Phát động phong trào "Bình dân học vụ số" với tinh thần "Đi từng ngõ, đến từng nhà", Người mù cũng phải biết code AI

cl-gtcl-gt is verified member.

Đẹp trai mà lại có tài
Ban Cán Sự
United-States

(NLĐO)- Thủ tướng yêu cầu triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" với tinh thần là "đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người"​






Ngày 26-3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Cùng dự có các Uỷ viên Bộ Chính trị: ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; cùng lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương, địa phương..

Phát động phong trào Bình dân học vụ số với tinh thần Đi từng ngõ, đến từng nhà- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Ảnh: Nhật Bắc

Tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu đã thực hiện nghi thức phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số" tại địa chỉ https://binhdanhocvuso.gov.vn/. Với các tính năng ưu việt, nền tảng "Bình dân học vụ số" đã sẵn sàng đưa vào khai thác, vận hành trên toàn quốc từ ngày 1-4-2025.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng phạm Minh Chính nhấn mạnh phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số" là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; hưởng ứng và thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, 80 năm trước, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 95% dân số chưa biết đọc, biết viết, "giặc dốt" trở thành một trong ba thứ giặc nguy hiểm (cùng với "giặc đói" và "giặc ngoại xâm"), phong trào "Bình dân học vụ" ra đời với mục tiêu cấp bách là xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.

Theo Thủ tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Do đó, việc nâng cao dân trí là nền tảng vững chắc để xây dựng một quốc gia độc lập, hùng cường, thịnh vượng. Và chỉ trong một thời gian ngắn, hàng triệu người dân Việt Nam đã biết đọc, biết viết, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng cho biết phong trào "Bình dân học vụ số" được truyền cảm hứng và kế thừa, phát huy từ phong trào "Bình dân học vụ" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói về phong trào "Bình dân học vụ số" với tinh thần rộng mở: "Đây không chỉ là một sáng kiến giáo dục, phong trào "Bình dân học vụ số" còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai.

"Đất nước đang đứng trước cơ hội lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, phát triển mạnh mẽ với động lực chính đến từ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chúng ta phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách, đó là phổ cập tri thức, công nghệ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho toàn dân, tức là "xóa mù" về chuyển đổi số"- Thủ tướng phát biểu.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phong trào "Bình dân học vụ số" phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau.

Phát động phong trào Bình dân học vụ số với tinh thần Đi từng ngõ, đến từng nhà- Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Nhật Bắc

Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phong trào, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động. Tinh thần là "đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người" và với phương châm "Triển khai nhanh chóng - Kết nối rộng khắp - Ứng dụng thông minh".

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện việc xây dựng hệ sinh thái học tập số, phát triển nền tảng học tập số toàn dân, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Cùng với đó, xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo động lực học tập, đưa kỹ năng số vào hệ thống đánh giá lao động, tuyển dụng; ưu đãi cho đối tượng yếu thế; khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Đồng thời, xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên số.

Để thực hiện thành công phong trào "Bình dân học vụ số", Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu, cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương và cơ quan.

Thủ tướng đề nghị Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện phong trào, báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả thực hiện.
 
cháu này 100 điểm nhưng nhận extra 10 điểm vì nhà có công với kach mệnh

cháu này 100 điểm nhưng nhận extra 10 điểm vì nhà có công với kach mệnh
 
Ngành IT Việt Nam hiện nay ở đầu của sự phát triển. Có thể nói IT là vua của các nghề. Vừa có tiền, có quyền. Vừa kiếm được nhiều $ lại được xã hội trọng vọng.

Thằng em mình học bách khoa cơ khí, sinh năm 2006. Tự mày mò học AI rồi đi làm remote cho công ty Mỹ 2 năm nay. Mỗi tối online 3-4 giờ là xong việc. Lương tháng 3k6. Nhưng thu nhập chính vẫn là từ nhận các project bên ngoài làm thêm. Tuần làm 2,3 cái nhẹ nhàng 9,10k tiền tươi thóc thật không phải đóng thuế. Làm gần được 3 năm mà nhà xe nó đã mua đủ cả. Nghĩ mà thèm.

