Có Hình Saigon-Chợ Lớn và Nam bộ: Từ tiền sử đến Phù Nam, đế quốc Khmer và vương quốc Champa

Ai thích chủ đề Sg gia định tây nam bộ có thể đọc cuốn Sài Gòn năm xưa của cụ Vương hồng Sển viết thời 1960 rất hay. Trên youtube có sách nói, hơn 7 tiếng, giọng Thái hoàng Phi đọc cũng truyền cảm phết.
 
M miện moi mà
Người Mọi :

Có lẽ người Mọi (Mán) là chỉ dân tộc Dao, không phải Miên (Khmer)

Nhà Nguyễn cho dân được tự nhiên chiếm đất, cho họ thâu nhận những người Mọi từ trên đầu nguồn xuống để mua làm đầy tớ, đứa ở, sai khiến, hầu hạ.

Khi di dân đến vùng ngã ba sông Saigon-kênh Tàu Hủ-rạch Thị Nghè định cư ở dọc bờ sông và rạch, thì phía trong về hướng Tây và Bắc vẫn là rừng hoang rất thưa dân, ở đó vẫn còn những thổ dân bản địa và hoang thú, nhưng dần dần được khai hoang trồng trọt và nơi mồ mả chôn cất được đặt ngoài thành phố Gia Định, như vùng Gò vấp, cánh đồng tập trận và cánh đồng mả. Vào thế kỷ 18, Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”, cho biết vùng Saigon còn rừng rậm dày đặc, người “mọi” (Mán) được dùng làm nô lệ cho lưu dân đến vùng đất mới lập nghiệp :

“Miền Đồng-nai về phủ Gia-định từ cửa bể Cần Giờ, cửa Sài-lạp, cửa đại và cửa tiểu đều là rừng rậm kể hàng hơn một nghìn dặm. Đấy là đất trước kia họ Nguyễn đã đánh Cao-miên mà lấy được. Họ Nguyễn chiêu mộ những dân có của ở Quảng-nam, Điện-bàn, Quảng-nghĩa và Quy-nhân đến ở để khai khẩn đất hoang thành ra ruộng lúa tốt, ai khai hoang được thì có quyền chiếm làm của riêng, làm nhà cửa, mở vườn nương, giồng cau, giồng lúa, giồng dừa. Lại đem những con giai con gái người xứ mọi bán cho dân ở nơi mới khai khẩn để họ dùng làm tôi tớ ( người đen tóc quăn là Mán thực giá tiền 20 quan một người; người hơi trắng giá tiền hơn 10 quan một người). Chúng lấy lẫn nhau sinh sôi khôn lớn, làm ruộng rất khéo. Vì thế thóc gạo rất nhiều. Mỗi một địa phương hoặc 40 hay 50 nhà giầu, hoặc 20 hay 30 nhà giầu. Mỗi nhà có đến 50 hay 60 người điền tốt và trâu bò có đến 300 hay 400 con. Cày bừa cấy gặt không lúc nào rãnh công việc. Hằng năm tháng 11 tháng 12 xay thóc ra gạo, đem bán để ăn tết. Đến tháng giêng thì ăn chơi không phải xay giã gì nữa. Ngày thường bán thóc gạo vào Phú-xuân để mua các thứ lụa hoa, vóc nhiễu do tàu buôn Trung-quốc mang đến. Họ ăn mặc lịch sự, ít khi mặc áo vải.


Người Miên :

(Nên đọc bài viết, để tránh gây những hiểu lầm không hay cho anh em người dân tộc khmer, khi gọi là “người Miên”)

