Sáp nhập 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, nuôi cá to bự

Sáp nhập hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái, dự kiến thành một tỉnh mới mang tên tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) đặt tại Yên Bái hiện nay. Tỉnh mới sau hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai sẽ có tiềm năng to lớn về nuôi cá nước ngọt to bự, nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi-"cá quý tộc".
Thông tin về việc sáp nhập đã và đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận, đặc biệt là doanh nghiệp và nông dân.

Nuôi cá "quý tộc", nuôi cá lòng hồ Thác Bà, nông dân thành tỷ phú​

Trong lĩnh vực thủy sản, nhiều nông dân tỷ phú tại tỉnh Lào Cai và Yên Bái nhìn nhận đây là cơ hội để mở rộng thị trường, kết nối vùng sản xuất, đồng thời cũng là phép thử về năng lực thích ứng trong điều kiện mới.

150517z5878143638696_8b2158377c208d643be5fa546b7040d5-1503.jpg
Anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai chia sẻ về cơ hội nghề nuôi cá. Ảnh: Mùa Xuân.
Là một trong 63 nông dân xuất sắc toàn quốc năm 2024, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã có những chia sẻ tâm huyết về tiềm năng, lợi thế và cả những trăn trở khi Lào Cai và Yên Bái sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới.

vinh-vinh-hy-4-1208.jpg
2 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa sáp nhập, tỉnh hợp nhất có một "báu vật đặc biệt", cả nước chỉ có một
Anh Nguyễn Văn Hợp chia sẻ: Việc hợp nhất hai tỉnh sẽ không tác động quá lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nuôi trồng thủy sản tại Lào Cai.

Thị trường tiêu thụ vẫn được giữ nguyên. Khi sáp nhập, quy mô địa giới hành chính mở rộng sẽ tạo thêm nhiều cơ hội phát triển cho ngành thủy sản.

Hiện nay, tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ao, hồ nhỏ ở Lào Cai đạt hơn 2.280 ha. Trong khi đó, tỉnh Yên Bái đang sở hữu tổng diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản lên đến hơn 22.390 ha, gấp gần 10 lần so với Lào Cai.

Ngoài ra, địa phương này cũng đang duy trì hơn 2.645 lồng cá trên vùng lòng hồ thủy điện Thác Bà.

Sự chênh lệch lớn về quy mô diện tích mặt nước được xem là lợi thế để khai thác hiệu quả các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá chép giòn, cá trắm, cá hồi, cá tầm, cá lăng… Những loại cá này đang có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường, nhất là tại các đô thị lớn.


Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng sản phẩm vẫn là nỗi băn khoăn lớn của người nuôi thuỷ sản.

lang-nom-lang-co-o-hung-yen-1-1947.jpg
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới có 2 làng cổ đẹp như phim, có làng tỷ phú
“Nếu làm tốt, sản phẩm sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị trường. Ngược lại, nếu buông lỏng kiểm soát, người chăn nuôi sẽ mất chỗ đứng, nhất là với mặt hàng thủy sản sạch,” anh Hợp nhấn mạnh.

Hiện gia đình anh Hợp đang nuôi thử nghiệm hơn 10.000 con cá rô phi hướng đến xuất khẩu.

Theo anh Hợp, để đạt được chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp, ngành trong việc kiểm định, đánh giá chất lượng, đảm bảo cá không nhiễm kim loại, không tồn dư độc tố. Khi đó, mới có thể chế biến sâu và phát triển thành sản phẩm OCOP.

150517150403img_9741-1503.jpg

Anh Trần Chung Hưng, tỷ phú Lào Cai ở phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa (Lào Cai) cho rằng việc hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái sẽ mở ra cơ hội lớn cho việc phát triển nghề nuôi cá. Ảnh: Mùa Xuân.

duong-hoa-nong-thon-moi-ha-nam-1010.jpg
Đường hoa nông thôn mới đẹp tinh tươm ở Hà Nam, dân tha hồ chụp ảnh, quay phim
Với diện tích gần 2 ha ao ươm, mỗi năm gia đình anh Hợp cung cấp ra thị trường khoảng 100.000 con cá chép giống.

Ngoài ra, anh còn nuôi thương phẩm các loại cá như cá chép lai, cá chép giòn, cá trắm, cá rô phi theo mô hình thâm canh gối vụ. Sản lượng đạt trung bình hơn 100 tấn/năm, mang về doanh thu khoảng 4,6 tỷ đồng.


Không chỉ riêng nông dân Nguyễn Văn Hợp, nhiều nông dân tại các địa phương khác cũng kỳ vọng vào những cơ hội mới sau sáp nhập.

Anh Trần Chung Hưng, phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa (Lào Cai) - nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, cho rằng: Việc hợp nhất tỉnh và bỏ cấp huyện sẽ không gây xáo trộn lớn đến hoạt động sản xuất. Đây còn là cơ hội tốt để mở rộng quy mô, đặc biệt là với các hộ nuôi thủy sản nước lạnh.

“Nghề nuôi cá nước lạnh và cá ao hồ đã có sự phối hợp chặt chẽ từ trước tới nay. Do đó, việc sáp nhập 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái sẽ giúp rút ngắn quy trình thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất sang Yên Bái”, anh Hưng cho biết.

dong-vat-hoang-da-la-liet-o-khu-rung-go-lo-xa-mat-tinh-tay-ninh-0951.jpg
Khu rừng rộng 30.000ha ở Tây Ninh thấy động vật hoang dã la liệt, có con khỉ thò tay 'xin' quả chín
Hiện tại, anh Hưng đang vận hành 5 trại nuôi cá tầm, cá hồi với hơn 100 bể nuôi tại Sa Pa, tổng diện tích khoảng 8 ha.

Mỗi năm, trại cá mang lại doanh thu ước tính khoảng 9 tỷ đồng. Đồng thời, anh cũng đang đầu tư thêm các điểm nuôi cá tại Yên Bái.

“Yên Bái có lợi thế về vùng lòng hồ rộng lớn, còn Lào Cai có khí hậu mát mẻ, điều kiện lý tưởng để sản xuất con giống.

Nếu tận dụng tốt, hai địa phương có thể hỗ trợ lẫn nhau, hình thành chuỗi liên kết nuôi – chế biến – tiêu thụ bền vững”, anh Hưng chia sẻ thêm.
 
  • :*
Reactions: htp
Má, làm như thể lúc chưa sáp nhập thì đéo nuôi đc cá ấy, sáp nhập xong cá Yên Bái đổi tên thành cá Lào Cai tự dưng cá lớn như thổi ah :)))))
 

Có thể bạn quan tâm

Top