Live Sự tích trái boom tiểu hạt nhân đã bán muối cho hàng nghìn thanh niên đồng hương quê tôi tại trận Xuân Lộc

Nguyvoky

Con chim biết nói
Khi Xuân Lộc bị tấn công, hai Pháp kiều là chủ đồn điền S.I.P.H và Túc Trưng bị quân CSBV bắt trong đêm, vì lầm tưởng họ là cố vấn Mỹ. Được thả ra, hai Pháp kiều đến Núi Thị trình diện TĐT/TĐ2/43. Họ là những người rất am tường địa thế. Các đồn điền cao su bao quanh Xuân Lộc, hầu hết thuộc tài sản của họ. Họ đã chỉ trên bản đồ những vị trí tập trung quân CSBV, những kho hậu cần, những con đường vận chuyển tiếp liệu. Một trong hai Pháp kiều là cựu Trung úy Dù, từng tham dự trận Điện Biên Phủ, người kia có vợ là người Việt, có đứa con trai riêng của người vợ đang phục vụ trong lực lượng NQ/LK. Những tin tức thuộc loại A1 này đã được gửi ngay về Phòng 2/SĐ. Phối hợp và kiểm chứng cùng các tin tức khác, Tướng Đảo cho đánh bom chính xác vào các mục tiêu.
Hai trái bom được xử dụng tại Mặt trận Xuân Lộc tháng Tư năm 1975 là bom BLU-82. BLU-82 là chữ viết tắt của Bomb Live Unit – 82. Bom nổ ở độ cao, tạo ra một đám mây có đường kính lối 100 mét, dày hơn 2 mét. Bom sẽ đốt hết dưỡng khí trong một khu vực rộng 2 mẫu Anh, và mọi sinh vật trong khu vực sẽ chết trong tình trạng tự nhiên. Bom nặng 15.000 pounds, chứa gas hổn hợp Propane và TNT. Tùy theo tính chất của mục tiêu, bom có loại văng miểng, có loại gây hơi ép.
Dư luận quần chúng, và ngay cả Hà Nội, hai trái bom thả xuống Mặt trận Xuân Lộc là bom CBU-55. Hà Nội và cả Bắc Kinh đều la làng rằng Mỹ – Ngụy đã xử dụng bom “Tiểu nguyên tử”, có tầm sát thương lớn. Theo “Tuyến Thép Xuân Lộc” của Đại tá Hứa Yến Lến, TMT/HQ/SĐ18BB, được Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng P3/BTTM/QLVNCH xác nhận, đó là loại BLU-82 (Daisy Cutter). Khi Tư lệnh đại đơn vị ngoài mặt trận đề nghị, P3 trình Đại tướng TTM.

Chiều ngày 15.4, khi Chiến đoàn 52 bị tràn ngập, Tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Mặt trận Xuân Lộc đề nghị lên Quân đoàn, Quân đoàn đề nghị về BTTM cho sử dụng loại bom có sức công phá mạnh để tiêu diệt quân xâm lăng CSBV. Hai quả boom này đã được thả rơi đúng sở chỉ huy sư đoàn 341, ước tính làm chết và bị thương khoảng 2000 quân xâm lược CSBV.
Theo hồi ký của đại tá Nguyễn Hữu Chế
P/s: Về sau người ta hay nhầm là VNCH dùng CBU-55 nhưng k phải, chỉ dùng Blu-82 là loại boom chuyên dọn bãi để bộ binh đổ bộ, vũ khí mẽo vẫn ngon, chỉ có trinh sát và tình báo k đc tốt nên bình thường k chỉ đc vị trí đóng quân của bắc việt, chứ nếu bên VNCH đc báo tin tình báo chính xác và đầy đủ như bên Bắc việt thì chơi spam thả boom thôi cũng win rồi
 
Bom nặng 15.000 pounds, chứa gas hổn hợp Propane và TNT. Tùy theo tính chất của mục tiêu, bom có loại văng miểng, có loại gây hơi ép.
BLU-82 được nhồi ammonal, chất ổn định là polystyrene, không có biến thể.
 
Đoạn 2 Pháp kiều bị nhầm là cố vấn Mỹ bị bắt rồi thả tao cảm giác hoang tưởng vl.

Thứ 1 là đoạn này là xác định tèo cmnr, làm đéo có công dân nước ngoài nào đến lúc này ko chạy cho nhanh té về mà lại đi trình báo.
Thứ 2 là bắt thả trong đêm mà 2 lão một thân một mình biết rõ cả căn cứ, kho hậu cần, đường chuyển quân ... Trong khi đấy thì Xuân Lộc được cày nát cả lên để làm tuyến phòng thủ, quá trình chiến đấu liên tục có thông tin của cả 2 bên... Thế mà tướng Đảo đéo biết 1 cái gì đợi thông tin của 2 thằng cựu chiến binh một thân 1 mình hàng chục năm không tham gia chiến đấu ?

Bài này viết có vấn đề lắm.
 
Đoạn 2 Pháp kiều bị nhầm là cố vấn Mỹ bị bắt rồi thả tao cảm giác hoang tưởng vl.

