Tao cho mày định nghĩa lại Hàng Giả đấy. Hàng Giả là làm nhái theo một sản phẩm có sẵn trên thị trường chứ còn trường hợp này sản phẩm của nó không nhái theo bất kỳ sản phẩm nào. Sản phẩm không đúng như quảng cáo thì có nhiều, tao ủng hộ bắt hết bọn làm ăn bất lương này. Tuy nhiên tao nghĩ án này án điểm, còn mà cùng tội danh thì trước nay nhiều mà thấy bọn kia vẫn nhởn nhơ cả lũ đó.
Theo quy định tại
khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả bao gồm:
- “Hàng giả” gồm:
+ Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
+ Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+ Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
+ Hàng hóa có
nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
+ Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Và theo quy định tại
khoản 8 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) hướng dẫn và quy định cụ thể hơn cho
khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác."