Live Tại sao tới bây giờ nn vẫn để cho EVN độc quyền ngành điện?

Chính xác là như vậy, hạ tầng mạng lưới điện là của nhà nước, rồi đấu thầu cho bọn tư nhân vận hành, khai thác, mấy tml ngu cứ nghĩ làm tư nhân là mỗi thằng kéo 1 đường dây :))
Mooiz thg một cột thì cột điện bên mỹ nó có chạy hết về cũng k đủ
 
Ngu như chó.
Đang từ: Nhà sản xuất - EVN - Người dân sang
Nhà sản xuất - EVN - bên tư nhân thầu từ EVN - người dân.
Ủa thêm 1 đơn vị ăn chia nữa mà chi phí ko lên.
Bỏ độc quyền áp giá điện á, để như Texas Mỹ khi thiên tai chúng nó nâng giá lên gấp trăm lần hay như Úc nó cũng tăng giá điện vèo vèo các năm.
Nhật Bản nữa cũng chuẩn bị tăng 25% từ tháng 7.
À bỏ áp giá để như xăng nó cứ để giá cao cho dân chết tiền rồi bị ép giá là đóng cửa hàng như dạo trước à.
Đấy là xăng chuyển cây khác chứ điện đổi nhà cung cấp đâu có dễ.
Đâu như mạng internet thích lắp đâu thì lắp.
Thằng đần này rồ Nga ak :)) thôi cút nhé cháu. Bố thằng bò đỏ ăn lương 3 củ. Phí lời vc. Ignore nhé cháu. Đỡ sủa bậy bẩn mắt ;))
 
Theo tuyên truyền thì là do an ninh năng lượng quốc gia, xăng dầu cũng v. Còn t k có chuyên môn về cái này nên k bàn.
An ninh năng lượng, xăng dầu phải có nhiều nguồn cung, sản xuất và dự trữ. Nếu nhiều doanh nghiệp nhảy vào thì ko lo nguồn cung, mất 1 còn 2 3 thằng khác bỏ trứng nhiều giỏ. Độc quyền để bảo vệ như tuyên truyền thì thực tế thấy rõ là sắp oẳng! Phụ thuộc hoàn toàn vào mua điện từ trung quốc! Giờ nó đếch bán nữa là quay về thời kì tiền sử khám phá ra lửa :))
 
Suy nghĩ đi m. M tư nhân hóa thì ví dụ điện mày cấp cho nhà máy, nhà mày làm sao m cắt điện cái thì vài cái nhà máy đi à? Hơn nữa còn đến khâu truyền tải điện, ví dụ tư nhân phá sản, k sửa chữa nữa thì sao? Rồi tàu nhảy vào thì sao, k thích ngày n cắt vài lần, kinh tế cắm đầu xuống đất. Xong rồi ví dụ nhà nước cho ông này hòa lưới, ông kia đ cho, thì sao? Tiếp, chi phí cực cao, 1km giá 133 tỉ với đường dây 500kV. Vậy liệu có cạnh tranh được về giá so với nhà nước k. Rồi vùng núi, vùng sâu, vùng xa ai xây? khi chỉ cấp điện cho vài hộ với vài cái bóng đèn, tháng người ta dùng hết 50k tiền điện. Mày làm từ thiện nhé?


Các nguồn nước ngoài cũng không cho thấy lợi ích của tư nhân hóa ngành điện mà ngược lại còn cho thấy các bất cập.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau quá trình tư nhân hóa, giá điện không giảm mà tăng dù được giảm 10% thuế phí https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S030142151300894X

Ở úc những bang tư nhân hóa ngành điện có mức tăng giá điện cao nhất
https://www.foe.org.au/electricity-privatisation-−-record-failure
https://www.theguardian.com/world/2014/feb/20/electricity-privatisation-failure-report-finds

Nhiều nước đã dừng lại việc tư nhân hóa ngành điện như Mexico, Brazil, Dominica

Ở Đức, vài nơi cũng chấm dứt hợp đồng , rút giấy phép với các công ty điện tư nhân (https://www.renewableenergyworld.co...nd-why-todays-consumers-are-reclaiming-power/) và chuyển sang hình thức xã hội hóa.

Rốt cuộc tư nhân hóa ngành điện ai sẽ được lợi?. Người dùng có được lợi không, ?
Về chất lượng, chắc sẽ tốt hơn nhiều, nhưng về giá thì ai dám khẳng định giá sẽ tốt hơn.
 
