Tại Sao Ukraina Lại Xảy Ra Chiến Tranh? Mỹ Là Kẻ Giật Dây? Một Góc Nhìn.

Chứng tỏ Mỹ quá thâm nho và cáo già
tao ko rõ, nhưng theo ý mày nói thì thằng Putin nông cạn, ngu ngốc và máu chó, do đó nó bị thằng Mỹ dễ dàng giật dây.Rõ ràng đây là 1 âm mưu đơn giản mà thằng viết nhảm trên MXH cũng thấy, trong khi Putin lại ko thấy. Điều đó, chứng tỏ Putin cũng thường và lú thôi :D
 
tao quên 1 điểm:
Với thể hiện của quân độ Nga hiện tại thì ăn được quân đội của Đức, BaLan, Pháp trong thời điểm này một cách nhanh chóng là không tưởng.
 
Học giả onl nước ngta thôi đã viết được vậy đéo biết tầng lớp tinh hoa thì sẽ ntn. Đéo như ở đâu toàn học giả mõm, iq cow cũng mõm nốt.
 
Mỹ nó có tầm ảnh hưởng toàn thế giới, hầu như tất cả lĩnh vực trong đời sống đều có Mỹ can thiệp vào. Suy nghĩ thế này thì sau VN có chiến tranh TQ hay bất cứ quốc gia nào khác đều có thể quy cho Mỹ giật dây được. Quan trọng là phải tự lực tự cường và tránh chiến tranh chứ không phải cứ gây chiến rồi đổ lỗi do thế lực nọ kia. Chỉ có kẻ yếu mới bị giật dây
 
Tao đọc đc bài này tầm 1 tuần rồi, giờ chỉ biết cười thầm :vozvn (1):
Chờ thằng A Sìn vào thẩm xem
 
Đọc để mà biết, đừng biến thành U cà, đừng tưởng Mỹ và phương Tây là chính nghĩa (chỉ có óc chó mới nghĩ vậy). Và trên hết, đừng để Tây nó biến thành vũ khí chống TQ.
Có mấy thằng óc chó đang rả rả chọn phe kìa
Đọc mà biết vì sao cuộc chiến đó xảy ra, đều là toan tính chính trị của các nước lớn, và thôi ngồi gào mồm về bên chính nghĩa trên cái diễn đàn này đi
Ukraine bị phang sấp mặt do ko trung lập, đòi chọn phe, thế mà bọn trên này ko sáng mắt ra còn gào mồm đòi chọn phe,

Bộ ngoại giao VN phát ngôn thay mặt cho Nhà nước, Chính phủ, Đảng, .....
 
Sửa lần cuối:
Bài phân tích rất hay. Góc nhìn cá nhân nhưng rất bao quát và logic. Chờ tương lai xem kết quả như nào.
 
Qua cách mỹ nó cứ ỡm ờ như thể cho ukraina vào khiến nga không thể ngồi yên mới thấy mỹ cáo già thế nào:doubt:
 
Cái gì cũng đổ lỗi Mỹ!
Tào lao

Bài này hoàn toàn k đổ lỗi cho Mỹ, Nga, EU, Ukraine, thậm chí là Trung Quốc. Nó chỉ thể hiện rõ quan điểm của mỗi bên như thế nào.

Nếu là người dân Ukraine, chắc chắn họ cũng chia phe ra để chọn. Họ chọn Nga, hay chọn EU, hay chọn độc lập tự cường.

Mà lịch sử lâu đời, chưa bao giờ một nước nhỏ mà muốn độc lập tự cường mà không có sự hỗ trợ của nước lớn. Thậm chí, khi đánh nhau xong, muốn yên ổn để làm ăn kinh tế, ngta cũng phải bỏ qua quá khứ để làm "bạn" với cả 2 bên.

