-Năm 2015, tạp chí Nature Communications từng đăng, một nhóm các học giả người Pháp thông qua vệ tinh radar đã phát hiện hơn 11700 năm trước tại châu Phi, có 1 con sông rất dài, con sông này đã chạy qua khắp đại lục châu Phi.
-Cấu trúc kỳ lạ phía tây sa mạc Sahara, được gọi là cấu trúc Richat, nó còn có 1 cái tên khác là “con mắt Sahara” hay “con mắt Châu Phi”. Và ko khó hiểu tại sao chúng ta gọi nó là con mắt khi nhìn từ trên cao. Đây là 1 cấu trúc hình xoắn ốc với kích thước khổng lồ, kèm theo sự đối xứng bất thường về màu sắc và hình dạng. Có thể nhiều người sẽ tự hỏi, cấu trúc bí ẩn này là gì, tại sao tôi chưa bao giờ nghe kể về nó?
-Tuy nhiên, sự hấp dẫn của cấu trúc Richat còn vượt xa hình dạng bí ẩn của nó, vì thực tế, có rất nhiều điểm tương đồng giữa cấu trúc này với các mô tả của Plato về thành phố cổ huyền thoại đã biến mất – Atlantis. Và các đặc điểm tương đồng đáng kinh ngạc đến mức chủ đề về cấu trúc Richat-Atlantis, đã trở thành 1 chủ đề đc tranh luận sôi nổi nhất liên quan đến các nền văn minh cổ đại đã biến mất của con người.
-Hầu hết mọi người khi nghe về Atlantis đều nghĩ về 1 thành phố hư cấu nào đõ đã tốn tại dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, có 1 sự thật ít tai biến đến đó là: nguồn gốc thực sự của Atlantis lại đc bắt nguồn từ người Ai Cập cổ đại, khi họ đã khắc trên đá một câu chuyện nói về những người sống sót của thành phố Atlantis, một nền văn minh cực kỳ tiên tiến cho đến 12000 năm trước, khi hòn đảo của họ bị xóa sổ bởi 1 trận đại hồng thủy. Và những người may mắn sống sót sau thảm họa của Atlantis đã tìm đường đến vùng châu thổ sông Nile để bắt đầu lại từ đầu, với tư cách là những người khai hoang.
-Mặc dù Atlantis đã biến mất nhưng sự tò mò của con người về nó vẫn chưa từng dừng lại. Một trong những nguyên nhân rất lớn đó là? Miêu tả về sự tồn tại của Atlantis ko chỉ có 1 mình Plato.
-Ngay cả đến cha đẻ con môn sử học là Herodotus (484 TCN - 425 TCN) cũng từng ghi chép lại 1 cách chi tiết về sự tồn tại của Atlantis. Thậm chí ông còn vẽ ra 1 tấm bản đồ mô tả vị trí của Atlantis. Căn cứ theo mô tả của Herodotus thì Atlantis chính là nằm ở phía Tây châu Phi ngày nay. Điều quan trọng tấm bản đồ ko chỉ đánh dấu vị trí cụ thể của Atlantis, ngay cả đến con sông cổ ở châu Phi mà năm 2015 các nhà địa lý học thông qua vệ tinh mới tìm thấy cũng đã xuất hiện trên tấm bản đồ này. Điều này khiến cho người ta bắt đầu xuy xét. Nếu như hơn 2400 năm trước Herodotus có thể đánh dấu chính xác 1 con sông cổ vậy thì liệu rằng Atlantis trên bản đồ có đúng là cũng tồn tại hay ko?
Tấm bản đồ mô tả vị trí thành phố Atlantis của sử gia Herodotus
Herodotus mô tả chính xác vị trí của Atlantis và cả con sông cổ đại
-Như đã nói lúc đầu, câu chuyện về Atlantis có nguồn gốc đầu tiên từ những người Ai Cập cổ, thông qua các bản khắc trên đá, họ đã mô tả 1 đế chế hùng mạnh, có tên là Atlantis. Bao gồm 10 vương quốc và thành phố thủ đô nằm trên 1 hòn đảo với 3 vòng nước và 3 vòng đất.
-Khi nhìn vào cấu trúc Richat, chúng ta thấy rằng nó hoàn toàn khớp với những gì đc mô tả của người Ai Cập.
-Atlantis cũng đc cho là có rất nhiều loại đá màu đen, đỏ , trắng, và trên thực tế chúng ta có thể tìm thấy tất cả các loại đá đó với màu sắc khác nhau ngay tại cấu trúc Richat.