Cho cạnh tranh đi đầy thằng sẽ nhảy vào ngay. Hạ tầng ngành điện là của nn, bây giờ cứ cho đấu thầu, thằng nào làm ngon thì vào tiếp quản vận hành khai thác mạng lưới điện.
EVN Đang bán điện lỗ đấy. Đéo có ai nhảy vào đâu
 
Suy nghĩ đi m. M tư nhân hóa thì ví dụ điện mày cấp cho nhà máy, nhà mày làm sao m cắt điện cái thì vài cái nhà máy đi à? Hơn nữa còn đến khâu truyền tải điện, ví dụ tư nhân phá sản, k sửa chữa nữa thì sao? Rồi tàu nhảy vào thì sao, k thích ngày n cắt vài lần, kinh tế cắm đầu xuống đất. Xong rồi ví dụ nhà nước cho ông này hòa lưới, ông kia đ cho, thì sao? Tiếp, chi phí cực cao, 1km giá 133 tỉ với đường dây 500kV. Vậy liệu có cạnh tranh được về giá so với nhà nước k. Rồi vùng núi, vùng sâu, vùng xa ai xây? khi chỉ cấp điện cho vài hộ với vài cái bóng đèn, tháng người ta dùng hết 50k tiền điện. Mày làm từ thiện nhé?


Các nguồn nước ngoài cũng không cho thấy lợi ích của tư nhân hóa ngành điện mà ngược lại còn cho thấy các bất cập.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau quá trình tư nhân hóa, giá điện không giảm mà tăng dù được giảm 10% thuế phí https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S030142151300894X

Ở úc những bang tư nhân hóa ngành điện có mức tăng giá điện cao nhất
https://www.foe.org.au/electricity-privatisation-−-record-failure
https://www.theguardian.com/world/2014/feb/20/electricity-privatisation-failure-report-finds

Nhiều nước đã dừng lại việc tư nhân hóa ngành điện như Mexico, Brazil, Dominica

Ở Đức, vài nơi cũng chấm dứt hợp đồng , rút giấy phép với các công ty điện tư nhân (https://www.renewableenergyworld.co...nd-why-todays-consumers-are-reclaiming-power/) và chuyển sang hình thức xã hội hóa.

Rốt cuộc tư nhân hóa ngành điện ai sẽ được lợi?. Người dùng có được lợi không, ?
Về chất lượng, chắc sẽ tốt hơn nhiều, nhưng về giá thì ai dám khẳng định giá sẽ tốt hơn.
Brazil nào độc quyền ngành điện???? Trong bài báo m đưa ra nó có kể công ti tư nhân điện ở 1 vùng của đức phải rút lui nhường cho công ti nhà nước Đức thì là quy luật thị trường thôi chứ có gì mà kêu? Những nước mà tư nhân hóa ngành điện giá tăng cao chóng mặt như m kể trên sao m k kể do các yếu tố tác động trong chính những bài báo m đưa ra? Rồi cái cuối cùng. Cho t hỏi nếu evn chịu lỗ giá điện cho dân thì phần lỗ đó ai chịu( cán bộ evn bỏ tiền túi ra ak?) hay lại lấy từ ngân sách của bọn t. Khác gì lấy từ túi nọ bù túi kia :))
 
Cái lol j thế?? Evn nào độc quyền vậy?? 50% sx điện là tư nhân mà? Hay tao ở đông lào khác
 
Ngu, độc quyền cung cấp, kinh doanh điện. Tư nhân sx xong cũng phải bán cho evn
Rồi ý chú là sao? Muốn tư nhân bán trực tiếp cho dân ah?

Chú tuổi lol mà chửi anh ngu, so bằng cấp học vấn trình độ anh chấp chú nữa con phố
 
Ngu, độc quyền cung cấp, kinh doanh điện. Tư nhân sx xong cũng phải bán cho evn
nó bò đỏ mà. kệ nó đi. thấy phong cách tranh luận của nó là biết. câu cmt gần nhất t thấy nó toàn đi chửi mà k tranh luận bằng lý lẽ kìa :)) loại này cứ lờ đi thôi.
 
Hơi dài, mong sẽ có thằng chịu khó đọc hết bõ công tao viết:
I. Điểm lại các giai đoạn kinh tế quan trọng
Giai đoạn trước 1986:
100% các ngành sản xuất đến dịch vụ đều do nhà nước nắm.

Giai đoạn từ 1986 đến 2006: là giai đoạn sau bao cấp cho phép các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào nền kinh tế, nhưng vẫn là dạng kinh tế chỉ huy do nhà nước điều tiết. Cánh tay vươn dài của nhà nước thông qua các công ty, tổng công ty nhà nước nằm gần như toàn bộ nền kinh tế.
Từ những thứ thiết yếu như may mặc, lương thực, thực phẩm, xây dựng, thép, luyện kim, hóa chất, điện, xăng dầu...đến thuốc lá, kẹo bánh, đướng sữa
1 số ngành thì độc quyền của nhà nước, 1 số ngành thì được dẫn đầu bằng các công ty kiểu như cá mập trong ngành
Nhắc tới doanh nghiệp đứng đầu mỗi ngành, người ta sẽ nghĩ tới 1 doanh nghiệp nhà nước
=> Ko nói thì nhiều thằng cũng biết giai đoạn này ko khác gì hợp tác xã ngày xưa. Quan liêu, trì trệ, mục ruỗng, ì ạch là những thứ mà người ta nói khi nhắc tới doanh nghiệp nhà nước, cả độc quyền lẫn ko độc quyền