Tại sao năm 1979, TQ lại đánh VN.
Tại sao sau năm 1975, VN lại bị phương Tây và Mỹ cấm vận, mãi đến 1995 mới bình thường hóa quan hệ.
Thậm chí, khi thống nhất đất nước, vẫn còn sự ghét bỏ, đưa những ng trái quan điểm đi cải tạo, vùng kinh tế mới.
Ngay cả khi VN muốn có chủ quyền trên đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhưng lại đi phỉ báng vua quan nhà Nguyễn, hay phủ nhận chính quyền MN Cộng Hòa. Đến khi lại phải tôn vinh những chiến sĩ tử trận ở Gạc Ma.

Tất cả đều là do lòng căm thù cá nhân lấn át đi lợi ích tổng thể của một dân tộc. Sai thì sai một lần rồi thôi, đừng sai đến cả hai, ba lần như VN
 
Một vài ý kiến
Ba nước gia nhập NATO khiến Nga lo lắng là 3 nước Baltic không phải Bắc Âu. Trong mấy nước Bắc Âu chỉ có Nauy là thuộc NATO.
Nga đang là đối tác năng lượng số 1 của EU mà chính sách năng lượng thì nó phải tính bằng hàng chục năm. Vậy với việc NATO 5 lần bảy lượt để ngỏ quyền gia nhập của Ukr rõ ràng là chỉ có Mỹ giật dây. Mỹ không phụ thuộc Nga vì năng lượng nên nó gáy to được. Thực tế là cấm vận thì cám vận chứ van khí và dầu của Nga vẫn đang chảy sang châu Âu.
Bài viết hơi tầm thường hóa lịch sử Châu Âu, thực ra Châu Âu chung nó đấm nhau vỡ mặt hàng trăm năm. Nhiều người biết quân Balan với winger hussal đi cứu thành Viena nhưng có bao nhiêu người biết sau đấy có 100 năm quân Áo đi bao vây warsaw. Thằng nào từng chơi Europa universalist hay Crusader king thì sẽ hiểu ý tao nói cái gì. Ngắn gọn là lịch sử hợp tác của các nước châu Âu như mối quan hệ toxic vậy hợp-tan liên tọi.
Câu hỏi:
Mấy điểm trong bài viết đưa ra 1 người quan tâm đến chính trị một chút cũng nhìn nhận ra được, vậy câu hỏi là các chính trị gia phương tây rõ ràng biết về điều này tại sao chính sách vẫn theo hướng của Mỹ hay đó chỉ là ngoài bề mặt?
Vấn đề biết là một chuyện làm được gì không lại là chuyện khác. Âm mưu thì không biết để mà phòng, Mỹ là nó chơi Dương mưu chơi trước mặt Châu Âu mà Châu Âu không phản ứng được. Ở Châu Âu thì thập kỷ vừa qua chỉ có thủ tướng Đức Merkel là có tầm nhìn đủ rộng để giữ vững lập trường quan hệ với Nga, thủ tướng Anh và Pháp thì chơi nước đôi Nga không thân, Mỹ không thân. Mỹ nắm thời cơ thủ tướng Đức hết nhiệm kỳ là chạy sân sau với U cà để đâm đít Nga bằng cách khích dân U cà cắt đứt với ******** Nga biểu hiện qua việc lật tượng Lê Nin đòi gia nhập EU. Nga cũng nhịn mất mấy năm nay rồi giờ lại tăng cấp độ đòi gia nhập Nato thì không chiến tranh cũng khó.
Nga có thể là con cọp già nhưng mà ít ra nó cũng phải có cái uy để giữ vững vị trí trên thế giới, cọp thì thế méo nào chịu để con linh cẩu rình rập kế bên hang nhà trước sau cũng phải huyết chiến thôi.
Dẫn link một bài viết cho thấy độ đểu của Mỹ và nhận định của các chính phủ Châu Âu trong việc U cà gia nhập liên minh, khá nhiều điểm tương đồng với chủ thớt.
 
