Johnsmith
Thanh niên Ngõ chợ

Hello các m. Lại là t Johnsmith đây. Trong bài viết trước, t đã giới thiệu qua về Thông luật và cách nó vận hành tại Mẽo thì bài viết này, t sẽ nói về hai trường phái diễn giải Hiến pháp Mẽo - văn bản mà t nghĩ là quyền lực nhất hành tinh này vì quyền lực 3 nhánh (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) của đế quốc đều xuất phát từ nó, được nó trao cho, nhánh nào làm gì cũng nhân danh nó…
Case study
Để cho cm dễ hình dung thì t sẽ lấy Tu chính án 8 để áp dụng diễn giải. Tu chính án 8 là một phần của Hiến pháp Mẽo, quy định “cấm các hình phạt tàn nhẫn và trái với tự nhiên”. Thế nhưng tại Mẽo, với tỉ lệ tội phạm giết ng và mức độ tàn nhẫn trong các vụ án vẫn rất là vãi loằn nên nhiều chính quyền tiểu bang vẫn có án tử hình. Vậy, tử hình thì có được coi là hình phạt “tàn nhẫn” hay “trái với tự nhiên” ko? Duy trì án tử hình có mâu thuẫn với Tu chính án 8 ko? 2 trường phái diễn giải Hiến pháp cho ta 2 tiếng nói khác nhau, đối chọi nhau
Trường phái Nguyên bản (Originalism)
Những ng theo phái này quan niệm rằng Hiến pháp viết vào thời nào thì cứ bám vào chuẩn mực/hoàn cảnh/thế giới quan của thời đó mà diễn giải. Nếu chiếu theo nguyên tắc của phái này thì ta có thể lập luận án tử hình ko vi phạm Tu chính án 8 vì vào thời Tu chính án này đc thông qua, tử hình là án được cả xã hội Mẽo coi là bình thường, chả có chi là “tàn nhẫn và trái với lẽ tự nhiên” cả, giết người thì phải đền mạng, thế thôi (tụi m coi phim cowboy Mẽo sẽ thấy thời đó ngta hành quyết án tử bằng treo cổ, dân thì đừng coi cổ vũ ầm ầm). Việc coi án tử bình thường, trong một thời đại rừng rú, tại một quốc gia cho xài súng nhưng pháp luật thì còn sơ khai và thực thi thì lỏng lẻo như Mẽo thời đó, là chuyện hoàn toàn có thể hiểu đc.
Theo phái Nguyên bản, Hiến pháp thời đó viết sao, bây giờ cứ y theo đó mà làm, nếu người dân thực sự muốn có “ý nghĩa biến đổi theo hoàn cảnh/thời điểm” thì họ đã chiếu theo quy trình quy định trong Điều 5 (dân yêu cầu đại diện mà mình bầu tại Quốc hội Liên bang và Quốc hội các tiểu bang) mà thêm thắt, ghi rõ ràng ra giấy trắng mực đen rồi, chứ ko đến lượt các ông thẩm phán Evolutionism ngồi đó suy diễn theo kiểu: “Hiến pháp, diễn giải tại thời điểm này, nó phải như răng chứ ko phải như rứa”.
Trường phái Tiến hóa (Evolutionism)
Những người theo phái này quan niệm Hiến pháp là một văn bản sống (Living Constitution) mà ý nghĩa trong câu chữ của nó “tiến hóa” và “thích ứng” với sự phát triển của nước Mẽo. Nếu chiếu theo nguyên tắc của phái này thì ta có thể lập luận án tử hình hiện nay vi phạm Tu chính án 8 vì tuy rằng, xã hội Mẽo trong quá khứ từng chấp nhận luận điểm giết người thì phải đền mạng nhưng trong một thời đại “văn minh” hơn, với những tiêu chuẩn “văn minh” hơn…tử hình là “tàn nhẫn”. Nhiều quan điểm chống tử hình thời đại này cho rằng, có nhiều hình phạt khác thích đáng hơn mà (như tù chung thân chẳng hạn), tại sao cứ phải giết để đền? Giết thủ phạm thì người bị hại cũng đâu có sống lại được, hành vi giết ng rốt cuộc lại đc xử lý bằng một hành vi giết ng khác….Rất nhiều mâu thuẫn về mặt đạo đức trong thời đại này cần phải đc xem xét nếu cứ diễn giải Hiến pháp bằng những quan điểm có từ xa xưa.
Nhìn về góc độ pháp lý, Điều 3 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền mà Mẽo cũng công nhận có quy định mọi con người đều có “quyền được sống” (được đẻ ra là đã mặc định có quyền này rồi, ko ai có quyền đc cướp đi, kể cả bố mẹ đẻ), vậy án tử hình có thể bị coi là một sự vi phạm về “quyền được sống” của con người ko? Việc xử lý một tội phạm bằng tử hình rốt cuộc lại là việc vi phạm một điều luật mang tính phổ quát khác.