Gái gú thì cứ nghe nó bảo làm AI thì chảy nước. Có bé kia dân du học sinh Úc, về được cô chị giới thiệu làm ngân hàng VCB. Thế nào thằng ấy đi mở thẻ tín dụng gặp phải thế là hốt được cả chị lẫn em. 3 đứa nó sống chung một căn hộ cao cấp. Nhà con bé kia biết chuyện ban đầu phản đối sau biết thằng đấy học AI thì đổi thái độ, cách ba bữa hỏi thăm, năm bữa tặng quà lấy long, luôn giục cưới kẻo lỡ kèo ngon.
 
Sự thật là vậy mà bạn. IT đã thoái trào rồi. Kinh tế suy thoái chỉ là 1 tác nhân đẩy ngành IT tới bờ vực nhanh hơn thôi. Vozer đã dự báo từ ít nhất 10 năm trước. Mình cũng rất hối hận khi cố đấm ăn xôi theo ngành này để rồi nhận về cái kết cay đắng.

10 năm – một quãng thời gian không dài so với đời người, nhưng đủ để làm thay đổi một cuộc đời. 10 năm trước, tôi bước vào thị trường IT với trái tim đầy nhiệt huyết và khát vọng đổi đời. Tôi từng tin rằng đây là cơ hội để bứt phá, để vươn lên khỏi những giới hạn của cuộc sống. Nhưng giờ đây, khi nhìn lại, tất cả những gì tôi có chỉ là sự mỏi mệt, mất mát và nỗi trống rỗng không gì bù đắp nổi.

2014, IT lúc ấy là một vùng đất mới, một chân trời không giới hạn với những câu chuyện làm giàu trong chớp mắt. Người ta vẫn đồn rằng IT chỉ cần 2 năm là có lương nghìn đô. Tôi lao vào, không màng ngày đêm, dành toàn bộ thời gian, công sức và cả tuổi trẻ để nghiên cứu, học hỏi, và phỏng vấn. Những dòng code trên nền IDE xanh đỏ trở thành nhịp sống của tôi, còn giấc mơ về tự do tài chính trở thành ngọn lửa dẫn đường.

Nhưng thị trường này không giống như những gì tôi mơ tưởng. Tôi từng nghĩ rằng chỉ cần kiên nhẫn, mọi thứ sẽ khác. Nhưng năm này qua năm khác, tôi vẫn lạc lối trong vòng xoáy của sự kỳ vọng và thất vọng. Tinh thần tôi dần bị bào mòn. Những đêm không ngủ vì lo lắng, những lần OT đến mức kiệt sức, và những thất bại nối tiếp khiến tôi đánh mất niềm tin vào bản thân. Sức khỏe của tôi cũng không còn như trước. Căng thẳng triền miên, áp lực tài chính và cảm giác bất lực khiến tôi mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.

Và cuối cùng, tôi chẳng còn gì. Không có dự án, không sức khỏe, không những giấc mơ rực rỡ mà tôi từng mang theo. Tuổi trẻ của tôi đã trôi qua cùng với những dòng code và biểu đồ, để lại một trái tim trĩu nặng những tiếc nuối và bài học đắt giá.

Nhưng có lẽ, điều đau lòng nhất không phải là mất tiền hay thời gian, mà là cảm giác đã đánh mất chính mình trong cuộc hành trình này. Tôi từng nghĩ rằng mình có thể làm chủ số phận, nhưng hóa ra, chính tôi lại là người bị cuốn đi, bị bào mòn bởi những kỳ vọng không thực tế và lòng tham không đáy.Hôm nay, khi ngồi lại viết những dòng này, tôi không còn thấy giận thị trường nữa. Thị trường lao động không sai – chỉ là tôi đã quá ngây thơ, quá cố chấp. 10 năm qua là một bài học lớn, dạy tôi về giá trị của sự tỉnh táo, của việc biết khi nào nên dừng lại, và quan trọng nhất, là học cách buông bỏ.
 

Có thể bạn quan tâm

Top