Nối vòng tay lớn - bài hát 'óc cặc' tuyên truyền "từ quê nghèo lên phố lớn"

newboi

Thanh niên Ngõ chợ
trong khi đó, cách đây hơn 10 năm

quê nào nghèo?

Chủ nhật, 27/04/2025 06:30 (GMT+7)
Trong dòng chảy bất tận của thời gian, ngày 30.4.1975 là một mốc son không thể nào quên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất.
Nối vòng tay lớn vì đất nước là quê hương
Chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui" tại TPHCM. ảnh trên: Anh Tú

50 năm sau, đất nước đã vượt qua những khó khăn để vươn lên mạnh mẽ. Những ngày lịch sử này không chỉ là dịp để mỗi người trong chúng ta ôn lại quá khứ hào hùng mà còn là thời điểm để thấm nhuần và khẳng định giá trị tình yêu quê hương, đất nước - một tình yêu không chỉ được nuôi dưỡng qua những năm tháng kháng chiến mà còn vững bền trong lòng mỗi người con đất Việt, nhất là trong thời đại mới.

Tình yêu đất nước: Nguồn sức mạnh bất diệt
Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến bao nhiêu cuộc chiến tranh gian khổ, hàng triệu sinh linh đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Chính trong những năm tháng chiến tranh đó, tình yêu đất nước không chỉ là một khái niệm, mà trở thành lý tưởng, niềm tin và sức mạnh thôi thúc mỗi người Việt Nam vượt qua mọi thử thách.

Từ những anh hùng, chiến sĩ nơi chiến trường cho đến những người dân Việt Nam ở hậu phương, tất cả đều có một điểm chung: Đó là tình yêu đối với đất nước, là khát vọng hòa bình, tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Bài hát "Nối vòng tay lớn" được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác vào năm 1968, sau khi cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân diễn ra ác liệt. Nhiều tài liệu ghi rằng, 3h chiều ngày 30.4.1975, Đài phát thanh Sài Gòn phát lời giới thiệu: "Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em văn nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Tận hiến cuộc đời cho nghệ thuật


Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta. Đó là ngày chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước. Cũng như niềm mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do và thống nhất. Thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả những kết quả đó”.

Và ông cất cao lời hát "Nối vòng tay lớn" mà không cần nhạc đệm kèm lời nhắn: “Hôm nay, tôi xin hát lại bài hát “Nối vòng tay lớn”, trên đài không có đàn ghi ta. Thực sự vòng tay lớn đã được nối kết”.

Và những ca từ đầy sức lay động vang lên:

“Rừng núi dang tay nối lại biển xa

Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

Mặt đất bao la anh em ta về

Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng

Bàn tay ta nắm nối trọn một vòng Việt Nam...”


“Nối vòng tay lớn” là một giai điệu vui tươi, mạnh mẽ. Tiết tấu sôi nổi theo nhịp đơn 2/4 của một bài hành khúc, như nhịp chân dồn dập của đoàn người. Đặc biệt là lời ca, thiết tha mà hào hùng, như một lời hiệu triệu toàn dân nước Việt, từ rừng núi đến biển xa, từ Bắc vô Nam, từ quê nghèo lên phố lớn, cả người sống lẫn người chết, hãy nắm chặt tay nhau tạo thành một vòng tròn thống nhất Việt Nam.

Trong sách "Giáo khoa âm nhạc lớp 9" (tập 1) cách đây vài năm có đưa bài “Nối vòng tay lớn” vào chương trình giảng dạy và ghi nhận rất rõ: "Bài hát Nối vòng tay lớn" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là tiếng nói tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay, kề vai sát cánh bên nhau để tạo dựng cuộc sống yên vui, thanh bình vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hòa bình, hạnh phúc”.

Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là một biểu tượng chiến thắng về mặt quân sự mà còn là chiến thắng của tinh thần đoàn kết. Từ những người lính trên chiến trường cho đến người dân trong từng ngôi làng, thành phố, tất cả đều đồng lòng vì một mục tiêu chung: Đó là thống nhất đất nước, xây dựng một Việt Nam hùng mạnh và tự do.
Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - chiến công vĩ đại của thế kỷ XX

Lý tưởng đoàn kết không chỉ dừng lại trong quá khứ mà còn là nền tảng cho sự phát triển của đất nước hôm nay. Chúng ta vẫn cần tiếp tục đoàn kết để vượt qua những thách thức trong thời kỳ mới, như những khó khăn trong quá trình cải cách và phát triển kinh tế, xã hội. Đoàn kết không chỉ là lời kêu gọi trong thời chiến mà còn là phương châm để đất nước phát triển trong thời bình.

Đất nước là quê hương
50 năm sau, đất nước Việt Nam đã có sự đổi thay lớn lao. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa, và xã hội, thế hệ hôm nay vẫn duy trì và phát huy tình yêu quê hương trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, trong một thời kỳ đất nước đang hội nhập quốc tế mạnh mẽ, yêu quê hương không chỉ là tình cảm, mà còn phải thể hiện qua những hành động cụ thể để xây dựng đất nước vững mạnh.

Trong hành trình tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì việc sắp xếp tỉnh thành, tinh gọn bộ máy đang được người dân quan tâm chính là tạo nguồn năng lượng để phát triển, tạo ra không gian phát triển mới.

Tại Hội nghị Toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa XIII, sáng 16.4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: "Có thể nói đây là hội nghị mang tính lịch sử, quyết sách những vấn đề rất quan trọng đột phá của giai đoạn Cách mạng mới, tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới toàn diện, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới".
Bế mạc Hội nghị Trung ương 11


Để làm được điều đó thì quyết tâm chưa đủ. Đây cũng chính là giai đoạn mà tinh thần đoàn kết cần được đặt lên hàng đầu. Lý tưởng đoàn kết không chỉ dừng lại trong quá khứ mà còn là nền tảng cho sự phát triển của đất nước hôm nay. Chúng ta vẫn cần tiếp tục đoàn kết để vượt qua những thách thức trong thời kỳ mới, như những khó khăn trong quá trình cải cách và phát triển kinh tế, xã hội.

Không phải không có những tâm tư về việc sáp nhập, đặc biệt sáp nhập tỉnh. Vẫn còn có những người lo lắng khi quê hương không còn tên gọi. Nhưng đó là thiểu số, tỉ lệ rất cao đồng ý khi người dân được lấy ý kiến, đoàn kết một lòng đối với những quyết sách lớn của Đảng.

Cũng tại hội nghị nêu trên, Tổng Bí thư Tô Lâm nói: “Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, chúng ta phải thay đổi tư duy, tầm nhìn thống nhất về nhận thức tư tưởng, phải vượt lên chính mình, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước. Vượt qua những khó khăn, lo lắng, vượt qua được tâm lý, thói quen bình thường, vượt qua những tâm lý tâm trạng vùng miền để hướng tới tư duy tầm nhìn rộng lớn hơn - đất nước là quê hương”.
Ông Tô Lâm - Tin tức về Tổng bí thư Tô Lâm


Việc thay đổi tư duy, tập trung vào xây dựng nền tảng quốc gia, là cách thể hiện tình yêu với đất nước một cách thiết thực nhất.

Sự sáp nhập các tỉnh thành là một minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn này. Mỗi bước tiến trong việc hợp nhất hành chính không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn gắn kết mọi miền của đất nước, xóa bỏ những khoảng cách địa lý và tâm lý vốn có.

Khi các tỉnh thành sáp nhập, tinh thần đoàn kết và sự đồng lòng của người dân từ Bắc chí Nam được thắt chặt. Những người dân ở các khu vực khác nhau không chỉ cùng chia sẻ nguồn lực mà còn cùng chung tay xây dựng một Việt Nam phồn thịnh, không phân biệt địa phương. Sự hòa hợp này không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà còn là sự thấm nhuần tư duy "đất nước là quê hương" trong mỗi người dân, khiến tình yêu và lòng tự hào dân tộc ngày càng mạnh mẽ và thống nhất.

Cùng với sự phát triển của đất nước, việc hợp nhất các tỉnh thành mang đến một tương lai tươi sáng hơn, nơi mà người dân mọi miền đều nhận thức được rằng, dù là ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, tất cả chúng ta đều chung sống dưới một mái nhà, chung một niềm tự hào là Việt Nam - đất nước là quê hương.
Cuộc chiến phe phái trở nên dữ dội - Thời báo

Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tình yêu quê hương đất nước đang được thể hiện mạnh mẽ, không chỉ dừng lại ở cảm xúc mà được thể hiện qua những hành động cụ thể. Mỗi công dân, mỗi người Việt Nam đều có trách nhiệm góp phần vào sự phát triển của đất nước. Không chỉ trong việc bảo vệ biên cương, mà còn trong những hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và duy trì hòa bình, an ninh quốc gia.

Tình yêu đất nước, với những giá trị mà chúng ta đang thừa hưởng và xây dựng, là sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa các thế hệ nối tiếp nhau. Những chiến thắng trong quá khứ không chỉ là ký ức mà còn là nguồn cảm hứng để chúng ta tiếp tục phát triển đất nước, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp.

Tình yêu ấy vẫn luôn rực cháy trong trái tim mỗi người Việt Nam, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, phát triển, vững mạnh. 50 năm qua, tình yêu quê hương đất nước đã vượt qua bao thử thách và sẽ tiếp tục dẫn lối cho đất nước ta tiến về phía trước, không ngừng vươn lên trong thế kỷ mới.

"Đất nước là quê hương", và mỗi người dân Việt Nam chính là người bảo vệ và xây dựng quê hương ấy, để đất nước ta mãi mãi phát triển, trường tồn cùng thời gian.

Trong niềm tin và sự lạc quan, trong những ngày kỷ niệm lịch sử và trọng đại này, hãy cùng "Nối vòng tay lớn" để hát lên:
 

Có thể bạn quan tâm

Top