chiếc săm xe vốn đã mòn mục của ông cụ, tôi đã bí mật… chọc thủng thêm một lỗ nữa.

Nghĩ cuộc đời lúc đó sao mà cơ cực quá! Khi con người ta rơi vào hoàn cảnh túng bấn quá thì lại làm những việc người ta biết là không nên làm. Nhưng thật trớ trêu, khi tính tiền công là 4 hào thì ông cụ lại chỉ có đúng 2 hào – tiền công chỉ cho một lỗ thủng duy nhất. Vậy là thất bại đầu tiên đã xảy ra trong lần ra quân kinh doanh!
 
* Kỳ 2: Thời ‘gạo mậu dịch’, tôi đã kiếm được cả nghìn cây vàng!

Thời “gạo mậu dịch” kiếm được cả nghìn cây vàng!

Tôi nghĩ, tại sao chính mình không nói đấy là hàng ngoại mà lại để cho người khác bóc lột sức lao động của mình như thế! Vì sản phẩm của tôi không hề thua kém 1% nào hàng nhập ngoại! Với cách nghĩ như thế, tôi đã có 1000 cây vàng trong thời gian rất ngắn! Và đến bây giờ, tôi mới thấy mình làm như vậy là đúng.

Hồi ký ông chủ Thắng ‘doa’ – Nước mắt doanh nhân

Sản xuất hàng ‘nội’, tiêu thụ hàng ‘ngoại’


Cái khó ló cái khôn, tôi lam lũ làm hết việc này tới việc khác mà vẫn chẳng đủ ăn, vì không thể làm nên thành công nếu không có nghề được đào tạo cơ bản. Tôi may mắn được bố xin cho học nghề sửa chữa ôtô của Bộ Xây dựng lúc bây giờ, với chủ trương tăng viện cho tuyền tuyến.

Học xong tôi được điều về đoàn xe chuyên chở xăng dầu vào tuyến trong. Đoàn xe tôi hoạt động ở trong chiến trường bom đạn từ Thanh Hóa vào Quảng Bình. Hàng ngày, chúng tôi đã chứng kiến nhiều cảnh hi sinh của đồng đội để phục vụ cho tiền tuyến.

Năm 1975 nước nhà thống nhất, các loại xe máy từ miền Nam được chuyển ra Bắc ngày càng nhiều, các tiệm sửa xe bắt đầu hình thành thị trường tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tôi bắt đầu dùng nghề tay trái nghề sửa chữa xe máy, vừa đi làm Nhà nước, vừa làm thêm ngoài giờ với một tinh thần học hỏi không mệt mỏi mong cho sớm thoát khỏi cái nghèo.

Từ chỗ không có nhà cửa đuơc cơ quan thương tình cho 10m vuông nhà lán trại xung quanh vây bằng cót thường ở trong ngõ hẻm, với quyết tâm làm giàu không kể ngày đêm, đến năm 1979 tôi đã thực sự là một “ông chủ” với một cửa hàng sửa chữa xe máy tại 27 Tống Duy Tân chuyên làm công việc doa xi lanh xe máy. Cái tên “Thắng doa” xuất hiện như thế và gắn liền với tôi đến tận bây giờ.

Kể từ sau Đại Hội Đảng VI, nước ta mới bắt đầu thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế dựa trên 5 thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân. Năm 1983, tôi tự hào là mình đã đi trước thiên hạ một bước là đã đưa gia đình mình tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa: “Làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”.

Xã hội lúc bấy giờ như một người vừa ốm dậy sau cơn bạo bệnh, đời sống của người dân vô cùng khó khăn sau một thời gian dài thực hiện nền kinh tế bao cấp. Vậy mà những năm ấy tôi đã có trong tay hàng ngàn cây vàng (!)

Vàng kiếm được từ thành quả của bao đêm dài không ngủ tìm kế sinh nhai, tìm cơ hội để thoát khỏi cảnh nghèo hèn. Nhưng lúc đó chúng tôi chỉ được phép ăn thịt gà cắt bằng kéo chứ không thể mang thớt ra chặt (tiền lúc đó không dám giữ ở trong nhà nhiều vì nhà nước thời bấy giờ luôn có chính sách đổi tiền nên việc chuyển đổi tiền ra vàng là việc đương nhiên của những người có tiền).

