Live Phim Địa Đạo là đỉnh cao của nền Điện Ảnh Việt Nam thể hiện sự Vị Tha vĩ đại của người lính anh hùng

Endlesslove62

Thôi vậy thì bỏ
HAI PHÂN CẢNH ĐẦY VỊ THA, XÚC ĐỘNG TRONG ĐOẠN KẾT CỦA ĐỊA ĐẠO

Đầu tiên, đó là phân cảnh một người lính địch nằm thoi thóp đặt trên một chiếc bè, được thả trôi nổi trên sông, một nhúm cành cây khô được chốt cháy để đồng đội của người này có thể phát hiện ra cứu giúp. Đối lập với hình ảnh này chính là chi tiết phần đầu phim, khi mà những chiến sĩ du kích của chúng ta hy sinh, bị địch thả trôi nổi trên sông, bị cá rỉa tai và thối rữa. Đây là một tình tiết mang ý nghĩa nhân văn, vị tha, cho thấy chúng ta đối đãi đầy nghĩa khí với quân địch. Họ xin nước thì chúng ta cũng cho, họ có trở về và sau này trở thành những người lính phản đối chiến tranh, mong muốn hoà bình. Nhưng cũng mang đậm tính răn đe, cảnh báo của du kích Củ Chi, sẵn sàng đối đầu và hoàn toàn đủ khả năng để tiêu diệt quân địch.

Phân cảnh còn lại là việc du kích Ba Hương cùng anh người yêu là du kích Tư Đạp rút lui khỏi Củ Chi, đến một căn cứ khác để tiếp tục chiến đấu. đằng sau chính là hai lá cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng, có thể họ là hai người du kích cuối cùng còn sống, còn một nhóm khác làm nhiệm vụ truyền tin không được đề cập đến nhưng khả năng là hy sinh lúc sập hầm.

Vậy, là thắng hay thua? Theo cá nhân mình, thực hiện nhiệm vụ truyền tin thành công tức là chiến thắng, mặc dù đa phần nhóm du kích đã hy sinh. Trong lịch sử, Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn và Đại tá Tư Cang chính là hai trong số mắt xích quan trọng của nhóm H.63, mang những tin mật thông qua các nhóm du kích Củ Chi, Biệt động Sài Gòn… để đến với TW Cục miền Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong quá trình vận chuyển tin tức, biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh, họ nằm lại cho một chiến thắng vĩ đại nhất, hào hùng nhất là 30/04/1975.

Ba Hương và Tư Đạp rút lui về căn cứ theo lời chú Sáu và họ sẽ tiếp tục chiến đấu. Có thể Ba Hương sẽ mang thai và em bé sẽ được nếm trải thời khắc hoà bình - cái thời khắc mà ba mẹ, các cô, các chú, các bác đã chiến đấu, hy sinh để mang lại. Trong phim, đứa con của Út Khờ với một du kích trẻ khác không được sinh ra do Út Khờ hy sinh trong nhiệm vụ rút lui cùng chú Sáu. Có đứa trẻ chưa thể chào đời vì chiến tranh, nhưng cũng có những đứa trẻ sinh ra dưới hầm địa đạo Củ Chi và tận hưởng được hoà bình. Đây đều là những gợi mở xúc động, tính hiện thực cao và mang rất nhiều hy vọng cho tương lai.

Bài phân tích có tiết lộ một số chi tiết phim, đã tham khảo ý kiến của đội ngũ phim, mới mục đích góp ý.
Cre:VietNamtrong
toi
Ul5xty.jpeg
 
HAI PHÂN CẢNH ĐẦY VỊ THA, XÚC ĐỘNG TRONG ĐOẠN KẾT CỦA ĐỊA ĐẠO

Đầu tiên, đó là phân cảnh một người lính địch nằm thoi thóp đặt trên một chiếc bè, được thả trôi nổi trên sông, một nhúm cành cây khô được chốt cháy để đồng đội của người này có thể phát hiện ra cứu giúp. Đối lập với hình ảnh này chính là chi tiết phần đầu phim, khi mà những chiến sĩ du kích của chúng ta hy sinh, bị địch thả trôi nổi trên sông, bị cá rỉa tai và thối rữa. Đây là một tình tiết mang ý nghĩa nhân văn, vị tha, cho thấy chúng ta đối đãi đầy nghĩa khí với quân địch. Họ xin nước thì chúng ta cũng cho, họ có trở về và sau này trở thành những người lính phản đối chiến tranh, mong muốn hoà bình. Nhưng cũng mang đậm tính răn đe, cảnh báo của du kích Củ Chi, sẵn sàng đối đầu và hoàn toàn đủ khả năng để tiêu diệt quân địch.

Phân cảnh còn lại là việc du kích Ba Hương cùng anh người yêu là du kích Tư Đạp rút lui khỏi Củ Chi, đến một căn cứ khác để tiếp tục chiến đấu. đằng sau chính là hai lá cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng, có thể họ là hai người du kích cuối cùng còn sống, còn một nhóm khác làm nhiệm vụ truyền tin không được đề cập đến nhưng khả năng là hy sinh lúc sập hầm.

Vậy, là thắng hay thua? Theo cá nhân mình, thực hiện nhiệm vụ truyền tin thành công tức là chiến thắng, mặc dù đa phần nhóm du kích đã hy sinh. Trong lịch sử, Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn và Đại tá Tư Cang chính là hai trong số mắt xích quan trọng của nhóm H.63, mang những tin mật thông qua các nhóm du kích Củ Chi, Biệt động Sài Gòn… để đến với TW Cục miền Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trong quá trình vận chuyển tin tức, biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh, họ nằm lại cho một chiến thắng vĩ đại nhất, hào hùng nhất là 30/04/1975.

Ba Hương và Tư Đạp rút lui về căn cứ theo lời chú Sáu và họ sẽ tiếp tục chiến đấu. Có thể Ba Hương sẽ mang thai và em bé sẽ được nếm trải thời khắc hoà bình - cái thời khắc mà ba mẹ, các cô, các chú, các bác đã chiến đấu, hy sinh để mang lại. Trong phim, đứa con của Út Khờ với một du kích trẻ khác không được sinh ra do Út Khờ hy sinh trong nhiệm vụ rút lui cùng chú Sáu. Có đứa trẻ chưa thể chào đời vì chiến tranh, nhưng cũng có những đứa trẻ sinh ra dưới hầm địa đạo Củ Chi và tận hưởng được hoà bình. Đây đều là những gợi mở xúc động, tính hiện thực cao và mang rất nhiều hy vọng cho tương lai.

Bài phân tích có tiết lộ một số chi tiết phim, đã tham khảo ý kiến của đội ngũ phim, mới mục đích góp ý.
Cre:VietNamtrong
toi
Ul5xty.jpeg
tau za zồi.. :still_dreaming:
 
Top