Giai đoạn 2006 - đến bây giờ: là giai đoạn mà sau khi kinh tế VN có biến đổi lớn nhất sau khi cải cách 1986 là việc VN gia nhập WTO, việc gia nhập buộc VN phải đưa nền kinh tế chỉ huy của nhà nước mà bản chất là thông qua các doanh nghiệp nhà nước về tiệm cận nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.
Giảm ảnh hưởng của nguồn vốn nhà nước vào lưu thông kinh tế, giảm độc quyền, cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước
Từ đấy, các Tổng công ty sông đà, cienco, tổng công ty lương thực, Tổng công ty thép, tổng công ty hóa chất, May 10, .... ti tỉ các con cá mập ngành trogn nước lần lượt tư nhân hóa, cổ phần hóa, gỡ bỏ độc quyền 1 số ngành.

Ở giai đoạn này, tranh thủ tranh sáng tranh tối, các anh chị đại đầu nghành cổ phần hóa thì ối dồi ôi, biến tài sản công thành tài sản tư với giá bèo bọt. bản chất là rút ruột tài sản quốc gia, tài sản chung của nhân dân. thời đại này thì kinh hoàng chim lợn, thằng nào kinh qua các DN nhà nước thì biết.

1 phần vì những thằng doanh nghiệp nhà nước cha chung không ai khóc kia cũng mục ruỗng, thối nát, trì trệ đến mức ko thể cải tạo đc nữa thì nhà nước mới bắt đầu nhả ra cho tư nhân tham gia cùng và thoái vốn dần

Cuối cùng còn sót lại vài ngành mà đến bây giờ vẫn độc quyền là Điện, than và dầu khí. 3 con gà đẻ trứng vàng của ngân sách. Trong 3 ngành thì đánh giá điện và dầu khí vẫn chỉn chu hơn than, nhưng bản chất như nhau cả. Thời đại thông tin đại chúng, tai vách mạch rừng, dân cũng khôn hơn nên 3 thằng to đầu này cũng ko dám quá lộ liễu mà gần như phải làm hình ảnh cho chế độ.

II. Trả lời câu hỏi tại sao giờ vẫn còn độc quyền ngành điện
Trả lời cho câu hỏi tại sao nhà nước chưa nhả ra, theo tao có 2 ý:
1. vì nó vẫn sinh lời, vẫn tạo ra được nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát nó thì nhà nước dễ dàng kiểm soát nguồn thu ngân sách, ko bị vỡ kế hoạch để phục vụ cho bộ máy, chính sách của quốc gia. Sinh lời ở đây ko đơn thuần là chuyện lãi hay lỗ, sinh lời là giá trị gia tăng mà nó tạo cho đất nước hiểu đơn giản là giá trị gia tăng tài sản quốc gia, hiểu đơn giản nữa là nó được thể hiện trên hóa đơn đỏ.
Chừng nào nhà nước chưa đảm bảo được có các nguồn thu ổn định, đủ để bù đắp vào các khoản sinh lời mà các ngành độc quyền này đóng góp cho ngân sách để đáp ứng nhu cầu chung chi trong nước, thì lúc đấy còn độc quyền.

2. Câu chuyện muôn đời ở cái xã hội nãy vẫn là chuyện lợi ích, mà lợi ích ở đây ko phải lợi ích của tập thế mà là lợi ích cá nhân của 1 bộ phận chóp bu. Xin phép ko nói thêm.


III. Câu chuyện tăng giá điện
Còn câu chuyện về tại sao tăng giá điện, tăng giá hợp lý hay chưa thì tao khẳng đinh bằng quan điểm của tao là:
+Nếu các anh tài ko tham, ko đút túi, ko móc ngoặc, ko thông thầu, ko gửi giá vào vật tư thiết bị điện, ko ăn chia, ko vẽ chi phí,....
+ Tuyển ít thằng ăn hại ngồi chơi để thằng khác phải gánh việc, đuổi bớt mấy thằng ngồi trong văn phòng để giữ chỗ, thằng nào đần tống cổ cmn đi....
=> Thì đéo bao giờ có chuyện dân phải đi bù lỗ cho các anh tài
Mọi năm vẫn nộp 1 nấy tiền, nhưng các anh tài vẫn có ăn thì im. Năm nay thì điện hết mà các chóp vẫn muốn 1 nấy tiền, các anh tài có khi phải bỏ tiền ra thì chả kêu tăng giá để bù lỗ cho các anh chứ sao =))) Mà có khi đơn giản chỉ là nhắc các chóp đớp vừa thôi, hết điện rồi, hết tiền rồi.
 
