Tài năng trị vì của Tần Thủy Hoàng

Tài thì có , nhưng dùng pháp gia để trị quốc thì chỉ làm người ta sợ chứ ko làm người ta phục . Đến khi chết thì hậu quả con cháu gánh là rõ .
 
Tần Thủy Hoàng là nhân vật lịch sử để lại cho người đời sau rất nhiều tranh luận về thân thế, về phẩm chất… Nhắc đến ông, không ít người hình dung đến sự àn bạo, nhưng cũng có sử gia lại cho rằng ông là “Thiên cổ nhất đế”. Dưới đây xin chỉ ra một vài đặc điểm trong việc trị vì quốc gia của Tần Thủy Hoàng.

Biết nhìn người và dùng người
Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế biết nhìn người, khéo dùng người, quảng nạp hiền tài phục vụ đất nước. Điều này cũng không có nhiều vị Quân vương có thể làm được. Các đời Tần Mục Công, Tần Hiếu Công, Tần Chiêu Tương Vương đều chọn cách chiêu mộ hiền tài, không quản họ là người nước nào. Đến đời Tần Thủy Hoàng cũng chọn phương châm này mà thống nhất được Trung Nguyên. Vô luận là Lý Tư, Úy Liễu hay Trịnh Quốc đều cống hiến hết tài năng của mình cho nước Tần nhưng đều không phải người nước Tần.

Đối xử tử tế với công thần khai quốc và với hoàng tộc các nước
Trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng là một trong số ít vị Hoàng đế sau khi lên ngôi vẫn đối xử tốt với người có công khai quốc. Vô luận là Lý Tư, Úy Liễu, Vương Tiễn hay Mông Điền đều là những công thần khai quốc nhà Tần, Tần Thủy Hoàng ban cho họ rất nhiều vinh hoa phú quý và sự tôn trọng. Sau khi thống nhất lục quốc, ông cũng được người đời ca ngợi rằng đối đãi nhân từ, khoan hậu với vương tộc của 6 nước bị nhà Tần tiêu diệt.

Trong suốt quá trình tại vị, Tần Thủy Hoàng không sát hại một vị công thần khai quốc nào. Điều này rất ít Quân vương khai quốc làm được. Hán Cao Tổ Lưu Bang giết hại gần hết công thần, nổi bật nhất là chuyện trừ khử Hàn Tín. Hoàng đế triều Tống lấy tước cao lộc hậu làm điều kiện để tước bỏ quyền lực của công thần. Hoàng đế Chu Nguyên Chương triều Minh giết tất cả các công thần khai quốc… Trong thời bình, cũng có nhiều công thần bị tru di chỉ vì sự đa nghi của Hoàng đế, như Chủ Phụ Yển thời Hán Vũ Đế.

Sáng lập một loạt chế độ, quy định thống nhất
Sau khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy Hoàng sáng lập một loạt chế độ, quy định thống nhất. Những chính sách này của ông đều có ảnh hưởng lớn đến chính trị, kinh tế và văn hóa của Trung Nguyên suốt hàng ngàn năm.

Trong việc cải cách, ngoài trừ bỏ phân đất phong hầu thành thiết lập chế độ quận huyện ra, ông còn tiến hành nhiều loại cải cách khác nữa như: “Xa đồng quỹ” (thống nhất hệ thống giao thông), “Thư đồng văn” (thống nhất một loại chữ), “Độ đồng xích” (thống nhất chế độ đo lường)... Ông cũng thống nhất các loại tiền tệ của quốc gia “Tiền đồng tệ, tệ đồng hình”. Việc thống nhất chế độ đo lường trọng lượng và thống nhất đồng tiền quốc gia đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của Trung Nguyên sau này.

Tần Thủy Hoàng lên ngôi đã mở rộng bản đồ quốc gia. Trong sử sách có ghi chép rằng, “phía bắc mở rộng thêm ngàn dặm” khiến cho lãnh thổ nhà Tần vô cùng rộng lớn: “Đất đai nhà Tần chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên, phía tây đến Lâm Thao, Khương Trung, phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc, phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.”

Thời Tần Thủy Hoàng tại vị đã gia tăng số quận của Trung Quốc từ 36 lên hơn 40 quận, làm khuyếch đại bản đồ của nước này lên rất nhiều. Những thành tựu mà ông đạt được đều thể hiện ra tài trí mưu lược kiệt xuất.

Xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Trước nước Tần thì nước Tề và nước Triệu đã bắt đầu xây dựng Trường Thành rồi. Mục đích Tần Thủy Hoàng xây dựng Trường Thành là vì ngăn chặn sự xâm lược của dân tộc du mục đến từ phía bắc. Lịch sử chứng minh tầm nhìn này của ông là không sai.

