newboi
Thanh niên Ngõ chợ
22/04/2025 10:31 GMT+7

Tai nạn nghiêm trọng vào cuối tháng 3 vừa qua khiến 3 người tử vong buộc Trung Quốc siết chặt luật xoay quanh công nghệ tự lái - ảnh trên: Weibo
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã đưa ra một loạt các quy định hạn chế những gì các hãng xe có thể quảng cáo hệ thống tự lái. Động thái này được thực hiện sau tai nạn nghiêm trọng liên quan tới xe Xiaomi tự lái khiến 3 người thiệt mạng vào ngày 29-3 vừa qua.
Cụ thể hơn, Trung Quốc cấm các hãng xe sử dụng các cụm từ chung chung như "lái xe thông minh" hay "lái xe tự động" để quảng bá hệ thống hỗ trợ lái tân tiến ADAS. Thay vào đó, họ sẽ phải sử dụng mức độ lái xe tự động theo hệ thống cấp độ phù hợp.
Lấy ví dụ, xe cấp 0 không có bất kỳ hệ thống hỗ trợ người lái nào. Xe cấp 5 có khả năng tự lái hoàn chỉnh 100%.

Trung Quốc cũng cấm các hãng xe cập nhật các tính năng hỗ trợ tự lái chưa hoàn chỉnh cho người dùng "thử nghiệm thay" - ảnh trên: Carscoops
Hiện các hệ thống "tự lái" trên thị trường thường xoay quanh cấp 2 (tự lái tùy điều kiện, yêu cầu người lái tập trung chiếm lại quyền điều khiển bất cứ lúc nào), hoặc cấp 3 (tự lái tùy điều kiện, cho phép người dùng làm việc khác khi xe tự vận hành).
Ngoài ra MIIT cũng cấm các tính năng triệu hồi xe từ xa, chẳng hạn Smart Summon của Tesla. Tính năng này trước đây cho phép xe tự rời khỏi vị trí đỗ để tiến tới vị trí người dùng triệu hồi qua thiết bị thông minh. Hiện Mỹ cũng đang điều tra công nghệ này để có phương án quản lý cần thiết.
MIIT yêu cầu hệ thống giám sát người lái không thể bị vô hiệu hóa. Họ cũng nhấn mạnh rằng nếu xe không phát hiện tay người lái trên vô lăng trong 60 giây, hệ thống sẽ tự giảm tốc, bật đèn cứu hộ và tấp vào lề đường.

Các công nghệ tự lái cấp 3 hiện tại rất hiếm gặp trên thị trường và nếu có chúng cũng được kiểm soát nghiêm ngặt khi giới hạn ở một vài nơi, tuy nhiên công nghệ tự lái cấp 2 trở xuống lại bị "thả nổi" - ảnh trên: Mercedes-Benz
Cuối cùng, MIIT cấm các hãng xe cho người dùng tiếp cận các công nghệ tự lái thử nghiệm thông qua khả năng cập nhật phần mềm từ xa qua kết nối Internet. Họ muốn các công nghệ chỉ tới tay người dùng sau khi đã hoàn thiện, đồng nghĩa các hãng xe sẽ phải giảm đáng kể tần suất cập nhật phần mềm.
Từ trước tới nay, các khu vực như Trung Quốc, Bắc Mỹ hay châu Âu kiểm soát cực kỳ gắt gao khâu thử nghiệm xe tự lái cấp cao. Tuy nhiên với những hệ thống tự lái cấp thấp (thường là cấp 2 trở xuống như Autopilot của Tesla), công đoạn quản lý trên xe thành phẩm thường khá lỏng lẻo dẫn tới nhiều tranh cãi.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã siết chặt quản lý quảng cáo 'xe tự lái', cũng như nghiêm cấm một số hình thức thử nghiệm công nghệ này.

Tai nạn nghiêm trọng vào cuối tháng 3 vừa qua khiến 3 người tử vong buộc Trung Quốc siết chặt luật xoay quanh công nghệ tự lái - ảnh trên: Weibo
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã đưa ra một loạt các quy định hạn chế những gì các hãng xe có thể quảng cáo hệ thống tự lái. Động thái này được thực hiện sau tai nạn nghiêm trọng liên quan tới xe Xiaomi tự lái khiến 3 người thiệt mạng vào ngày 29-3 vừa qua.
Cụ thể hơn, Trung Quốc cấm các hãng xe sử dụng các cụm từ chung chung như "lái xe thông minh" hay "lái xe tự động" để quảng bá hệ thống hỗ trợ lái tân tiến ADAS. Thay vào đó, họ sẽ phải sử dụng mức độ lái xe tự động theo hệ thống cấp độ phù hợp.
Lấy ví dụ, xe cấp 0 không có bất kỳ hệ thống hỗ trợ người lái nào. Xe cấp 5 có khả năng tự lái hoàn chỉnh 100%.

Trung Quốc cũng cấm các hãng xe cập nhật các tính năng hỗ trợ tự lái chưa hoàn chỉnh cho người dùng "thử nghiệm thay" - ảnh trên: Carscoops
Hiện các hệ thống "tự lái" trên thị trường thường xoay quanh cấp 2 (tự lái tùy điều kiện, yêu cầu người lái tập trung chiếm lại quyền điều khiển bất cứ lúc nào), hoặc cấp 3 (tự lái tùy điều kiện, cho phép người dùng làm việc khác khi xe tự vận hành).
Ngoài ra MIIT cũng cấm các tính năng triệu hồi xe từ xa, chẳng hạn Smart Summon của Tesla. Tính năng này trước đây cho phép xe tự rời khỏi vị trí đỗ để tiến tới vị trí người dùng triệu hồi qua thiết bị thông minh. Hiện Mỹ cũng đang điều tra công nghệ này để có phương án quản lý cần thiết.
MIIT yêu cầu hệ thống giám sát người lái không thể bị vô hiệu hóa. Họ cũng nhấn mạnh rằng nếu xe không phát hiện tay người lái trên vô lăng trong 60 giây, hệ thống sẽ tự giảm tốc, bật đèn cứu hộ và tấp vào lề đường.

Các công nghệ tự lái cấp 3 hiện tại rất hiếm gặp trên thị trường và nếu có chúng cũng được kiểm soát nghiêm ngặt khi giới hạn ở một vài nơi, tuy nhiên công nghệ tự lái cấp 2 trở xuống lại bị "thả nổi" - ảnh trên: Mercedes-Benz
Cuối cùng, MIIT cấm các hãng xe cho người dùng tiếp cận các công nghệ tự lái thử nghiệm thông qua khả năng cập nhật phần mềm từ xa qua kết nối Internet. Họ muốn các công nghệ chỉ tới tay người dùng sau khi đã hoàn thiện, đồng nghĩa các hãng xe sẽ phải giảm đáng kể tần suất cập nhật phần mềm.
Từ trước tới nay, các khu vực như Trung Quốc, Bắc Mỹ hay châu Âu kiểm soát cực kỳ gắt gao khâu thử nghiệm xe tự lái cấp cao. Tuy nhiên với những hệ thống tự lái cấp thấp (thường là cấp 2 trở xuống như Autopilot của Tesla), công đoạn quản lý trên xe thành phẩm thường khá lỏng lẻo dẫn tới nhiều tranh cãi.