-Atlantis cũng đc cho là có rất nhiều voi và hiện nay ở Mauritania một quốc gia ở châu Phi với 90% lãnh thổ nằm trên sa mạc Sahara, ko cách xa cấu trúc Richat bao nhiêu cũng có rất nhiều voi. Và ngay cả trên 1 bức tranh đc khắc trong hang động có niên đại hàng ngàn năm, trên thực tế cho thấy số lượng lớn voi đã tồn tại ở đây.
Hình khắc voi trong 1 hang động ở Mauritania
-Atlantis đc cho là 1 thành phố trù phú nhiều trái cây, rau quả, thực vật. Và thật đáng kinh ngạc, sau nhiều nghiên cứu, Sa mạc Sahara trước đây chưa từng tồn tại vào cách đây khoảng 11600 năm, Sahara là 1 thiên đường nhiệt đới xanh tươi, them vào đó Atlantis đc cho là tạo thành từ những con sông và những hồ nước ngọt rất lớn. Atlantis cũng đc mô tả là có rất nhiều kim loại (đồng, sắt, vàng). Ngày nay, tại Mauritania các mặt hang xuất khẩu phổ biến cùng là đồng, sắt, vàng.
-Atlantis đc tạo ra bởi thần biển Poseidon, với 10 người con trai thống trị 10 vương quốc tạo nên đế chế Atlantis hùng mạnh. Người con trai cả vị vua đầu tiên có tên là Atlat, và thật trùng hợp, vị vua đầu tiên của bộ tộc Mauritania cũng có tên là Atlat.
-Mặc dù có rất nhiều điểm tương đồng, nhưng chưa thể khẳng định cấu trúc Richat chính là tàn tích của thành phố Atlantis cổ xưa.
-Có nhiều phản biện cho rằng cấu trúc Richat cao hơn 370m so với mực nước biển thì làm sao có thể là vị trí của 1 hòn đảo mà xung quanh là đại dương.
-Bức ảnh từ trên cao này, nếu để ý sẽ thấy những vùng màu trắng, và những vùng trắng này thực sự là muối, thậm chí là rất nhiều muối. Trên thực tế Mauritania cũng là nơi xuất khẩu và vận chuyển muối rất nhiều. Do đó, rất có thể xung quanh cấu trúc Richat trc đây đã từng là đại dương.
-Ngoài ra, ảnh chụp trên không cũng cho thấy xung quang cấu trúc Richat có những khu vực bị xói mòn, rất có thể cấu trúc này bị càn quét bởi 1 trận đại hồng thủy xưa kia.
Muối được phát hiện xung quanh cấu trúc Richat
Địa hình bị xói mòn
-Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, khu vực bắc Phi ngày nay đã từng nằm dưới đại dương, đó là thời điểm nước biển tạo thành 1 con đường cắt ngang sa mạc Sahara ngày nay. Chúng ta hãy xem 2 bức ảnh này. Bức ảnh bên phải, mũi tên màu xanh nhạt thể hiện cho đường biển, mũi tên màu đỏ là cấu trúc Richat. Bức ảnh bên trái, mũi tên màu đỏ chỉ ra đường đi của trận đại hồng thủy, thông qua các dấu vết sói mòn đc nhận ra từ ảnh chụp vệ tinh. Và nếu Atlantis bị những dòng nước khổng lồ từ hướng Tây Bắc thì chuyện gì sẽ xảy ra?
-Nếu xem xét cẩn thận các mốc thời gian, khi Solon nhà lập pháp của Hy Lạp đến Ai Cập, thì chúng ta cũng có 1 kết nối khác. Theo ghi chép, Solon đến Ai Cập vào năm 600 TCN. Tức là cách ngày nay khoảng 2600 năm. Ông đc người Ai Cập cho biết thành phố Atlantis đã bị phá hủy cách đó 9000 năm.
Solon (630 TCN – 560 TCN) nhà lập pháp Hy Lạp, tổ tiên của Plato
2600 + 9000 = 11600 năm. Và lại có 1 sự trùng hợp khi 11600 năm trước cũng là thời điểm thảm họa khí hậu “
Younger Dryas” xảy ra ở bắc bán cầu. Thời kỳ này kéo dài khoảng 1300 năm và đã kích động 1 cái gọi là “xung nước nóng chảy 1B” hoặc là sự kiện “gia tang thảm khốc CRE2”. Sự kiện này đã khiến mực nước biển toàn cầu tang đột ngột. Với những sự kết nối trên, có thể nói vào khoảng 11600 năm trước, có 1 sự kiện rất tồi tệ đã xảy ra trên hành tinh của chúng ta.