Học giả onl nước ngta thôi đã viết được vậy đéo biết tầng lớp tinh hoa thì sẽ ntn. Đéo như ở đâu toàn học giả mõm, iq cow cũng mõm nốt.
T mới đọc 1 nửa , t ko nghĩ 1 thằng viết được 1 bài ntn , tao nghĩ cả một tổ chức nghiên cứu và phân tích , nêu lên các vấn đề , các góc nhìn của 3 thế lực Mỹ , Eu, Nga trước chiến tranh - đặc biệt mà nước duy nhất ít được nhắc đến , ít gây hại nhất , được lãng quên là dân tộc nó .
T nghĩ đây là 1 bài đánh truyền thông của TQ .Có rất nhiều vấn đề lấn cấn mà phải dành thời gian công sức để phản biện vì nó ko hợp lý
 
Vấn đề biết là một chuyện làm được gì không lại là chuyện khác. Âm mưu thì không biết để mà phòng, Mỹ là nó chơi Dương mưu chơi trước mặt Châu Âu mà Châu Âu không phản ứng được. Ở Châu Âu thì thập kỷ vừa qua chỉ có thủ tướng Đức Merkel là có tầm nhìn đủ rộng để giữ vững lập trường quan hệ với Nga, thủ tướng Anh và Pháp thì chơi nước đôi Nga không thân, Mỹ không thân. Mỹ nắm thời cơ thủ tướng Đức hết nhiệm kỳ là chạy sân sau với U cà để đâm đít Nga bằng cách khích dân U cà cắt đứt với ******** Nga biểu hiện qua việc lật tượng Lê Nin đòi gia nhập EU. Nga cũng nhịn mất mấy năm nay rồi giờ lại tăng cấp độ đòi gia nhập Nato thì không chiến tranh cũng khó.
Nga có thể là con cọp già nhưng mà ít ra nó cũng phải có cái uy để giữ vững vị trí trên thế giới, cọp thì thế méo nào chịu để con linh cẩu rình rập kế bên hang nhà trước sau cũng phải huyết chiến thôi.
Dẫn link một bài viết cho thấy độ đểu của Mỹ và nhận định của các chính phủ Châu Âu trong việc U cà gia nhập liên minh, khá nhiều điểm tương đồng với chủ thớt.
Tầm nhìn về một Châu Âu thống nhất với Nga là đối tác thì đã có từ những năm 80-90 từ cả hai phía Nga và Châu Âu.
Anh thì là con chó chihuahua của Mỹ nên ko tính. Anh ra khỏi EU là cái hay cho EU.
Bài viết này có vẻ hơi khing thường EU về cả kinh tế , quân sự lẫn chính trị. Bọn nó là khối lớn có nhiều QG thành viên nên nó xoay chuyển chậm chứ nó không ngu.
 
Tại sao năm 1979, TQ lại đánh VN.
Tại sao sau năm 1975, VN lại bị phương Tây và Mỹ cấm vận, mãi đến 1995 mới bình thường hóa quan hệ.
Thậm chí, khi thống nhất đất nước, vẫn còn sự ghét bỏ, đưa những ng trái quan điểm đi cải tạo, vùng kinh tế mới.
Ngay cả khi VN muốn có chủ quyền trên đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhưng lại đi phỉ báng vua quan nhà Nguyễn, hay phủ nhận chính quyền MN Cộng Hòa. Đến khi lại phải tôn vinh những chiến sĩ tử trận ở Gạc Ma.

Tất cả đều là do lòng căm thù cá nhân lấn át đi lợi ích tổng thể của một dân tộc. Sai thì sai một lần rồi thôi, đừng sai đến cả hai, ba lần như VN
Vì lúc đấy +S việt là taliban chứ sao
 
T không đọc củng biết thằng tàu viết gi
Ukr không biết tự lực tự cường , ukr là con rối của châu âu, châu âu vào bẫy của mỹ, mỹ hưởng lợi từ chiến tranh, nga là vì tự vệ phải đánh, trung quốc yêu hòa bình là tinh hoa nhân loại phải đứng trung lập hòa giải 2 bên phải k mấy tml
 