Từ sau đời Tần, các triều đại khác cũng tiếp tục tu kiến Trường Thành. Vạn Lý Trường Thành được đánh giá là công trình phòng thủ quân sự khổng lồ hiếm có, nối tiếp triều đại, trong lịch sử thế giới.

Ngoài Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng còn xây dựng nhiều công trình. Những công trình này có quy mô to lớn, mất thời gian quá lâu để hoàn thành, dẫn đến sự oán trách của dân chúng. Kỳ thực nếu có thể di dưỡng sức dân, thực hiện tầm nhìn của Tần Thủy Hoàng một cách chậm rãi trong vài đời Hoàng đế thì nhà Tần rất có thể đã là một triều đại lâu dài và rực rỡ trong lịch sử.
Tính ra lão Doanh Chính nay đi trước đại à : vì hiện tại cũng đang dùng Pháp gia để trị quốc.
Mà may 1 cái là lão Chính chết sớm và Phù Tô tự hủy , Hồ Hợi thì kém nên Triệu Đà mới tự lập mà xưng vương được. Dân An Nam mít mới có thời gian mà thở lấy sức.
 
Thủy hoàng đế là hoàng đế khởi thủy. Hoàng đế đầu tiên
Đó là danh xưng thiên hạ gọi
Công cái Tam Hoàng
Đức so Ngũ Đế
-> Dung hợp ra Hoàng Đế -> mà lão Chỉnh là khởi nguồn chức này -> nên ra Thủy Hoàng Đế
Có đúng không Át Lát
 
Ko biết vụ Doanh Chính là con của Lã Bất Vi có thật ko nhỉ?
Cái này cũng khó biết lắm.
Nhưng lão là con của Triệu Cơ là chính xác rồi.
Mà Triệu Cơ thì cũng lăng nhăng lắm : lão lã, lão trang vương, lão Lao ái ( có sản phẩm luôn).
 
Cái này cũng khó biết lắm.
Nhưng lão là con của Triệu Cơ là chính xác rồi.
Mà Triệu Cơ thì cũng lăng nhăng lắm : lão lã, lão trang vương, lão Lao ái ( có sản phẩm luôn).
Chính xác thì ko biết rõ đc. Nhưng có thể suy luận, 1 thằng nhu nhược , bất tài như Doanh Dị Nhân khó có thể đẻ ra 1 đứa con tài năng như Doanh Chính. Cái đầu thông minh, tính cách mạnh mẽ như Doanh Chính khả năng kế thừa từ Lã Bất Vi.
 
Chính xác thì ko biết rõ đc. Nhưng có thể suy luận, 1 thằng nhu nhược , bất tài như Doanh Dị Nhân khó có thể đẻ ra 1 đứa con tài năng như Doanh Chính. Cái đầu thông minh, tính cách mạnh mẽ như Doanh Chính khả năng kế thừa từ Lã Bất Vi.
Theo tui nghĩ 1 phần do gien, 1 phần do môi trường phát triển nữa bác ơi.
Mà lão Chính , từ nhỏ bị bắt đi làm hột nhân rồi, nên chắc lão cũng mạnh mẽ và cái đầu thông minh do phải luôn luôn cảnh giác để sống
 
Công cái Tam Hoàng
Đức so Ngũ Đế
-> Dung hợp ra Hoàng Đế -> mà lão Chỉnh là khởi nguồn chức này -> nên ra Thủy Hoàng Đế
Có đúng không Át Lát
Cũng có thể như vậy
Ba triều đại đầu tiên của Tàu là Hạ, Thương, Chu, đều dùng cách cai trị là "phong kiến phân quyền" , kiểu chia nhỏ thuộc địa, rồi cho chư hầu nắm quyền... kết quả diễn ra binh biến liên miên, khi vua ko nắm đc thực quyền, mà các chư hầu lại mạnh lên.
-Đến thời Doanh Chính, rút kinh nghiệm 3 thời trên, mới thay đổi cách cai trị, chuyển sang "phong kiến tập quyền". Tức là quyền lực tập trung vào tay nhà vua hết, quân đội cũng nắm hết.
-Doanh Chính ghép từ Hoàng trong Tam Hoàng và Đế trong ngũ đế thành từ "hoàng đế" để chỉ nhà vua. Hay gọi tắt là đế, nếu lên ngôi vua , người ta gọi là "xưng đế".
-Còn Hạ - Thương - Chu, 3 thời này lên ngôi vua chỉ xưng Vương. ví dụ: Kiệt Vương, Trụ Vương... Về sau, Vương vị chỉ đc nhà vua (Hoàng đế) ban cho người trong hoàng tộc, hoặc cho các đại thần có công lớn...
-Như thời Hán, giai đoạn tiền Tam Quốc, vua Hán là Hán Hiến Đế - Lưu Hiệp, còn Tào Tháo có công, nên đc xưng "Ngụy vương".
 