Trong nhiều năm tôi phải làm việc 18 – 20 tiếng một ngày thậm chí 2 – 3 ngày không hề được chợp mắt. Ngày đó tôi tự học và nghiên cứu sản xuất ra quả pít – tông của các loại xe máy, vì thời kỳ cấm vận các loại phụ tùng ngoại rất khó mang vào Việt Nam. Một số người mua hàng của tôi sản xuất – hàng nội – lại về nói với khách hàng là hàng ngoại, bán với giá gấp vài chục lần.

Ban đầu, tôi chỉ phát hiện ra một người, sau dần mới biết rất nhiều người làm như vậy. Tôi nghĩ lại, tại sao chính mình không nói đấy là hàng ngoại mà lại để cho người khác lợi dụng khả năng của mình! Vì sản phẩm của tôi không hề thua kém hàng ngoại nhập! Nhiều đêm trăn trở, với cách nghĩ như thế tôi quyết định không nói với khách hàng là thôi không sản xuất hàng nội nữa.

Tôi dùng một kênh khác bán hàng của mình nhưng lại nói là hàng ngoại. Với cách làm như vậy, tôi đã có 1000 lạng vàng trong thời gian rất ngắn! Và đến bây giờ, tôi mới thấy mình làm như vậy là sai với thương hiệu nhưng nếu không làm như thế thì lúc đó chẳng thể nào có tiền. Bây giờ, dưới thời đại thông tin tôi được biết Đài Loan, Trung Quốc họ cũng đang làm giàu bằng phương pháp như vậy (!)

“Sông có khúc, người có lúc”, có thể nói đó là thời kỳ thịnh vượng nhất của tôi. Từ năm 1980 – 1990, có lẽ ở miền bắc cũng không ai có nhiều vàng như tôi. Và tên tuổi của tôi thì bất kỳ một người nào trong giới làm ăn cũng đều biết đến.

Tôi biết trước khi làm nhà thế nào cũng được chính quyền “hỏi thăm” nên mọi thứ có thể kết tội tôi đã phải mang cất giấu đi các nơi khác. Trước đó ít tháng, có một gia đình ở đường Trần Quốc Toản khi khám nhà thấy có 525 lạng vàng đã bị kết tội buôn bán trái phép vàng bạc đá quý và xử tù 17 năm. Nếu số vàng của tôi mà khám được thì án của tôi cũng không dưới 25 năm và nếu không đoán trước được mà không cất giấu thì có lẽ bây giờ tôi cũng không thể còn sống để kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đời mình. Bởi lẽ lúc đó, theo quan điểm của Nhà nước thì vàng cũng không khác gì thuốc phiện bây giờ!

Một tháng, hai lời nhận xét động trời

Trong gia đình tôi luôn thấp thoáng một nỗi lo sợ – sợ công an đến khám nhà. Tôi đã đem chia số vàng đó ra làm hai phần, một nửa gửi nhà người bạn là con rể của một ông bí thư thành phố thời trước đó, một nửa mang về quê nhờ ông cậu, em mẹ tôi cất giữ.

Khi cậu tôi nhìn thấy số vàng, ông ngất luôn và nằm lăn ra giường. Thế là tôi lại gói lại, và trấn an ông bằng cách nói rằng: ngày mai cháu sẽ mang ra Hà Nội. Nhưng đêm đó, tôi đã đào một hố sâu 30cm ở cái kiềng nấu cám lợn của nhà ông. Hôm sau, tôi rút hai hòn gạch vào cái túi và buộc vào xe máy đi ra. Ông cậu tôi thấy vậy đã yên chí tưởng rằng tôi đã mang theo số vàng đó về Hà Nội.

Cơ sở sản xuất của tôi ngày càng có thêm người làm. Diện tích một tầng 100m2 không đủ sản xuất và ở. Tôi quyết định phải xây dựng căn nhà này lên 2 tầng và biết trước khi xây thể nào cũng có chuyện khám nhà và bắt bớ vì trước đó đã có bao nhiêu gương để cho tôi học tập và nghiên cứu. Vì vậy, tôi đã vườn không nhà trống, không để tiền, không để vàng trước khi đào móng.