Tầm nhìn về một Châu Âu thống nhất với Nga là đối tác thì đã có từ những năm 80-90 từ cả hai phía Nga và Châu Âu.
Anh thì là con chó chihuahua của Mỹ nên ko tính. Anh ra khỏi EU là cái hay cho EU.
Bài viết này có vẻ hơi khing thường EU về cả kinh tế , quân sự lẫn chính trị. Bọn nó là khối lớn có nhiều QG thành viên nên nó xoay chuyển chậm chứ nó không ngu.
M lại không hiểu hết ý rồi. Bài viết này không hề khinh châu âu, ở đây là Mỹ đang lợi dụng việc châu âu không nhất quán quan điểm giữa các nước thành viên để quấy đục cái bãi nước châu âu để tìm cái lợi sau cùng thôi
 

Đại sứ Ukraine tại Đức: Putin nhìn thấu tâm can Thủ tướng Scholz!

Nguồn: Ukraine-Botschafter über Olaf Scholz: „Als ob man mit einer Wand gesprochen hätte“ - WELT

Đại sứ Ukraine Andriy Melnyk nói, ông “bất chấp tất cả” nếu như ông có xúc phạm công chúng Đức qua những ứng xử của mình. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đưa ra những nhận xét nặng nề đối với nước Đức và giải thích lý do tại sao Putin nhìn thấu tâm can ông thủ tướng của đất nước này.

Hỏi: Thưa ông Melnyk, với tư cách là đại sứ Ukraine, từ nhiều tuần nay ông đã phát đi thông điệp : “Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn!” Người Đức phản ứng như thế nào, đoàn kết, thờ ơ, hèn nhát?
Đáp: Điều này phụ thuộc vào người Đức nào mà người ta đối diện. Các phương tiện truyền thông, hầu hết đều đứng về phía chúng tôi, cũng như rất, rất nhiều người giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn ! Với giới chính trị thì có phần khó khăn hơn ít nhiều.
Hỏi: Hiện cũng vẫn như vậy sao?
Đáp: Đúng thế. Mặc dù cuộc chiến này, địa ngục này, đã diễn ra được 14 ngày. Đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn phải kêu cứu. Và chúng tôi vẫn hy vọng rằng chính nước Đức và Quốc hội hiểu được điều gì đang diễn ra.
Hỏi: Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz vừa mới tuyên bố không tham gia lệnh cấm vận dầu khí.
Đáp: Đó là nhát dao đâm sau lưng Ukraine. Chúng tôi tin rằng quan điểm này là không thể đứng vững về mặt đạo lý và nó sẽ giảm, không phải trong vài ngày tới, thì trong vài tuần tới. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu thường dân Ukraine sẽ bị chết trong các vụ tấn công tên lửa.
Hỏi: Có đúng là trong NATO và EU Chính phủ liên bang Đức đã và vẫn luôn do dự nhiều nhất không?
Đáp: Tiếc rằng cảm nhận đó lại hoàn toàn chính xác. Lúc loại (các ngân hàng Nga) ra khỏi SWIFT đã như vậy, giờ ngưng nhập khẩu cũng vẫn thế. Điều đó đối với chúng tôi thật hết sức cay đắng. Và tôi nghĩ chắc hàng triệu người Đức phải rất xấu hổ vì luôn ở phía sau chứ không phải đi đầu trong hàng ngũ lãnh đạo.
Hỏi: Nguyên do tại đâu?
Đáp: Hầu hết người Đức coi chính sách về nước Nga của Berlin không chỉ thất bại trong vài tháng qua mà là thất bại trong vài năm qua và nhiều thập niên qua. Nhưng giới chính trị vẫn bám lấy cái chính sách đó. Ngoài ra, xã hội này đã quên cách sử dụng ngoại giao phòng ngừa và răn đe quân sự.
Hỏi: Ai là người chịu trách nhiệm chính về việc để Vladimir Putin tấn công Ukraine, Angela Merkel hay Donald Trump?
Đáp: Có một nhóm người đông hơn nhiều phải chịu trách nhiệm. Các chính phủ liên bang Đức tiền nhiệm có thể đã ngăn chặn được cuộc chiến này. Nguy cơ là rõ ràng, ít nhất kể từ năm 2014, kể từ khi Crimea bị sáp nhập và cuộc chiến của Nga diễn ra ở Donbass. Đối với chúng tôi đó là một bước ngoặt. Ngay cả Liên minh đèn giao thông (tức chính phủ Đức hiện nay -ND) cũng đã có nhiều thời gian để chủ động hành động và ngăn chặn thảm họa tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Nhưng ngoài việc xoa dịu Putin, hoàn toàn không có bất cứ điều gì khác. Cho đến khi chiến tranh bùng nổ.
Hỏi: Nhưng sau đó trong phiên họp Quốc hội, thủ tướng Scholz đã đề cập đến từ : “thời cuộc thay đổi”.
Đáp: Tôi có tham dự phiên họp Quốc hội này. Có một cảm giác kỳ lạ, dường như các vị dân biểu trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm. Nó giống như bản thân mình đạt được thành tích và tất cả đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Từ đó đến nay mười ngày đã trôi qua. Nhưng chúng tôi, những người Ukraine, hầu như không cảm nhận được điều gì. Không có sự giúp đỡ nào tương xứng với mức độ tàn bạo và tuyệt vọng đang diễn ra ở quê hương tôi.
Hỏi: Thưa ngài Đại sứ, ngài xuất hiện rất nhiều trên các phương tiện truyền thông Đức và trên Twitter. Ngài thách thức các chính trị gia, ngài giáng trả và mỉa mai. Việc sử dụng các ngôn từ đôi khi thiếu ngoại giao này có giúp ích gì cho việc truyền tải thông điệp của ngài không?
Đáp: Thưa ông, một khi sự việc liên quan đến sự sống hay cái chết, đến sự tồn vong của đất nước tôi, thì tôi bất cần phải chọn lựa ngôn từ như thế nào.
Hỏi: Đó là phong cách của ông hay là sự tuyệt vọng?