Mọi năm vẫn nộp 1 nấy tiền, nhưng các anh tài vẫn có ăn thì im. Năm nay thì điện hết mà các chóp vẫn muốn 1 nấy tiền, các anh tài có khi phải bỏ tiền ra thì chả kêu tăng giá để bù lỗ cho các anh chứ sao =))) Mà có khi đơn giản chỉ là nhắc các chóp đớp vừa thôi, hết điện rồi, hết tiền rồi.
sao lại phải bỏ tiền ra???? Quan chức bỏ tiền nhà ra để bù lỗ cho công ty nhà nc?? có cc :))
 
TÂM TƯ NGƯỜI LÀM ĐIỆN
Những người làm điện vẫn nặng trĩu trong lòng về những gay gắt của dư luận.
1- EVN ĐỘC QUYỀN VỀ ĐIỆN
- KHÂU PHÁT ĐIỆN:
Sau ngày giải phóng đã 48 năm đến nay Nhà nước luôn khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế và nước ngoài tham gia đầu tư. Các Nhà đầu tư ( NDT) nước ngoài đã vào rất sớm tìm hiểu khảo sát , tính toán thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận, rủi ro … cuối cùng cũng chỉ có 8 nhà máy BOT có tổng công suất chiếm khoảng 9,7 % công suất hệ thống.
Nhà máy BOT vận hành sớm nhất là Phú Mỹ 2-2 năm 1-3-2004.
Quá trình đàm phán với NĐT BOT phải rất trường kỳ ,thường trên 10 năm mới xong hợp đồng BOT vì họ đưa ra các điều kiện bất khả kháng
trong đó có thiên tai, địch họa,
quyền chuyển đổi ngoại tệ, rủi ro về chính trị và lợi nhuận trên 15 % phía VN khó đáp ứng.
Các nhà đầu tư trong nước , đầu tư mạnh mẻ nhất như TKV, PVN, và rất nhiều nhà đầu khác , tính đến nay có 426 nhà máy điện, EVN có
20 NM,các GENCO 1;2&3 có 37 NM, và 369 NM khác của các Tập Đoàn, TCT và tư nhân. Loại hình nhà máy cũng rất phong phú , bao gồm Nhiệt điện, thủy điện , điện mặt trời, điện gió, đều có mặt của tất cả các thành phần kinh tế trong nước và người nước ngoài.
Hiện nay EVN chiếm 38,5% tổng công suất ,các đơn vị ngoài chiếm 61,5%.
Các TCT phát điện GENCO 1;2&3 thuộc EVN, nay cũng đã CPH 2 TCT 2&3, Genco1 đang quá trình lập hồ sơ CPH, nhưng sau khi được cấp trên duyệt giá,chào bán trên sàn thì cổ đông bên ngoài mua rất ít,GENCO3 bán ra
được0,87%,GENCO2 bán ra được0,13%,có nhiều lý do như vốn quá lớn , NĐT VN thì vốn không nhiều, trở ngại chính vẫn là giá đầu ra thấp ,nguy cơ lỗ.
Vài năm qua Chính Phủ có cho đầu tư năng lượng tái tạo ( NLTT) vời giá 9,35 cent / kwh, thu hút được nhiều NĐT tăng thêm 20.000 MW, phải nói đây là đợt đầu tư nhanh, số lượng lớn công suất, huy động được nguồn lực trong xã hội nhiều, cũng chính nhờ đó mà đáp ứng được yêu cầu của người dùng điện phía Nam.
Nhìn chung khâu phát điện gần 50 năm nay thực hiện theo đúng chủ trương của Nhà Nước,luôn luôn
muốn có nhiều NĐT tham gia xây dựng để đủ điện cho dân dùng.
Với phân tích trên cho thấy
KHÂU PHÁT ĐIỆN HOÀN TOÀN XÃ HỘI HOÁ.