Và thực tế, khi đổ mái cho tầng 2 được 1 ngày thì cũng là ngày tôi bước vào Hỏa Lò. Khi khám nhà, tôi chỉ bị công an thu giữ 2 chỉ vàng. Họ hỏi đây là vàng ở đâu, tôi nói đây là quà cưới của mẹ cho tôi. Ngoài ra, họ không thể tìm ra bất kỳ một cái gì khác có thể buộc tội tôi được. Tuy vậy, họ vẫn thu 2 chỉ vàng để đưa vào hồ sơ. Tôi được vào Hỏa Lò một tháng ba ngày vì tội kinh tế bất minh!

Sau khi được thả tôi có tìm hiểu sự việc mình bị bắt thì nhận ra đó là do vì sự ghen tức của ông trưởng với ông phó của một cơ quan tư pháp thời bấy giờ – vì tôi là bạn thân thiết của ông phó công an Quận, còn tờ đơn tố cáo “giàu có bất chính” của tôi do ông trưởng Quận công an hoàn kiếm lúc bấy giờ viết báo cáo và chuyển lên thành phố để điều tra (Vì thủ tục điều tra về kinh tế lúc bấy giờ lại do ông bạn tôi làm phó phụ trách, ông trưởng quận thì ghét ông phó quận vì ông phó quận không biết nịnh nọt – kịch bản, trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết được diễn ra – chuyện có thật 100%).

Bên cạnh tờ đơn, ông phó giám đốc thành phố có ghi một câu: Phòng cảnh sát kinh tế xem xét việc này! Thế là số phận tôi đã… Thời bấy giờ, số phận con người ta phần nhiều bị những con người có quyền lực định đoạt… Tôi bị bắt vì một tội danh mà bản thân vẫn cảm thấy không thể nào hiểu nổi. Tôi chỉ nghĩ rằng, tội danh duy nhất mà tôi phạm phải là mình đã miệt mài làm việc quá sức mình với tham vọng sớm xây dựng xã hội chủ nghĩa cho gia đình mình.

Một tháng ba ngày giam trong nhà lao chờ đợi cơ quan chức năng điều tra xét xem là một tháng đầy biến cố. Những ngày đầu tiên tôi bị bắt giam, ông trưởng công an Quận Hoàn Kiếm phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Nhân dân về trường hợp của tôi, trong đó có một câu nói mà tôi xin trích dẫn như sau: “Tên Thắng đã ngày đêm mưu mô, xảo quyệt vơ cho đầy túi tham đã được công an thành phố bắt giữ giam tại Hoả Lò“. Một câu nói có thể có những tác động không nhỏ tới cuộc sống của một con người, thậm chí là thay đổi cuộc đời của chính họ.

Hơn một tháng trôi qua tôi được cơ quan điều tra cho ăn cơm tù, ngày hỏi cung 3 lần. 33 ngày không phải là một khoảng thời gian ngắn nhưng cũng không phải một khoảng thời gian quá dài để người ta quên đi những gì mình đã nói, những gì mà một con người bỗng nhiên rơi vào cảnh tù tội phải trải qua. Kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra là không đủ chứng cớ để kết tội nhưng tôi phải viết một bản cam kết: “Không kiện cáo cơ quan công an cảnh sát điều tra trong thời gian bị giam giữ“.

Có một điều đặc biệt là khi tôi được thả ra được 5 ngày thì ông Chủ tịch thành phố Trần Tấn đến thăm nhà, động viên tôi tham gia sản xuất và đặt vấn đề với tôi về việc tham vấn với chính quyền thành phố về đề tài sản xuất trong tương lai. 2 ngày sau, tôi được ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Thanh Bình tới thăm, một nhà báo khi đi cùng với vị Bí thư Thành uỷ đến thăm tôi đã ca ngợi thành quả lao động bằng mồ hôi, nước mắt của tôi với một bài báo đăng trên báo “Hà Nội Mới” mà trong đó tôi cũng xin phép được trích dẫn một câu như sau: “Anh Thắng đã ngày đêm suy nghĩ và lao động vất vả làm ra thật nhiều của cải vật chất để phục vụ cho xã hội” và tôi đã được ông Bí thư Thành uỷ khen ngợi khi tới thăm.

Những bài học rút ra từ chính cuộc đời mình

Đầu năm 1991, phong trào quỹ tín dụng nhân dân ra đời ở Hà Nội, giống như một ngân hàng bây giờ. Tôi cùng một người bạn làm ăn thành lập một quỹ tín dụng. Người đến vay rất đông. Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ tốt đẹp nhưng trớ trêu thay lãi suất thì cao, những người vay không trả nổi tiền. Sự khủng hoảng xảy ra ở một loạt hệ thống các quỹ tín dụng. Tất cả đều phá sản – tôi cũng thế. Tiền mất sự nghiệp không còn nhưng may mắn thay tôi không bị bắt như những người đồng nghiệp – vì tiền mở Quỹ là tiền của chính tôi.