1. Dân tộc Khmer một dân tộc chiếm phần lớn dân tại Rạch Giá chỉ sau dân tộc Kinh và Hoa.
2. Người Khmer sẽ tỏ ra khá tức giận khi bị gọi là ”Miên”, sẽ coi đó là một sự nhạo mạn dân tộc.
- Vậy từ đâu xuất phát ra tên gọi “Miên”?
Đất nước Campuchia trước đây có tên gọi cũ là Cao Miên, xa xưa hơn nữa là Chân Lạp. Nhưng cái tên Cao Miên được sử dụng trong thời gian dài hơn, nhiều người Việt thế hệ cũ cũng đã quen với cách gọi này, cũng như thủ đô PhnômPênh với cái tên Việt hoá là Nam Vang vậy.
- Khi đã hiểu rõ nguồn gốc thì người Khmer họ sẽ không cảm thấy nhạy cảm khi nghe mọi người gọi là “Miên” nữa.
- Nhưng phần lớn ngày nay người khác thường dùng từ “Miên” để sử dụng diễn đạt với một chủ đích trêu ghẹo, không tốt, thành ra trở thành một từ ác cảm.
3. Tiếng Khmer mà nhiều người Kinh biết đến và hay nói nhại theo mang tính chất đùa, là: “chay-me” (chửi thề); “sút-sđay” (chào);...
4. Bài hát có tiếng Khmer mà ai cũng biết hát: “sóc-sờ-bai, boòng, tâu-na-boòng-tâu-na-boòng-ơ...”
5. Người Khmer chính cống, “gặt” rất hiền lành, kham khổ và chịu cực chịu làm, họ thật thà và không gian manh trong cuộc sống cũng như làm ăn.
6. Người khác luôn mặc định là họ đang nói xấu, khi tự dưng đang nói chuyện với mình, thì quay qua bắn tiếng Khmer! Dù không hiểu nội dung họ đang nói với nhau là gì?
7. Thay vì gọi là “Người Miên” những người khi đã biết ý, tôn trọng lẫn nhau sẽ gọi như: người dân tộc, người Khmer, người campuchia,...
8. Hầu hết thế hệ mới là người Khmer lai với người Kinh, đẹp nhất là lai người Hoa. Tiếng Khmer trong giới trẻ cũng dần ít được sử dụng lại, có người nghe được nhưng không biết nói.
10. Người Khmer sống ở khắp nơi tại Rạch Giá, thường tập trung đông nhất ở khu vực gần Chùa: Rạch Sỏi, phường Vĩnh Quang, Láng Cát, xã Phi Thông... họ cũng có những món ăn đặc sản khá nổi tiếng như: Bánh tét cổ truyền, mắm,...
 
Vậy thế nào là Tập đế?

Tập: là chứa và dồn thêm mỗi ngày một nhiều hơn còn Đế là sự thật vững chắc.

Như thế, Tập đế là sự thật vững chắc nói về nguyên nhân của những nỗi khổ đã tích lũy lâu đời, lâu kiếp trong mọi chúng sinh và đây chính là cội rễ của sanh tử luân hồi.
Tập Đế là Samudaya 🆘 🆘
 
đọc bộ sách của ông sơn nam về nam kỳ củng hay
Sơn nam viết lan man quá, ko hay bằng ông Sển. Sơn nam viết văn, viết truyện hay thôi. Trước đó nữa có Trương Vĩnh Ký, nhưng sách ông Ký thời xưa quá, các địa danh nay ko còn. Trước nữa có cuốn Chân lạp phong thổ ký, của nhà buôn hay sứ tàu nam du viết lại, cũng nhiều giá trị.
 
Sửa lần cuối:
À nhân nói về cụ Sển, một học giả, nhà văn, nhà sưu tầm cổ vật, nhà biên soạn khảo cứu về Sài gòn và nam bộ xưa, cho đến trước 1975.
Ông người gốc Tàu, ông nội di cư sang sống ở Sóc trăng, đến ông cũng 3 đời.
Trẻ làm thư ký cho các công sở Pháp. Mê cổ vật, giành gần cả đời sưu tầm. Đến cuối đời sợ con cháu ko gìn giữ được, tặng hết cổ vật và ngôi nhà gỗ cổ được phục dựng trên đất của ổng ở Bình thạnh, Sg. Ngôi nhà được nhà nc công nhận di tích cấp Tp.
Nhưng ổng toi thì Nn hốt hết cổ vật mang vô bảo tàng, căn nhà bỏ bê cho xuống cấp dột nát. Chắc đợi sập cmn thì thu hồi đất là xong.
 
Top