-KHÂU PHÂN PHỐI ĐIỆN:
EVN đã thực hiện thí điểm CPH Công ty điện lực Khánh Hoà từ năm 2005.
Tiếp đó EVN đề xuất CPH tất cả các công ty điện lực tỉnh nhưng cấp trên cho rằng vùng nông thôn chịu nhiều gian khổ trong chiến tranh, không có điện là thiệt thòi cho dân, cần phải điện khí hóa, lúc đó vùng nông thôn cả nước mới có điện 50-70%,EVN hiểu rõ đấy là sự tri ân của Nhà Nước đối với đồng bào đã cống hiến trong các cuộc kháng chiến, nên EVN đã không tính toán thiệt hơn, vốn đầu tư hầu như không thu hồi được, vì suất đầu tư trên hộ dân rất cao,giá điện rẻ, lỗ nặng, (nếu khi CPH các cổ đông sẽ không đồng ý bỏ vốn đầu tư điện nông thôn.)
Nay EVN đã đưa điện về 100%số xã và 99,58%số hộ nông thôn.
cơ bản điện khí xong nông thôn ,
rất thuận lợi cho việc CPH .
EVN RẤT MUỐN CPH NHANH ĐỂ CÓ VỐN ĐẦU TƯ.
-KHÂU TRUYỀN TẢI ĐIỆN:
Truyền tải , nói nôm na giống như động mạch chủ trong cơ thể người,để đảm bảo an ninh năng lượng thì nhiều quốc gia do Nhà nước nắm giữ, nhưng gần đây cũng có 1 số quốc gia đã CPH lưới truyền tải.
Những năm vừa qua Nhà Nước VN cũng đã cho phép Tập Đoàn Trung Nam &3 đơn vị khác xây dựng lưới truyền tải siêu cao áp đường dây và trạm 500kv, từ trước đến nay các khách hàng cũng tự xây dựng rất nhiều đường dây và trạm 110 kv và 220 kv , đấu nối vào lưới điện quốc gia. Tóm lại
KHÂU TRUYỀN TẢI CŨNG ĐANG XÃ HỘI HOÁ MẠNH
Tóm lại người làm điện không muốn và không độc quyền cả 3 khâu phát điện- truyền tải điện và phân phối điện, hiện nay cấp trên giao EVN quản lý từng cấp độ ,phấn đấu làm tốt,đảm bảo lợi ích Nhà Nước và nhân dân.
Rất mong dư luận hiểu là EVN không phải là doanh nghiệp ĐỘC QUYỀN.
Với tình hình đầu tư chậm và giá điện như hiện nay, nguy cơ thiếu điện có thể tiếp diễn, thì theo kinh nghiệm của 1 số quốc gia thì việc thành lập thị trường điện (TTĐ) là cấp thiết , nó sẽ giúp giải quyết được vấn đề thiếu điện. Bài học thành công TTĐ tại Philippine và Úc cho thấy rất rõ.
Nên chăng khẩn trương thiết lập TTĐ tại 1 Tổng công Điện lực hoặc chọn 1 miền ra để thực hiện thí điểm cùng lúc cả 2 bước mua buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh ( hiện nay cũng đã có 1 vài công ty tư nhân về phân phối điện bán lẻ điện cũng rất cạnh tranh với công ty điện lực Nhà Nước)
Sau 1 năm tổng kết , đánh giá và hoàn chỉnh hệ thống quản lý, sau đó triển khai toàn quốc.
Tất cả các mặt hàng đều theo thị trường, duy nhất chỉ có sản phẩm
điện không theo thị trường thì không thể tồn tại ổn định và phát triển được, một thực tế đang hiện hửu.
Nhà nước đang còn nhiều việc lớn phải lo cho dân, việc thực hiện TTĐ là làm theo luật Điện Lực 2004 và theo QĐ 63 /CP năm 2013 của Thủ Tướng CP, bây giờ chỉ còn là bước triển khai thực hiện .
Trên đời này không có cái gì hoàn chỉnh cả, cuộc sống luôn vận động, vừa làm vừa hoàn chỉnh, chắc chắn sẽ mở ra hướng mới, đừng để tình hình như hiện nay.