Kết luận
Đọc qua bài này, chúng m có thể thấy đc là sức mạnh của trí óc và ngôn từ nó kinh khủng như thế nào nếu đc dùng đúng chỗ. Hiến pháp viết như thế, nhưng qua tư duy và mồm mép của mỗi trường phái diễn giải, lại cho ra một outcome trái ngược hoàn toàn mà trong case study của Tu chính án 8 chính là quyền sinh sát. Chính vì thế khi hành nghề Grab ngoài đường mà va quẹt thường thì t ko sợ mấy tg “m biết bố m là ai ko” bằng mấy tg “chiếu theo khoản…điều…bộ luật…”
Case study
Để cho cm dễ hình dung thì t sẽ lấy Tu chính án 8 để áp dụng diễn giải. Tu chính án 8 là một phần của Hiến pháp Mẽo, quy định “cấm các hình phạt tàn nhẫn và trái với tự nhiên”. Thế nhưng tại Mẽo, với tỉ lệ tội phạm giết ng và mức độ tàn nhẫn trong các vụ án vẫn rất là vãi loằn nên nhiều chính quyền tiểu bang vẫn có án tử hình. Vậy, tử hình thì có được coi là hình phạt “tàn nhẫn” hay “trái với tự nhiên” ko? Duy trì án tử hình có mâu thuẫn với Tu chính án 8 ko? 2 trường phái diễn giải Hiến pháp cho ta 2 tiếng nói khác nhau, đối chọi nhau
Trường phái Nguyên bản (Originalism)
Những ng theo phái này quan niệm rằng Hiến pháp viết vào thời nào thì cứ bám vào chuẩn mực/hoàn cảnh/thế giới quan của thời đó mà diễn giải. Nếu chiếu theo nguyên tắc của phái này thì ta có thể lập luận án tử hình ko vi phạm Tu chính án 8 vì vào thời Tu chính án này đc thông qua, tử hình là án được cả xã hội Mẽo coi là bình thường, chả có chi là “tàn nhẫn và trái với lẽ tự nhiên” cả, giết người thì phải đền mạng, thế thôi (tụi m coi phim cowboy Mẽo sẽ thấy thời đó ngta hành quyết án tử bằng treo cổ, dân thì đừng coi cổ vũ ầm ầm). Việc coi án tử bình thường, trong một thời đại rừng rú, tại một quốc gia cho xài súng nhưng pháp luật thì còn sơ khai và thực thi thì lỏng lẻo như Mẽo thời đó, là chuyện hoàn toàn có thể hiểu đc.
Theo phái Nguyên bản, Hiến pháp thời đó viết sao, bây giờ cứ y theo đó mà làm, nếu người dân thực sự muốn có “ý nghĩa biến đổi theo hoàn cảnh/thời điểm” thì họ đã chiếu theo quy trình quy định trong Điều 5 (dân yêu cầu đại diện mà mình bầu tại Quốc hội Liên bang và Quốc hội các tiểu bang) mà thêm thắt, ghi rõ ràng ra giấy trắng mực đen rồi, chứ ko đến lượt các ông thẩm phán Evolutionism ngồi đó suy diễn theo kiểu: “Hiến pháp, diễn giải tại thời điểm này, nó phải như răng chứ ko phải như rứa”.
Trường phái Tiến hóa (Evolutionism)
Những người theo phái này quan niệm Hiến pháp là một văn bản sống (Living Constitution) mà ý nghĩa trong câu chữ của nó “tiến hóa” và “thích ứng” với sự phát triển của nước Mẽo. Nếu chiếu theo nguyên tắc của phái này thì ta có thể lập luận án tử hình hiện nay vi phạm Tu chính án 8 vì tuy rằng, xã hội Mẽo trong quá khứ từng chấp nhận luận điểm giết người thì phải đền mạng nhưng trong một thời đại “văn minh” hơn, với những tiêu chuẩn “văn minh” hơn…tử hình là “tàn nhẫn”. Nhiều quan điểm chống tử hình thời đại này cho rằng, có nhiều hình phạt khác thích đáng hơn mà (như tù chung thân chẳng hạn), tại sao cứ phải giết để đền? Giết thủ phạm thì người bị hại cũng đâu có sống lại được, hành vi giết ng rốt cuộc lại đc xử lý bằng một hành vi giết ng khác….Rất nhiều mâu thuẫn về mặt đạo đức trong thời đại này cần phải đc xem xét nếu cứ diễn giải Hiến pháp bằng những quan điểm có từ xa xưa.
Nhìn về góc độ pháp lý, Điều 3 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền mà Mẽo cũng công nhận có quy định mọi con người đều có “quyền được sống” (được đẻ ra là đã mặc định có quyền này rồi, ko ai có quyền đc cướp đi, kể cả bố mẹ đẻ), vậy án tử hình có thể bị coi là một sự vi phạm về “quyền được sống” của con người ko? Việc xử lý một tội phạm bằng tử hình rốt cuộc lại là việc vi phạm một điều luật mang tính phổ quát khác.
Kết luận
Đọc qua bài này, chúng m có thể thấy đc là sức mạnh của trí óc và ngôn từ nó kinh khủng như thế nào nếu đc dùng đúng chỗ. Hiến pháp viết như thế, nhưng qua tư duy và mồm mép của mỗi trường phái diễn giải, lại cho ra một outcome trái ngược hoàn toàn mà trong case study của Tu chính án 8 chính là quyền sinh sát. Chính vì thế khi hành nghề Grab ngoài đường mà va quẹt thường thì t ko sợ mấy tg “m biết bố m là ai ko” bằng mấy tg “chiếu theo khoản…điều…bộ luật…”