Nước nào đang giết chết dòng sông MeKong? gây ra nạn mặn xâm nhập sâu vào nội địa, thiếu nước ngọt, sụt lún .... tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Mình thấy trên cộng đồng mạng đang có hai luồng ý kiến chính:
1. Do Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn sông Mekong.
2. Do chính Việt Nam phá rừng, xây nhiều đập thuỷ điện trên hai nhánh sông Serepok và Se San ở Tây Nguyên.
Chúng ta thấy rằng đa số các nhà khoa học đều đồng ý nguyên nhân chính gây ra hạn mặn khốc liệt ở đồng bằng sông Cửu Long là do các đập thuỷ điện ở thượng nguồn.
Những nước nào xây dựng đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Mekong: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.
Vậy nước nào ảnh hưởng ít, nước nào ảnh hưởng nhiều: chúng ta xem vào bảng số liệu lưu vực, lưu lượng và bản đồ các nhà máy thuỷ điện trên toàn lưu vực Sông Mekong.
1. Trung Quốc = 16% dòng chảy.
Vào mùa khô, băng tan trên dãy Everest nên đóng góp nhiều hơn khoảng 25% lưu lượng.
2. Myanmar = 2%
3. Lào = 35%
4. Thái. = 18%
5. Campuchia. = 18%
6. Việt Nam = 11%.
Nhìn vào bản đồ ta thấy trung quốc đã xây dựng 6 đập trên dòng chính, đang xây 1 đập và dự kiến xây thêm 2 đập trên dòng chính. Lào đã xây dựng đập Sayaburi trên dòng chính ở trung lưu đây là đập có ảnh hưởng rất lớn, đang chuẩn bị xây đập Luông Pha Băng trên dòng chính, nghe nói Việt Nam có tham gia thiết kế, thi công dự án này, khá nhiều đập trên các dòng sông nhánh. Campuchia dự kiến xây 2 đập trên dòng chính, nhưng mới đây nghe thông tin hình như sẽ không xây trong 10 năm tới. Việt Nam đã xây khoảng 10 đập trên 2 dòng sông phụ lưu Serepok và Sesan.
Thái Lan đã xây hai đập trên dòng phụ lưu và đang có kế hoạch dẫn nước vào sâu nội địa dùng cho tưới tiêu và các mục đích khác.
Vậy ta thấy Trung Quốc đã xây nhiều đập trên dòng chính nhất, 6 đập nhưng không vượt 16% tổng lượng trung bình của Sông Mekong và khoảng dưới 30% lưu lượng vào mùa khô. Còn 84% trung bình và 70% lưu lượng mùa khô do Lào, Thái, Việt Nam và Campuchia chịu trách nhiệm, trong đó Lào có ảnh hưởng lớn với đập lớn Sayaburi nhiều đập nhỏ trong vai trò khống chế 35% lưu lượng trên nội địa Lào.
Việt Nam với 10 đập trên 2 phụ lưu và khống chế 11% lưu lượng.
Những nước hạ lưu có ảnh hưởng nặng nề nhất đó là đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, sau đó là khu vực Biển Hồ, Campuchia, Thái Lan....
--