Xin lỗi bạn, mình đang là Nghiên cứu sinh (học TS) và cũng đang làm việc trong môi trường giáo dục ĐH. Mình đã trải qua con đường học vấn tương đối kha khá. Nhưng quan điểm của những cá nhân (có thể là độ tuổi trẻ) như bạn có tương đối các lỗi sai sót. Ở đây mình đề cập đến việc nếu gia đình bạn k có kinh doanh riêng và k có định hướng để bạn theo nghiệp kinh doanh gia đình hoặc khởi nghiệp dựa vào gia đình.
Chuẩn mực của xã hổi hiện tại nếu xét về việc làm đã tăng yêu cầu tương đối khá cao so với khoảng 10 năm trở lại trước. Những công việc văn phòng và đa phần trong các bản tin tuyển dụng tăng từ 12/12 (trước đây) lên đến trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, do đó vô hình trung các bạn nghĩ ĐH đôi lúc là một thứ bắt buộc phải học (đối với cấp 1, 2, 3). Nên việc bạn hỏi như vầy chứng tỏ các bạn nhìn nhận việc học 1, 2, 3 là việc bắt buộc các bạn phải làm theo (do chuẩn mực của xã hội - cấp 1, 2, 3 có thể gọi là giáo dục bắt buộc đối với nước mình) và mục tiêu cuối cùng của việc này chỉ là đỗ vào 1 trường ĐH (ngắn hạn).
Do đó các bạn chỉ so sánh việc tại sao có 1 đứa rất cố gắng học và giỏi dữ lắm nhưng cuối cùng lại học cùng 1 trường (xét học bạ) với 1 đứa chẳng học gì, chỉ lo ăn chơi. Nhưng nếu bạn trải qua con đường học vấn sau này (nếu bạn có ý định) thì vào năm nhất ĐH chỉ là một khởi đầu rất mới cho con đường sau này của bạn và bạn sẽ hiểu ra việc học cấp 1, 2, 3 ảnh hưởng tương đối lớn đến việc học ĐH hoặc cao học và việc làm của bạn sau này. Những ý tôi muốn nói như sau:
1. Việc học cấp 1, 2, 3 không phải chỉ là mục đích đỗ vào 1 trường ĐH (nếu bạn có ý định). Mục đích của nó rộng hơn rất nhiều. Nếu theo triết học, việc học là con đường chủ quan bạn chọn để đáp ứng vào "xu hướng" của xã hội và phát triển bản thân mình (VD: bạn cảm giác xã hội xung quanh mình - anh chị em ai cũng học ĐH => bạn không có mục đích rõ ràng của việc học => bạn nghĩ học cấp 1, 2, 3 chỉ đơn giản là làm sao để đỗ vào 1 trường ĐH). Nếu xét theo kinh nghiệm của mình việc học cấp 1, 2, 3 là việc bạn trao dồi và phát triển không chỉ trí thức của mình và còn là kĩ năng (kĩ năng ghi nhớ, phân tích, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, ...) đây là những việc thầy cô dạy bạn thông qua một quá trình dài (12 năm) mà bạn "không bao giờ có thể quên và trả lại" cho thầy cô được. Thông qua quá trình "biến đổi" đó tạo cho bạn 1 sự khác biệt hoàn toàn so với những người k có cơ hội đi học. Do đó việc có chăm học hay không nó cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong "khả năng" của người này khi so sánh với người khác (ví dụ: 1 bạn chăm chú học môn tiếng Anh khi so với bạn lơ đễnh môn tiếng Anh, bạn với nó cùng đỗ 1 trường ĐH => Người ta vẫn có khả năng tiếng Anh cao hơn bạn nhiều và người ta có khả năng chuyển tiếp đi du học hoặc học cao học ở nước ngoài hoặc làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Anh hơn bạn rất nhiều dù xuất phát điểm là trường ĐH như nhau)
2. Cùng học 1 trường ĐH không có nghĩa là tương lai sẽ như nhau: Như mình nói ở trên. 2 bạn có thể đậu cùng trường ĐH dù 1 siêng 1 lười. Nhưng quá trình học ĐH là quá trình cần phải "tự học" rất nhiều để qua môn và thành công tốt nghiệp. ĐH không có còn "giáo viên" để cầm tay hướng dẫn bạn, sửa từng chữ từng câu một như cấp 1, 2, 3. Thay vào đó chỉ có "giảng viên" người truyền đạt các bài giảng và không có cho đề theo dạng ghi nhớ như cấp nhỏ, thay vào đó việc làm tiểu luận, câu hỏi mở, bài tập nhóm, ... rất nhiều đòi hòi việc "tự học" của các bạn rất cao để qua môn và tốt nghiệp. Vậy bạn nghĩ nếu tính đến con đường lâu dài 1 người siêng và 1 người lười, ai sẽ có cơ hội ta trường sớm/đúng hạn và cơ hội việc làm cao hơn?
3. Việc xét học ba đôi lúc sẽ tạo áp lực rất lớn cho các bạn lười cấp 1, 2, 3 lười. Việc các trường ĐH tổ chức xét học bạ khiến cho việc chuẩn mực của xã hội yêu cầu cao hơn nhiều (như đã nói ở trên, các yêu cầu tuyển dụng từ 12/12 thành cao đẳng, đại học). Vậy nếu bạn có cơ hội học ĐH qua xét học bạ nhưng tinh thần học của bạn lười như cấp 1, 2, 3 thì liệu rằng bạn có tốt nghiệp ĐH như những bạn siêng hay k? Hay là bạn cắt ngang. Tôi đã từng biết rất nhiều đứa bạn bỏ ngang ĐH vì lười và khiến cho việc tìm việc rất vất vả (ở đây tôi không nói các bạn có doanh nghiệp sẵn của gia đình) hoặc họ tốn tới 6-8 năm cho chương trình 4 năm. Nếu trong hồ sơ xin việc hoặc CV của bạn có vấn đề này cho thấy có điểm yếu trong khả năng của bạn => vô tình tạo ra hạn chế cho bạn (ở đây tôi không nói những người gia đình làm lớn và có quen biết rộng).
Và còn rất nhiều vấn đề khác bạn sẽ trải qua trong con đường học vấn và việc làm sau này (nếu bạn có ý định) nhưng mình thấy dài quá và mình sẵn sàng trả lời nếu bạn muốn và thắc mắc.
Trân trọng.