🔴 Quốc hội đồng ý bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh từ 1.1.2026 với tỷ lệ gần 90% phiếu thuận

Với 429 đại biểu tán thành (đạt 89,75%), Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo nghị quyết, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, Chính phủ đã chỉnh sửa một số nội dung tiếp thu ý kiến đại biểu.

Đáng chú ý, về chính sách bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh, theo ông Thắng, đây là chủ trương rất đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo minh bạch hóa hoạt động của hộ kinh doanh, tạo sự bình đẳng về chế độ thuế giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp.
quoc-hoi-175-1747456073343304987026.jpg

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách này, dự thảo nghị quyết đã điều chỉnh thời điểm áp dụng việc bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1.1.2026, thay vì ngày 1.7.2026 như dự thảo trước đây.

Đồng thời, để giảm gánh nặng chi phí, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi số, dự thảo nghị quyết đã quy định nhà nước bố trí kinh phí để cung cấp miễn phí các nền tảng số, phần mềm kế toán dùng chung cho hộ kinh doanh.


Về việc làm rõ đối tượng điều chỉnh để bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tương thích với điều ước quốc tế, để đảm bảo phù hợp với điều 51 của Hiến pháp 2013 về không phân biệt các thành phần kinh tế, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước ta là thành viên; tránh vi phạm nguyên tắc về “đối xử quốc gia”.

Một số đối tượng cụ thể như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo... có chính sách đặc thù riêng đã được quy định cụ thể tại các điều khoản của dự thảo nghị quyết.

Theo Bộ trưởng Thắng, những nội dung của Nghị quyết số 68-NQ/CP được thể chế hóa tại dự thảo nghị quyết, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát, nghiên cứu các quan điểm, chủ trương. Đồng thời, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Nghị quyết cũng xác định một số cơ chế, chính sách có nội hàm đã rõ, đủ cụ thể, có tính cấp bách, cần tháo gỡ ngay, có tác động lớn đến niềm tin, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân để thể chế ngay tại nghị quyết này.

Các nhiệm vụ, giải pháp còn lại của Nghị quyết số 68-NQ/CP sẽ tiếp tục được rà soát, nghiên cứu để thể chế hóa tối đa tại các dự thảo luật đang trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 và các kỳ họp tiếp theo.
hq720.jpg

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết, để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện, nghị quyết đã quy định nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời phân cấp, phân quyền cho địa phương để chủ động cân đối nguồn lực, tự quyết định định mức, tiêu chí hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.

Các chính sách liên quan đến ưu đãi thuế, phí... quy định tại dự thảo nghị quyết được thiết kế trên cơ sở “nuôi dưỡng nguồn thu” giúp doanh nghiệp có cơ hội, điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW, đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước và sự phát triển của kinh tế xã hội.

 
Sửa lần cuối:
Đéo hiểu dân lao động buôn thúng bán bưng lấy đéo đâu ra hoá đơn, mấy cái quán lề đường người ta lên được hộ kinh doanh đóng thuế khoán rồi phí bảo kê cho tụi xã hội đỏ là vất vả lắm rồi. Đm giờ còn vét tận đáy lũ súc vật này.
 
Tao lạ cái là sao đéo hỏi ý kiến người dân như bữa lấy ý kiến sáp nhập tỉnh nhỉ =)) Đụ má, mấy thằng +S này khôn vl =))
Hỏi làm gì? Hỏi rồi tiền đâu trả lương, tổ chức họp cho " chúng tôi" ngồi bấm nút.
Mà thực ra việc của chúng tôi chỉ là bấm nút thôi, chúng tôi không có điều hành kinh tế nhoé
 
Lúc mõm về số lượng DN tao đã nghi nghi giống bài xóa đói giảm nghèo rồi giờ đúng y bài luôn.
Không còn hộ nghèo = giảm chỉ tiêu đánh giá xếp loại hộ nghèo xuống, thì nay tăng DN lên = đẩy hộ kd nhỏ lẻ đôn lên DN
Sắp tới sẽ bùng nổ DN. Các chủ tiệm tạp hóa sẽ có chức danh là giám đốc. Đụ má, sướng xệ dái =))
 
Tao lạ cái là sao đéo hỏi ý kiến người dân như bữa lấy ý kiến sáp nhập tỉnh nhỉ =)) Đụ má, mấy thằng +S này khôn vl =))
Thay đổi hiến pháp là việc khó để nhân dân lo, thuế má này sợ làm phiền nhân dân, thế nó không hay với lại đại biểu là dân "bầu", đại biểu quyết sai thì dân chịu đi.
Trước khi lấy ý kiến quốc hội, nn thả Bình Nhưỡng nhưng ko thả Thanh Vân, đại biểu nhìn vào đó mà biểu quyết.
 
Tao lạ cái là sao đéo hỏi ý kiến người dân như bữa lấy ý kiến sáp nhập tỉnh nhỉ =)) Đụ má, mấy thằng +S này khôn vl =))
Hỏi hay không khác gì nhau?
Chỉ là thủ tục, cái nào thủ tục qui định cần hỏi thì hỏi, không thì thôi, kết quả như nhau.
Cuốc hụi 96,69% là cảng viên, cảng thống nhất là được rồi.
 

Có thể bạn quan tâm

Top