Đáp: Đấy không phải là phong cách của tôi, tôi thuộc diện trầm tính. Và tôi là một nhà khoa học, tôi đã viết nhiều sách. Tôi cảm thấy thoải mái nhất khi ở trong phòng làm việc của mình, chứ không phải khi đứng trước ánh đèn sân khấu nơi tôi phải tranh luận, đôi co với các chính trị gia. Qua đó tâm lý của tôi cũng không được lắng dịu. Ngày nào tôi cũng khóc và tôi phải cố cưỡng lại. Mặc dù vậy, sự lựa chọn từ ngữ của tôi không phản ánh sự tuyệt vọng, mà là một phương tiện để thức tỉnh mọi người. Cách đây năm sáu năm tôi đã cảnh báo người Đức, Putin muốn tiêu diệt người Ukraine chúng tôi. Tôi đã bị cười nhạo.
Hỏi: Việc chuyển giao vũ khí, mà chính phủ liên bang Đức đã từ chối trước khi bắt đầu chiến tranh, giờ đã được thông qua. Ông còn mong muốn điều gì ở nước Đức và cái gì đã được đáp ứng?
Đáp: 500 quả rocket Stinger và 1000 quả đạn rocket đã được phê duyệt, và cũng đã đến nơi. Ngoài ra còn có 23.000 mũ bảo hiểm, 1.300 áo giáp và 50.000 bọc lương khô cho quân nhân. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ so với những gì chúng tôi cần. Và cuộc chiến này có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, chỉ cung cấp một lần là không đủ. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị tiếp xúc hàng ngày với Bộ Quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng. Nhất là chúng tôi không thể bảo vệ dân thường. Những ngôi nhà bị đánh bom để trả thù vì các cuộc tấn công trên bộ của quân đội Nga bị chặn lại.
Hỏi: Do đó tổng thống Volodymyr Zelensky đòi phải có một vùng cấm bay?
Đáp: Và rất khẩn trương! NATO, Liên hợp quốc, OSCE– tất cả đều đã thất bại. Bây giờ chúng tôi khẩn cầu cần phải thực hiện một điều gì đó.
Hỏi: Thử tưởng tượng một lần nhé: NATO tuyên bố vùng trời Ukraine là vùng cấm bay. Người Nga tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công, đáp lại NATO đưa máy bay chiến đấu của họ đến, đồng nghĩa với chiến tranh.
Đáp: Đó là cách đánh giá của Đức và các nước NATO khác, ít nhất là vào lúc này.C
Hỏi:
Ông không chia sẻ đánh giá này à, hay là theo ông thì NATO phải chấp nhận đối đầu về quân sự với Nga?
Đáp: Đấy là quyết định của các vị. Tôi không đề cập đến chuyện binh sỹ Đức phải hy sinh mạng sống của mình vì Ukraine. Nhưng những gì tôi thấy ở người Đức là các quyết định của họ hầu như đều xuất phát từ nỗi sợ hãi.
Hỏi: Nước Nga là cường quốc nguyên tử.
Đáp: Đúng thế. Nỗi lo sợ chiến tranh hạt nhân là có thể hiểu được, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sợ hãi khi ra các quyết định. Cần phải nói rõ: đây là một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt Ukraine. Ngày thứ Năm đen, ngày 24 tháng 2 năm 2022, cũng là một lời tuyên chiến với châu Âu và đặc biệt là với Đức, cho dù người Đức chưa muốn thừa nhận điều đó và hy vọng rằng họ sẽ thoát được khỏi vấn nạn này. Nếu người ta không chặn tay Putin lúc này thì chúng tôi sẽ không phải là nạn nhân cuối cùng của y. Vì vậy, tôi nghĩ vì lý do đó đáng để mạo hiểm.
Hỏi: Mạo hiểm đối với một cuộc chiến tranh nguyên tử?
Đáp: Putin là tội phạm chiến tranh và có lẽ y là một chính khách điên rồ, nhưng y không phải là một kẻ muốn tự sát. Do đó, tôi không tin sẽ xẩy ra chiến tranh nguyên tử. Mới hai tuần trước, người ta đã nói với tôi ở Berlin: Nếu một máy bay trực thăng của Nga bị tên lửa Đức bắn hạ, điều đó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Hôm nay chúng ta đã tiến xa hơn một chút. Nhưng nỗi sợ hãi vẫn bao trùm. Đó là một phần trong tính toán của Putin. Y không phải là vị tư lệnh trên chiến trường, y là người của KGB. Và y biết chính xác người Đức suy nghĩ gì ở trong đầu. Hắn đã nắm bắt hồn vía người Đức. Có thể Putin biết rõ hơn ngày mai Olaf Scholz định làm gì, còn hơn bản thân ông ta nữa kia.
Hỏi: Vậy thì phải làm gì?