Trước đây Ngân Hàng Thế Giới cũng có đôi lần gợi ý tài trợ nghiên cứu TTĐ, họ có nhiều chuyên gia giỏi về TTĐ.
2-- EVN MUA ĐIỆN CỦA
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG, GIÁ ĐĂT:
Hiện nay EVN có mua bán điện với 3 nước láng giềng: Lào , Campuchia và Trung Quốc, đây là những chia sẻ quí báu , hỗ trợ nhau.
Với Lào ,EVN mua điện cao áp , giá mua NM XEKAMAN 3 : 5,62 cent/1kwh, XEKAMAN 1 giá 1,493 đ/1kwh,EVN bán điện ,cấp điện
áp 35-22kv cho vùng biên giới 9,48 cent/1kwh.
Với Campuchia ,EVN bán điện cao áp 220 kv đến Phnom Penh giá theo giờ và theo mùa , mùa khô giờ cao điểm : 12,87 cent/1 kWh, giờ bình thường: 11,44cent/1kwh, giờ thấp điểm: 9,72 cent/1 kWh. Mùa mưa thì giá thấp hơn một ít.
Với Trung Quốc : trong khoảng thời gian 2005-2006, theo tính toán thì 6 tỉnh phía Bắc phải cắt điện vì thiếu điện nghiêm trọng, đây là những tỉnh biên giới có liên quan đến an ninh và đời sống người dân vùng cao, EVN tính sơ bộ 2 phương án cấp điện:
a-Lắp 6 nhà máy diesel tại 6 tỉnh.
Vốn đầu tư khoảng 1000-1500tỷ đồng , chạy dầu DO , giá thành 2500-3000đ/1 kWh, thời gian thiết kế , đặt hàng thiết bị, xây dựng 2 -3 năm.
b- Xây dựng nhà máy chạy than, thời gian xây dựng 5 -6 năm, vốn đầu tư khoảng 7000-9000tỷ đồng công suất 1000 MW(tùy công nghệ)để kết hợp cấp điện cho 1 số địa phương khác.
Cả 2 phương án đều không khả thi,vì số vốnđầu tư lớn và không kịp tiến độ.Trước tình hình đó ,EVN đi ngay qua đàm phán với Bạn, may là bạn rất nhiệt tình và sẵn sàng xây dựng đường dây 220 kv cấp điện cho VN.
Hai bên làm việc liên tục trong 3 ngày để ký các thỏa thuận về xây dựng, đấu nối lưới, phương thức vận hành , các điều khoản hợp đồng mua bán điện. Hai bên cam kết thi công nhanh nhất, ngay sau đó 2 bên rải quân khảo sát, phóng tuyến, thiết kế xong móng nào là duyệt ngay để thi công, địa hình xây dựng cả 2 bên đều hiểm trở,Hai bên trao đổi đôn đốc đưa ra các biện pháp thi công sáng tạo và táo bạo nhất, cùng nhau cùng xây dựng đường dây điện mỗi bên, cuối cùng cả 2 bên đều đạt tiến độ .
Phía Việt Nam có 2 xuất tuyến
+ Hà Giang đi Mutalang.
+ Cao Bằng đi Guman
Tổng giá trị xây dựng 2 đường dây 220kv phía Việt Nam khoảng 215 tỷ đồng. Hợp đồng mua bán điện có hiệu lực thi hành ngay, với giá có thể nói là hữu nghị 4,5 cent/ 1kwh ( hàng năm có tính trượt giá theo thông lệ quốc tế). Điều đáng mừng là 6 tỉnh phía Bắc không bị cắt điện.
Đến nay vẫn duy trì ,EVN đàm phán mua sản lượng điện 220 kv theo mùa, mùa khô giá 6,32 cent/1 kWh, mùa mưa giá 5.17 cent/1kwh, thấp hơn giá so với giá phát nhiệt điện FO, DO, kể cả với giá 1 số nhiệt điện than và giá mua điện mặt trời 9,35 cent /1kwh, ý kiến như vừa rồi
dể làm cho Bạn không vui,cũng
có thể không có lợi về việc bán
điện cho các tỉnh phía Bắc.
Về lâu dài,EVN vẫn đang tìm giải pháp thay thế điện mua.