Năm 1993, tôi lại dựng nghiệp mới, tiếp tục vay vốn xây dựng khách sạn “Đông Đô” ở 27 Tống Duy Tân, sau này là Ngọc Sương, Oasis…

Có thể nói rằng, cuộc đời này không ai được ưu ái hơn ai điều gì cả. Được điều này thì sẽ mất đi điều khác. Thành công ở lĩnh vực này thì sẽ khó khăn ở lĩnh vực kia. Điều quan trọng là qua những lần thất bại người ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu để trong cái rủi có cái may, trong gian lao tìm được ánh sáng. Không phải ai cũng dễ dàng vượt qua được khó khăn. Có người vì khó khăn mà bỏ cuộc, rồi lại đổ tội cho số phận. Buông một câu thở dài trong cuộc đời tối tăm: Số con người ta nó thế! Những người như thế thì nhiều, nhưng thử hỏi có mấy ai biết thất bại là bước đệm cho mình đi lên. Có mấy ai dám đứng lên từ trong đau thương, bước ra từ trong bóng đêm của cuộc đời mình để tự mình thắp lấy ánh sáng cho mình? Với tôi, điều quan trọng không phải là mình làm thế nào để duy trì sự thành công, mà là làm thế nào để thành công từ trong thất bại. Đó là những bài học tôi rút ra được từ chính cuộc đời mình.
 
Nên tịch thu hết vàng, usd, nhà cửa của bạn có tổng tài sản trên 20 tỉ . hầu hết bọn giàu tại VN đều làm ăn bất chính, dựa vào mối quan hệ để thông thầu, môi giới và buôn bán hàng lậu
 
Nên tịch thu hết vàng, usd, nhà cửa của bạn có tổng tài sản trên 20 tỉ . hầu hết bọn giàu tại VN đều làm ăn bất chính, dựa vào mối quan hệ để thông thầu, môi giới và buôn bán hàng lậu
chúng mày đã hiểu tại sao 1 nhóm nhỏ lợi dụng được đám đông với tư cách là "ccrđ", lật được chưa? Thế nên đừng có chửi nữa nhé. Thời nào thì cũng có thể loại bần nông như thằng này thôi, lợi dụng để thâu tóm dễ vcl

Thời này dân trí cao vcl vẫn có thể loại phát ngôn ntn thì thời đấy nó kinh nữa
 
chúng mày đã hiểu tại sao 1 nhóm nhỏ lợi dụng được đám đông với tư cách là "ccrđ", lật được chưa? Thế nên đừng có chửi nữa nhé. Thời nào thì cũng có thể loại bần nông như thằng này thôi, lợi dụng để thâu tóm dễ vcl

Thời này dân trí cao vcl vẫn có thể loại phát ngôn ntn thì thời đấy nó kinh nữa
Nhưng t lại thấy nó nói đúng thực trạng mới chán. M thấy chả có nghành nghè đéo nào thu đc ngoại tệ về cả toàn bán tài nguyên làm nghèo đất nước và nguy hiểm hơn là thời phong kiến thì tiền chỉ loanh quanh trong nước còn thời nay nó chảy mẹ nó sang TB.
 
Nhưng t lại thấy nó nói đúng thực trạng mới chán. M thấy chả có nghành nghè đéo nào thu đc ngoại tệ về cả toàn bán tài nguyên làm nghèo đất nước và nguy hiểm hơn là thời phong kiến thì tiền chỉ loanh quanh trong nước còn thời nay nó chảy mẹ nó sang TB.
Thế những doanh nghiệp tử tế thu ngoại tệ về thì sao? 20 tỉ là một con số quá nhỏ so với 1 doanh nghiệp. Nó đánh đồng như thế khác mẹ nào ccrd đ đâu
 
Nên tịch thu hết vàng, usd, nhà cửa của bạn có tổng tài sản trên 20 tỉ . hầu hết bọn giàu tại VN đều làm ăn bất chính, dựa vào mối quan hệ để thông thầu, môi giới và buôn bán hàng lậu
19,9 tỷ thì sao M.
 
Top