Sửa lần cuối:
Ba triều đại đầu tiên của Tàu là Hạ, Thương, Chu, đều dùng cách cai trị là "phong kiến phân quyền" , kiểu chia nhỏ thuộc địa, rồi cho chư hầu nắm quyền... kết quả diễn ra binh biến liên miên, khi vua ko nắm đc thực quyền, mà các chư hầu lại mạnh lên.
-Đến thời Doanh Chính, rút kinh nghiệm 3 thời trên, mới thay đổi cách cai trị, chuyển sang "phong kiến tập quyền". Tức là quyền lực tập trung vào tay nhà vua hết, quân đội cũng nắm hết.
-Doanh Chính ghép từ Hoàng trong Tam Hoàng và Đế trong ngũ đế thành từ "hoàng đế" để chỉ nhà vua. Hay gọi tắt là đế, nếu lên ngôi vua , người ta gọi là "xưng đế".
-Còn Hạ - Thương - Chu, 3 thời này lên ngôi vua chỉ xưng Vương. ví dụ: Kiệt Vương, Trụ Vương... Về sau, Vương vị chỉ đc nhà vua (Hoàng đế) ban cho người trong hoàng tộc, hoặc cho các đại thần có công lớn...
-Như thời Hán, giai đoạn tiền Tam Quốc, vua Hàn là Hán Hiến Đế - Lưu Hiệp, còn Tào Tháo có công, nên đc xưng "Ngụy vương".
Phân phong chư hầu thì mặt hại nhiều hơn mặt tốt.
Nếu binh trong tay Đế mà yếu, mấy thằng đệ lật kèo liền.
Sau này rút kinh nghiệm: chỉ phong tước Vương ,nhưng không giao quyền của Vương.
 
Phân phong chư hầu thì mặt hại nhiều hơn mặt tốt.
Nếu binh trong tay Đế mà yếu, mấy thằng đệ lật kèo liền.
Sau này rút kinh nghiệm: chỉ phong tước Vương ,nhưng không giao quyền của Vương.
Thời nào cũng thế nhỉ, thằng nào nắm quân đội, thằng đó có quyền... những thằng le ve âm thầm chiêu binh, mãi mã bị bắt đc , chỉ có ăn chém đầu.
 
Thời nào cũng thế nhỉ, thằng nào nắm quân đội, thằng đó có quyền... những thằng le ve âm thầm chiêu binh, mãi mã bị bắt đc , chỉ có ăn chém đầu.
Đúng vậy.
Thời nay cũng vậy thôi, nên có chức wuan ủy tw đó, nắm QD.
 
Giỏi gì, m cộng xem dân số khi ấy là bao nhiêu? Quản lý công ty nhỏ thì không thể so với tập đoàn hiện nay được, ok chưa.

Đầu tiên là nhà Tần với dân số khoảng 6 triệu người, một con số khá lớn. Tiếp đó là nước Triệu với dân số khoảng 3 triệu người, và nhà Sở có dân số lớn nhất, đạt khoảng 8 triệu người.
Nhà Hán, Tề và Nguỵ có tổng dân số lần lượt là 2 triệu người, 4 triệu người, 3 triệu người, nước Yên nghe có vẻ yếu thế hơn nhưng vẫn có tới 3 triệu dân số.
 
Để Phud Tô lên thay Hồ Hợi thì lịch sử chắc chắn sẽ khác rất nhiều
 
định hình lãnh thổ tung của bây giờ ko phải là Tần mà là 2 thằng ngoại bang Mông Mãn, dòng giống chỉ biết ăn rồi đánh nhau
châu á sẽ phát triển tốt hơn rất nhiều nếu ko có 1 trung quốc bành trướng như giờ mà chỉ cần phân thành 4 hay 5 nước nhỏ hơn
 
Phù Tô có khi lại đỡ hơn. Vì chính sách của Phù Tô là khoan thai sức dân.

Mỗi tội éo hiểu kiểu gì mà đã được khuyên là nên về để xem thực hư thế nào thì lại tự hủy. Tần làm được bao nhiêu thì Hán hưởng hết. Sau chuyển từ Pháp trị sang Nho trị. Để rồi Xã hội Phương Đông dần yếu kém cho đến ngày bị 8 nước nhảy vào sâu xé.
Quả phù tô này cũng hãm thật. Đường đường là thái tử, quân bản bộ có, mưu sĩ có, mối quan hệ tướng lĩnh có . Mà nghe mỗi chỉ dụ lại đi tự sát ?
 
Quả phù tô này cũng hãm thật. Đường đường là thái tử, quân bản bộ có, mưu sĩ có, mối quan hệ tướng lĩnh có . Mà nghe mỗi chỉ dụ lại đi tự sát ?
Mông Điềm cũng là tướng quân giỏi ấy chứ vậy mà cũng chịu chết
 

Có thể bạn quan tâm

Top