3-CÓ TIỀN GỬI LẤY LÃI MÀ KÊU LỖ:
Theo thông tin của 1 đài
địa phương cho rằng 5TCT ĐIỆN LỰC năm 2021có tiền gửi ngân hàng mà kêu lỗ đòi tăng giá điện.
Năm 2021 EVN có lãi, không kêu lỗ.
Năm 2022 EVN báo cáo lỗ trên 26.000 tỷ đồng do chi phí đầu vào tăng cao ( hợp đồng mua điện thì chi phí nhiên liệu theo nguyên tắc chuyển ngang)
Hầu hết mọi người đều hiểu rằng hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn có dòng tiền luân chuyển trong tài khoản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn đến kỳ phải trả( bao gồm nợ vay ngân hàng để đầu tư phải trả gốc và lãi, nợ mua nguyên, nhiên , vật liệu, trả lương, nộp thuế, nộp phạt, cấp vốn thanh toán đầu tư …, đặc biệt khoản lớn nhất là trả tiền mua điện hàng tháng) theo định mức tính toán thì 5TCT ĐL phải có dòng tiền trên 40.000 tỷ đồng.

Năm 2021 doanh thu của 5 TCT DL khoảng trên 400.000 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu trên 33.000 tỷ , thu rãi ra theo chu kỳ ghi chữ số hàng tháng, của trên 20 triệu khách hàng dùng điện,tiền về đương nhiên phải gửi vào tài khoản ngân hàng rồi trả cho các khoản nói trên.
Chưa nói đến tiền cổtức từ CPH các nhà máy điện,trích lập quĩ dầu tư phát triển 30%, quĩ khen thưởng phúc lợi 3 tháng lương…
Khi gửi tiền thì doanh nghiệp phải tính toán thời điểm chi ra, và khôn nhất là gửi lấy lãi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn từ những khoản chờ thanh toán,để cuối năm cộng gộp vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Năm 2022, lỗ nhưng vẫn bán điện, vẫn có dòng tiền trên 400.000 tỷ đồng ra vào tài khoản, vẫn có lãi tiền gửi,2023 lỗ nặng hơn nhưng vẫn bán điện, vẫn thu tiền trên
400.000 tỷ ra vào tài khoản , vẫn có lãi tiền gửi, nếu tiếp tục lỗ , đến thời điểm nào đó mất khả năng thanh toán, không còn dòng tiền thì lúc đó mới hết lãi tiền gửi. Lúc đó đồng nghĩa với việc EVN hết khả năng bán điện ( tình huống này
chắc là khó xây ra)
Nó cũng giống như máu lưu thông trong người, hết máu thì tim cũng ngừng đập.
Theo nguyên tắc kế toán ,phải hạch toán rành mạch lãi ( lỗ) kinh doanh điện riêng, lãi tiền gửi riêng, lãi kinh doanh khác riêng ,cuối cùng sẽ cộng trừ ra lãi (lỗ) của doanh nghiệp.
Lãi lỗ , số dư tiền gửi, nợ quá hạn , nợ xấu, thuế phải nộp là những nội dung quan trọng mà các đoàn thanh kiểm tra cấp trên khó có thể bỏ sót.
Là Tập Đoàn kinh tế lớn của Nhà Nước không thể lãi mà báo
lỗ 26.000 tỷ đồng.
Thật xót xa khi nghe câu chuyện của một thợ điện “ trưa em chạy về ăn vội miếng cơm, vừa ngồi thì đứa con trai khóc nói, mấy đứa bạn bảo cơ qua bố mày lãi mà kêu lỗ, lại còn cắt điện nhà tớ,không thèm chơi với con, nói xong nó khóc bắt đền em, hai bố con ôm nhau khóc, bọn em làm công ăn lương , đâu có tội tình gì đâu mà làm khổ gia đình em, còn họ hàng, bà con lối xóm, bạn bè nhìn bằng nửa con mắt như thế này” ,thật tội nghiệp cho anh và cháu nhỏ.
Đang lúc Thiên tai, ảnh hưởng
địch hoạ, thiếu điện, trời rất nắng nóng,lòng dân khó chịu, thêm những ý kiến gay gắt khi chưa đủ thông tin đã làm lòng dân bức xúc thêm và làm đau lòng trên 100.000 cbcnv áo vàng đang ngày đêm vật lộn , chắc chiu từng kWh điện cho dân .
Hơn bao giờ hết ,rất mong tất cả bàn tay khối óc tập trung giúp EVN và ngành Điện VN các kế sách, giải pháp cứu điện năm nay và thời gian đến.

Hà Nội , ngày 9/6/2023
 
Brazil nào độc quyền ngành điện???? Trong bài báo m đưa ra nó có kể công ti tư nhân điện ở 1 vùng của đức phải rút lui nhường cho công ti nhà nước Đức thì là quy luật thị trường thôi chứ có gì mà kêu? Những nước mà tư nhân hóa ngành điện giá tăng cao chóng mặt như m kể trên sao m k kể do các yếu tố tác động trong chính những bài báo m đưa ra? Rồi cái cuối cùng. Cho t hỏi nếu evn chịu lỗ giá điện cho dân thì phần lỗ đó ai chịu( cán bộ evn bỏ tiền túi ra ak?) hay lại lấy từ ngân sách của bọn t. Khác gì lấy từ túi nọ bù túi kia :))
Vl yếu tố tác động thì mỗi nước có một đặc thù riêng chứ. Ví dụ ở việt nam thì vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở. Rồi cơ sở hạ tầng thì m nghĩ tư nhân chịu đầu tư k, đầu tư thì phải có lãi, chứ k có lãi đ ai làm, những ngành có chi phí cố định rất lớn, cực lớn thì độc quyền tốt hơn cạnh tranh do khai thác được tính kinh tế theo quy mô, còn gọi là độc quyền tự nhiên. Thứ 2, về chịu lỗ giá điện, EVN cũng chỉ sở hữu 20% sản lượng điện thôi, còn lại là các doanh nghiệp khác, do đó phải đi mua. Mua vào cao bán ra thấp thì chả lỗ. Thế bây h t bảo cán bộ evn bỏ tiền túi ra m có tin k?
 
Vl yếu tố tác động thì mỗi nước có một đặc thù riêng chứ. Ví dụ ở việt nam thì vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở. Rồi cơ sở hạ tầng thì m nghĩ tư nhân chịu đầu tư k, đầu tư thì phải có lãi, chứ k có lãi đ ai làm, những ngành có chi phí cố định rất lớn, cực lớn thì độc quyền tốt hơn cạnh tranh do khai thác được tính kinh tế theo quy mô, còn gọi là độc quyền tự nhiên. Thứ 2, về chịu lỗ giá điện, EVN cũng chỉ sở hữu 20% sản lượng điện thôi, còn lại là các doanh nghiệp khác, do đó phải đi mua. Mua vào cao bán ra thấp thì chả lỗ. Thế bây h t bảo cán bộ evn bỏ tiền túi ra m có tin k?
Vậy thì do các yếu tố khách quan, tự nhiên k phải con người làm cho giá điện của nước chúng nó tăng cao thì liên quan gì đến vụ tư nhân hay k tư nhân? Ở châu âu vừa rồi do điều kiện khí hậu đẹp nó thừa điện phát tiền cho dân để dùng điện nhiều hơn sao m k thấy nói :)) Cơ sở hạ tầng điện lưới thì ở nước nào có doanh nghiệp tư nhân nào đầu tư vậy? Nước nào thì hệ thống điện lưới cũng do nhà nước đầu tư hết nhé. Evn nào mua điện của tư nhân giá cao nhưng bán ra giá thấp vậy. Sao biết hay vậy. Có cc nhé :)) cán bộ evn nào bỏ tiền túi ra bù lỗ cho cty nhà nước???
 
