Phi Luật Tân ưu tiên mua tàu ngầm để đối phó với sức ép hàng hải từ Trung Cộng

Don Jong Un

Thôi vậy thì bỏ
Vatican-City
AP25087545969993-780x470.jpg
Từ trái sang phải: Tàu hộ vệ JS Noshiro của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF), tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Shoup của Hải quân Hoa Kỳ, và tàu khu trục nhỏ mang tên lửa dẫn đường BRP Jose Rizal của Hải quân Philippines thực hiện các cuộc cơ động ở Biển Đông vào tháng 3 năm 2025. NGUỒN HÌNH ẢNH: LỰC LƯỢNG VŨ TRANG PHILIPPINES THÔNG QUA THE ASSOCIATED PRESS

Các Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) đang đẩy nhanh kế hoạch mua tàu ngầm khi phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào Biển Tây Philippines, một phần thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Manila trong Biển Đông.

Ông Romeo Brawner Jr., Tổng tham mưu trưởng AFP, phát biểu vào tháng 2 năm 2025: “Chúng ta là một quốc gia quần đảo, nên cần có năng lực này vì cực kỳ khó để bảo vệ vùng lãnh hải rộng lớn nếu không có tàu ngầm”.

Manila đã đưa năng lực tàu ngầm vào kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng Horizon 3 từ năm 2022, dù ban đầu việc mua sắm chưa được ưu tiên.

Tuy nhiên, kể từ lúc đó, các tàu Trung Quốc liên tục kéo đến các tiền đồn của Philippines và cản trở các nhiệm vụ tiếp tế, bao gồm cả việc sử dụng các chiến thuật gây hấn như đâm va và dùng vòi rồng công suất lớn. Tàu ngầm sẽ đóng vai trò răn đe, khiến các hoạt động hàng hải gây mất ổn định của Bắc Kinh trở nên khó khăn hơn.

Một chương trình tàu ngầm kết hợp với các tổ hợp tên lửa chống hạm của Thủy quân lục chiến Philippines sẽ “giúp Hải quân Philippines có năng lực phi đối xứng để đối phó với hạm đội mặt nước của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc)”, theo lời Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu Rommel Jude Ong, cựu Phó tư lệnh Hải quân Philippines.

Ông nói với DIỄN ĐÀN: “Hai yếu tố này cùng nhau hỗ trợ chiến lược phủ nhận biển của Hải quân Philippines ở Biển Tây Philippines”. “Năng lực tàu ngầm cho phép Philippines thực hiện chiến lược áp đặt chi phí, nhắm vào điểm yếu của Trung Quốc: thương mại quốc tế phụ thuộc vào đường biển.”

Hải quân Philippines đã thành lập một nhóm nghiên cứu để chuẩn bị cho việc mua tàu ngầm, trước mắt tập trung vào lập kế hoạch chiến lược và xây dựng học thuyết.

Ông Ong lưu ý, chương trình tàu ngầm cũng phải bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ căn cứ và bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ và huấn luyện.

Gần đây, Hải quân Philippines đã gia nhập Văn phòng Điều phối Tìm kiếm và Cứu hộ Tàu ngầm Quốc tế (ISMERLO), tạo điều kiện cho một phái đoàn của Nhóm Tàu ngầm nước này tham gia cuộc diễn tập đa quốc gia Invitex Kurtaran 2025 về tìm kiếm và cứu hộ tàu ngầm, tổ chức cuối tháng 4 gần Căn cứ Hải quân Aksaz ở miền Đông Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 3 năm 2025, Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó Đô đốc Jose Ma Ambrosio Ezpeleta, và Chuẩn Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Christopher Cavanaugh đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác, bao gồm khả năng Hoa Kỳ hỗ trợ nâng cao năng lực tác chiến chống ngầm của Hải quân Philippines.

Hai tư lệnh cũng thảo luận về các cuộc tập trận chung, phát triển hệ thống không người lái dưới nước và huấn luyện binh sĩ Hải quân Philippines vận hành các tàu mặt nước không người lái.
 

Có thể bạn quan tâm

Top