Ignatz
Cái nồi có lắp
Những ai sống ở miền Nam thời Đệ nhị Cộng hòa chưa nghe nói đến ông “Cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ bao giờ. Trong vụ án “tình báo” ở Phủ Tống thống VNCH thì người đứng đầu là ông Huỳnh Văn Trọng, với chức vụ chính thức là Phụ tá chính trị kiêm Cố vấn tại Phủ Tổng thống, ngang cấp Bộ trưởng; các ông Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật, Bửu Chương, Vũ Văn Hiếu ... là nhóm chuyên viên làm việc dưới quyền ông Trọng. Những người sống dưới thời Đệ nhất Cộng hòa cũng không nghe có ông Cố vấn nào tên Vũ Ngọc Nhạ cả, ngoài cố vấn duy nhất là ông Ngô Đình Nhu.
Theo lời kể của ông Nguyễn Xuân Hòe, nhân vật số 3 trong vụ án Huỳnh Văn Trọng – Vũ Ngọc Nhạ, với người viết những dòng này, hai vụ án Đại úy Trần Ngọc Hiền và Phụ tá chính trị Huỳnh Văn Trọng là hai đòn ngầm giữa Phủ Tổng thống VNCH và Tòa Đại sứ Mỹ tại miền Nam. Trước tiên, Mỹ tự mình tiếp xúc để thương thảo với MTGPMN, phớt lờ Phủ Tổng thống, khi Đại úy Trần Ngọc Hiền (anh ruột dân biểu Trần Ngọc Châu, nguyên Tỉnh trưởng Kiến Hòa), đại diện Mặt trận đi vào Sài Gòn để bàn thảo với sứ quán Mỹ, tình báo VNCH hay được, đón lỏng, bắt Hiền đưa ra tòa, đày ra Côn Đảo.
Vụ Huỳnh Văn Trọng lại là đòn của Tòa Đại sứ Mỹ chơi lại Phủ Tổng thống: ông Huỳnh Văn Trọng được lệnh ông Thiệu tiếp xúc riêng với Mặt trận, sứ quán Mỹ bắt được tín hiệu liên lạc, công khai hóa sự việc, ông Thiệu trong thế kẹt, phải đưa ông Trọng và cả nhóm ra tòa. Năm 1971, khi kẻ này ra làm việc tại Côn Đảo (lúc đó là Côn Sơn) thì nhóm Huỳnh Văn Trọng được xem là “những viên chức chính phủ VNCH bí mật tiếp xúc với phía CS, bị phát hiện”, vì thế nhóm này và nhóm tù Trần Đình Vọng, một đàn em của ông Thiệu, nguyên Tỉnh trưởng Bình Định kiêm Thị trưởng Qui Nhơn (bị tử hình vì tham nhũng), được cấp cho hai ngôi nhà khang trang chung vách nhau, cư ngụ và đi làm việc ở các Ty Sở như một dạng công chức làm việc không lương. (Vụ án tham nhũng của ông Vọng lại có những ẩn tình khác, người viết bình luận này được nghe chính ông Vọng kể lại, và từng kể lại trong một loạt bài viết về Côn Đảo).
Vì từng là quan lại cao cấp trong chính phủ Bảo Đại, không từng là cán bộ CS, sau hiệp định Paris 27.1.1973, lúc hai bên cùng thả tù binh, ông Huỳnh Văn Trọng xin ở lại miền Nam. Điều này, báo chí Sài Gòn đăng rõ. Trong vụ án Huỳnh Văn Trọng-Vũ Ngọc Nhạ, vì ông Nhạ là người CS cao cấp nhất trong “cụm tình báo chiến lược” nên sau tháng 4.1975, ông được “thăng chức” lên “Cố vấn” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, còn ông Cố vấn chính thức Huỳnh Văn Trọng chẳng mấy khi được nhắc tới. Nhận vơ cái không thuộc về mình, điều này cũng thuộc về liêm sỉ ở đời.
Theo lời kể của ông Nguyễn Xuân Hòe, nhân vật số 3 trong vụ án Huỳnh Văn Trọng – Vũ Ngọc Nhạ, với người viết những dòng này, hai vụ án Đại úy Trần Ngọc Hiền và Phụ tá chính trị Huỳnh Văn Trọng là hai đòn ngầm giữa Phủ Tổng thống VNCH và Tòa Đại sứ Mỹ tại miền Nam. Trước tiên, Mỹ tự mình tiếp xúc để thương thảo với MTGPMN, phớt lờ Phủ Tổng thống, khi Đại úy Trần Ngọc Hiền (anh ruột dân biểu Trần Ngọc Châu, nguyên Tỉnh trưởng Kiến Hòa), đại diện Mặt trận đi vào Sài Gòn để bàn thảo với sứ quán Mỹ, tình báo VNCH hay được, đón lỏng, bắt Hiền đưa ra tòa, đày ra Côn Đảo.
Vụ Huỳnh Văn Trọng lại là đòn của Tòa Đại sứ Mỹ chơi lại Phủ Tổng thống: ông Huỳnh Văn Trọng được lệnh ông Thiệu tiếp xúc riêng với Mặt trận, sứ quán Mỹ bắt được tín hiệu liên lạc, công khai hóa sự việc, ông Thiệu trong thế kẹt, phải đưa ông Trọng và cả nhóm ra tòa. Năm 1971, khi kẻ này ra làm việc tại Côn Đảo (lúc đó là Côn Sơn) thì nhóm Huỳnh Văn Trọng được xem là “những viên chức chính phủ VNCH bí mật tiếp xúc với phía CS, bị phát hiện”, vì thế nhóm này và nhóm tù Trần Đình Vọng, một đàn em của ông Thiệu, nguyên Tỉnh trưởng Bình Định kiêm Thị trưởng Qui Nhơn (bị tử hình vì tham nhũng), được cấp cho hai ngôi nhà khang trang chung vách nhau, cư ngụ và đi làm việc ở các Ty Sở như một dạng công chức làm việc không lương. (Vụ án tham nhũng của ông Vọng lại có những ẩn tình khác, người viết bình luận này được nghe chính ông Vọng kể lại, và từng kể lại trong một loạt bài viết về Côn Đảo).
Vì từng là quan lại cao cấp trong chính phủ Bảo Đại, không từng là cán bộ CS, sau hiệp định Paris 27.1.1973, lúc hai bên cùng thả tù binh, ông Huỳnh Văn Trọng xin ở lại miền Nam. Điều này, báo chí Sài Gòn đăng rõ. Trong vụ án Huỳnh Văn Trọng-Vũ Ngọc Nhạ, vì ông Nhạ là người CS cao cấp nhất trong “cụm tình báo chiến lược” nên sau tháng 4.1975, ông được “thăng chức” lên “Cố vấn” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, còn ông Cố vấn chính thức Huỳnh Văn Trọng chẳng mấy khi được nhắc tới. Nhận vơ cái không thuộc về mình, điều này cũng thuộc về liêm sỉ ở đời.