Thằng đần này rồ Nga ak :)) thôi cút nhé cháu. Bố thằng bò đỏ ăn lương 3 củ. Phí lời vc. Ignore nhé cháu. Đỡ sủa bậy bẩn mắt ;))
Cảm thấy đuối lý thì cứ việc cút.
 
Cho cạnh tranh đi đầy thằng sẽ nhảy vào ngay. Hạ tầng ngành điện là của nn, bây giờ cứ cho đấu thầu, thằng nào làm ngon thì vào tiếp quản vận hành khai thác mạng lưới điện.
Đấu thầu như nào m ? Ý m là thằng nào bỏ thầu cao thì được tiếp quản lại mạng lưới truyền tải à.
Thế rồi nó đè dân ra tăng giá vì chi phí thầu + vận hành + lãi vay +...lợi nhuận lên giá điện hả.
T chưa hiểu ý m lắm
 
Đấu thầu như nào m ? Ý m là thằng nào bỏ thầu cao thì được tiếp quản lại mạng lưới truyền tải à.
Thế rồi nó đè dân ra tăng giá vì chi phí thầu + vận hành + lãi vay +...lợi nhuận lên giá điện hả.
T chưa hiểu ý m lắm
không.mày hiểu nhầm ý nó rồi.tư nhân việt nam toàn bồ tát tái thế từ bi vô lượng phổ độ chúng sinh. tư nhân việt nam sẽ bỏ nhiều tiền để thuê lại mạng lưới truyền tải rồi bán điện lại cho dân với giá 100 d/1 số điện
 
không.mày hiểu nhầm ý nó rồi.tư nhân việt nam toàn bồ tát tái thế từ bi vô lượng phổ độ chúng sinh. tư nhân việt nam sẽ bỏ nhiều tiền để thuê lại mạng lưới truyền tải rồi bán điện lại cho dân với giá 100 d/1 số điện
Thị trường cạnh tranh là phải có nhiều người bán nhiều thằng sx chúng nó phải cạnh tranh nhau về chất lượng giá cả dịch vụ v.v chứ đm cho 1 thằng tư nhân độc quyền thì còn ăn cứt hơn n2.
M nhớ nhà máy nước sông Đuống của Shark bồ tát k. Đm bán ngay cho Đức dân Hn tha hồ ăn độc quyền, mà nó còn đánh golf ngay trên cái hồ nước đấy. Tiền xây thì 5.000 tỉ đéo cần kiểm toán giờ cứ tính lợi nhuận lãi vay r lâu lâu kêu đéo đủ chi phí lại đè dân ra tăng giá, dân kêu thì cắt mẹ nước cho 1 tuần thì kêu vào trời.
Mang cái viễn thông ra so lại càng ngu, cá đơn vị viễn thông tự xây hạ tầng tự cột thu phát sóng riêng rồi cạnh tranh sòng phẳng chứ đm cho 1 thằng đấu thầu xong r thì còn ăn cứt hơn để EVn làm.
Mấy thằng kêu gọi thế này 1 là ngu 2 là ăn bả của bọn lợi ích nhóm về điện 3 có thể là người chúng nó kêu gọi tạo sức ép dư luận để từng bước hợp thức hóa các dự án điện trên trời của chúng nó.
A e Xam nên là người tiến bộ có tư duy đéo ưa gì chế độ nhưng thứ gì tốt xấu nên suy nghĩ phân biệt rõ ràng.
 
Thằng tư nhân nào đủ tiền thuê lại cái cơ sở hạ tầng nhỉ,
 
Mấy năm trước chỗ t con hợp tác xã điện đm cơ sở hạ tầng thì đéo đc đầu tư điện thì chập chờn. Cái này chỉ nên tư nhân hoá 1 hạng mục nào đó thôi chứ điện không như viễn thông được. Viễn thông mà đéo ra đời cáp quang thì cũng như bãi rác cả
 
Thằng tư nhân nào đủ tiền thuê lại cái cơ sở hạ tầng nhỉ,
Thuê thì có thể thuê từng phần, từng khu vực, thuê theo lưu lượng điện bán được, chứ m nghĩ nó thuê cả mấy triệu cột điện ak :)) Mà m nghĩ giá điện hiện nay ko bao gồm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí bảo trì lưới điện, vận hành lưới điện các thứ ak :)) thì tiền thuê lại này cũng chính là tiền để làm các việc đó đấy.
 
Sửa lần cuối:

Có thể bạn quan tâm

Top