Mốc thời gian về thảm họa khí hậu Younger Dryas
-Và có 1 câu chuyện khác rất ít đc biết bởi người Ai Cập cổ. Đó là khi chúng ta đến ngôi đền Horus trên bờ tây sông Nile. Chúng ta sẽ thấy người Ai Cập cổ khắc trên đá 1 văn bản mô tả tổ tiên của họ là những người sống sót đến từ 1 hòn đảo đã bị phá hủy trong 1 trận đại hồng thủy và họ cũng nói rằng tất cả những gì còn lại của vùng đất đã bị nhấn chìm chỉ là lau sậy và cỏ xuyên qua mặt nước. Điều này có nghĩa là Atlantis đã từng là 1 vùng đất nông đến mức cỏ vẫn có thể nhìn thấy đc, chứ ko phải 1 thành phố trong lòng đại dương.
Văn tự cổ ở ngôi đền Horus
-Câu chuyện về thành phố Atlantis cách đây 12000 năm và nguồn tư liệu duy nhất đó là các cuộc đối thoại của Plato trong Critias và Timeaus. Và các cuộc đối thoại này dựa trên các trích dẫn của Solon nhà chính khách của Athens cổ đại, người đã viếng thăm Ai Cập khoảng năm 600TCN. Và Solon đã đc các tu sĩ Ai Cập kể cho nghe về câu chuyện của nền văn minh Atlantis.
-Người ta cũng cho rằng Plato tìm thấy các thông tin về Atlantis từ những bài viết tiếng Ai Cập cổ đại. Do đó rất khó có thể biết chuyện gì đã xảy ra với nền văn minh Atlantis, một nền văn mình đc kể qua rất nhiều thế hệ và nhiều ngôn ngữ khác nhau.
-Plato nói rằng Atlantis là một nền văn minh vĩ đại, đã bị hủy diệt trong một thảm họa tự nhiên. Và ông đã từng bị cười nhạo bởi các nhà sử học và giới hàn lâm.
-Như đã nói phía trên khoảng thời gian 11600 năm trước là 1 chương đầy thảm họa trong lịch sử địa chất, nó là thời điểm xảy ra thảm họa bang tan, khi đó nước biển tăng mạnh vào cuối kỷ Younger Dryas. Nếu Plato bịa ra câu chuyện Atlantis thì ông đã bịa chính xác 1 cách đáng kinh ngạc đối với địa chất học hiện đại. Các nhà khảo cổ thường từ chối những nền văn minh cổ đại và có xu hướng theo thuyết phát triển ổn đinh, họ ko thích lý thuyết tai biến cho lắm. Và có xu hướng ko xem trọng các thảm họa đã xảy ra trong lịch sử loài người. Chúng ta có lẽ nên xem lại thái độ của mình với những câu chuyện lịch sử.
-Và câu trả lời của nhà nghiên cứu
Graham Hancock khi ông đc hỏi về nội dung tóm tắt của cuốn sách “
dấu vân tay của thượng đế” là 1 trong những câu trả lời sâu sắc nhất về sự phát triển của lịch sử nhân loại.
“Chúng ta là một giống loài mất trí nhớ, đã có nhiều chương bị lãng quên trong lịch sử nhân loại, mà chúng ta ko đoái hoài đến khi xem xét chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại ở đây? Những lích sử đó đã bị chôn vùi, một phần bởi các thảm họa toàn cầu, ví dụ như khoảng 12000 năm trước, một phần lực lượng các nhà khảo cổ không muốn những thông tin đó. Họ muốn ý tưởng về sự phát triển của nhân loại theo 1 đường thẳng, từ nguyên thủy, thời đồ đá, săn bắn, hái lượm cho đến nền văn minh có tổ chức, cho đến chúng ta ngày nay – đỉnh cao của lịch sử nhân loại. Khi bạn tin vào thời gian biểu đó, hẳn bạn sẽ khó chịu khi khám phá ra rằng có những nền văn minh đã tồn tại trước đó với trình độ rất cao và bị diệt vong bởi thảm họa trên quy mô khủng khiếp. Như Pato đã nói, con người phải bắt đầu lại, như những đứa trẻ không có ký ức của quá khứ…”
Kết luận:
-Theo các bạn, lục địa Atlantis có thực sự tồn tại hay chỉ là một câu chuyện của Plato vẽ ra nhằm hướng tới con người về một xã hội văn minh và cách ứng xử về đạo đức ?