Thứ 1 là đoạn này là xác định tèo cmnr, làm đéo có công dân nước ngoài nào đến lúc này ko chạy cho nhanh té về mà lại đi trình báo.
Thứ 2 là bắt thả trong đêm mà 2 lão một thân một mình biết rõ cả căn cứ, kho hậu cần, đường chuyển quân ... Trong khi đấy thì Xuân Lộc được cày nát cả lên để làm tuyến phòng thủ, quá trình chiến đấu liên tục có thông tin của cả 2 bên... Thế mà tướng Đảo đéo biết 1 cái gì đợi thông tin của 2 thằng cựu chiến binh một thân 1 mình hàng chục năm không tham gia chiến đấu ?

Bài này viết có vấn đề lắm.
Sida, nhảm nhí, thời đó đéo có cảm biến nhiệt vs radar treo trên đầu chỉ điểm như ct nga-u cà đâu
 
Đây là đc chỉ điểm cụ thể ms ném đc, còn k thì phòng không bắc việt dày đặc vs giỏi ngụy trang, k biết chỗ nào mà ném luôn, khoản trính sát và tin tức thì vnch thua chặt
Quân ngoài kia núp trong rừng, đặc công ch vô rừng là nó cắt cổ, thời đấy trinh sát phải ngồi trực thăng coi ống nhòm, mà bay lớ ngớ thì bị bòm, có toạ độ đéo đâu mà đánh, chơi kiểu rải thảm thương vong cao thì cuốc tế lên án. Thua toàn tập
 
Đây là đc chỉ điểm cụ thể ms ném đc, còn k thì phòng không bắc việt dày đặc vs giỏi ngụy trang, k biết chỗ nào mà ném luôn, khoản trính sát và tin tức thì vnch thua chặt
Thực tế là Mỹ ném rất nhiều bom ở chiến dịch Sấm Rền nhưng hiệu quả ko Trích từ cuốn Chip War

Các chiến dịch ném bom ban đầu ở Việt Nam, như Chiến dịch Sấm Rền, kéo dài từ năm 1965 đến 1968, đã thả hơn tám trăm nghìn tấn bom, nhiều hơn số lượng được ném xuống mặt trận Thái Bình Dương trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, hỏa lực này chỉ có tác động nhỏ lên quân đội Bắc Việt Nam, vì hầu hết các quả bom đều trượt mục tiêu.

Không quân Mỹ nhận ra họ cấn phải chiến đấu thông minh hơn. Quân đội đã thử nghiệm nhiều kỹ thuật dẫn đường cho tên lửa và bom, từ điều khiển từ xa đến đầu dẫn hồng ngoại. Một vài trong số các loại vũ khí này, chẳng hạn tên lửa Shrike, được phóng từ máy bay và nhắm vào các cơ sở radar của đối phương nhờ một hệ thống dẫn đường đơn giản hướng tên lửa về phía có nguồn sóng vô tuyến của radar, đã tỏ ra khá hiệu quả. Nhưng nhiều hệ thống dẫn đường khác dường như không được như thế. Vào cuối năm 1985, một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng phát hiện chỉ có bốn trường hợp tên lửa không đối không bắn hạ máy bay đối phương ở ngoài tầm nhìn. Với những hạn chế như vậy, các loại vũ khí được dẫn đường dường như không thể quyết định kết quả của một cuộc chiến tranh.

Quân đội kết luận rằng vấn đề đối với nhiều loại vũ khí được dẫn đường chính là đèn điện tử chân không. Tên lửa phòng không Sparrow III mà máy bay chiến đấu của Mỹ sử dụng trên bầu trời Việt Nam dựa vào các đèn điện tử chân không được hàn bằng tay. Khí hậu ẩm ướt của vùng Đông Nam Á, lực cất cánh và hạ cánh cùng với sự rung lắc của máy bay chiến đấu thường gây ra hỏng hóc. Trung bình cứ 5 đến 10 giờ sử dụng thì hệ thống radar của tên lửa Sparrow hỏng một lần. Một nghiên cứu hậu chiến cho thấy chỉ 9,2% số tên lửa Sparrow được bắn ở Việt Nam trúng mục tiêu, trong khi 66% bị trục trặc, và số còn lại đều trượt mục tiêu.

Đến năm 70-72 trở đi có cải tiến về chip ném chính xác hơn

Đại tá Davis cho Texas Instruments chín tháng và 99.000 đô la để bàn giao quả bom dẫn đường bằng lazer này, và nhờ thiết kế đơn giản, nó đã nhanh chóng vượt qua các cuộc thử nghiệm của không quân. Ngày 13 tháng Năm năm 1972, máy bay Mỹ thả hai mươi tư quả bom xuống cầu Hàm Rồng mà cho đến ngày hôm đó vẫn sừng sững giữa hàng trăm miệng hố bom, như một tượng đài minh chứng cho sự thiếu chính xác của các chiến thuật ném bom trong giai đoạn giữa thế kỷ. Lần này, bom Mỹ đã đánh trúng đích. Loại bom chính xác hơn này cũng phá hủy hàng tá cây cầu khác, các ga đầu mối và các cứ điểm chiến lược. Một cảm biến lazer đơn giản và một vài bóng bán dẫn đã biến một vũ khí có tỷ lệ đánh trúng đích là 0/638 thành công cụ hủy diệt chính xác.
 

Có thể bạn quan tâm

Top