Đáp: Ông hãy để NATO tuyên bố vùng cấm bay. Để xem Putin có dám cho máy bay của y cất cánh. Hoặc là: mọi người nhìn thấy đoàn xe quân sự Nga dài 65 km hướng về Kiev. Tại sao châu Âu không tạo một đoàn xe cứu trợ còn dài hơn và tạo ra những bức ảnh sắc nét hơn? Để thể hiện: “Chúng tôi sát cánh các bạn.” Trong thực tế, người ta đang đứng nhìn cho đến khi chúng tôi đầu hàng. Cũng có thể đó là điều mà nền chính trị ở Berlin trông đợi. Nhưng điều đó sẽ không khi nào xẩy ra.
Hỏi: Với sự yếu kém về quân sự của mình, đầu hàng trong danh dự có phải là điều hợp lý nhất mà chính phủ Ukraine có thể làm để bảo vệ công dân của mình?
Đáp: Suy nghĩ này đã được gợi ý cho chúng tôi kể từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, đây là điều độc địa nhất mà tôi từng nghe. Giờ đây, các tòa nhà chung cư, nhà trẻ và toàn bộ thành phố của chúng tôi đang bị đánh phá tan hoang. Nếu chúng tôi đầu hàng, điều tương tự sẽ xảy ra với tâm hồn chúng tôi. Quốc gia Ukraine sẽ bị tiêu diệt. Sẽ không còn Ukraine nữa.
Hỏi: Liệu Ukraine có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh này?
Đáp: Tôi chắc chắn 100% là chúng tôi có thể làm được. Về mặt đạo đức chúng ta đã thắng từ lâu, chúng tôi đang chiến đấu trên chiến trường. Tuy nhiên chúng tôi nhận thức được sự vượt trội của Nga. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần cả những biện pháp trừng phạt thậm chí cứng rắn hơn và những đợt chuyển giao vũ khí nhiều hơn nữa.
Hỏi: Hơn hai triệu người tị nạn, điều đó cho thấy hy vọng đang tắt dần?
Đáp: Mọi người chạy loạn vì sợ bom đạn, phụ nữ và trẻ em. Đối với nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60, chúng tôi có đợt tổng động viên.
Hỏi: Khi nói đến việc giúp đỡ những người tị nạn, giới chính trị và xã hội ở Đức không gặp khó khăn như vậy, ít nhất là cho đến bây giờ.
Đáp: Người ta không phải thuyết phục người dân ở đất nước tươi đẹp này giúp đỡ, trái tim của họ đã được đặt đúng chỗ. Nhưng chính phủ Đức có thể làm được nhiều hơn thế, chỉ với một cử chỉ đơn giản. Điều đó không tốn một xu, nhưng nó sẽ mang lại cho người Ukraine chúng tôi một niềm hy vọng.
Hỏi: Ông nói về cử chỉ gì?
Đáp: Vào ngày thứ ba của cuộc chiến, tổng thống của tôi đã nộp đơn khẩn cấp xin gia nhập EU. Bây giờ chúng tôi muốn một tuyên bố của chính phủ tại Quốc hội rằng: “Chúng tôi muốn công nhận Ukraine là một ứng cử viên gia nhập.” Với triển vọng trở thành thành viên EU, Đức có thể bù đắp cho mọi điều không hay đã xẩy ra đối với Ukraine trước đây.
Hỏi: Chính phủ đã phản ứng như thế nào?
Đáp: Hôm thứ hai, Tổng thống Zelensky của tôi đã gọi lại cho Thủ tướng Scholz. Nó giống như nói chuyện với một bức tường. Suýt chút nữa thì Tổng thống của tôi đã cúp máy khi ông nói: Vấn đề chính không phải là viện trợ nhân đạo, chuyện đó đàng nào cũng đang diễn ra. Chúng tôi muốn có quy chế ứng cử viên! Chúng tôi mong muốn Ủy ban Liên minh Châu Âu xử lý đơn của chúng tôi thật khẩn trương để Ukraine có thể được kết nạp muộn nhất trong vòng năm năm. Nhiều nước EU ủng hộ điều này, chẳng hạn như Ba Lan và Slovakia. Riêng Đức vẫn: Không, không, không, không.
Hỏi:
Điều đó lại gây thất vọng cho Kiev một lần nữa?
Đáp: Gây tức giận. Đó là từ vô hại nhất mà tôi được phép sử dụng ở đây.
Hỏi: Trước chiến tranh, chắc chắn Ukraine không đáp ứng được tất cả các yêu cầu để có thể bắt đầu đàm phán về việc gia nhập. Năm năm, thực vậy sao?
Đáp: Chúng tôi biết đây là một quá trình lâu dài, và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của Ukraine. Tám năm nay chúng tôi đã rất cố gắng để xử lý mọi yêu cầu. Nhưng bây giờ chúng tôi mong muốn có một tín hiệu chính trị mạnh mẽ từ Berlin. Chúng tôi không cần những lời bào chữa cho ngày hôm qua, chúng tôi cần những quyết định đúng đắn cho hôm nay.
Hỏi: Nếu Ukraine vượt qua được cuộc chiến tranh này, những kinh nghiệm này sẽ để lại những dấu ấn gì? Liệu đất nước có thể từ bỏ định hướng châu Âu bắt đầu từ cuộc cách mạng Maidan?
Đáp: Chúng tôi sẽ vượt qua cuộc chiến tranh này! Sự vỡ mộng có thể khiến một số người nghi ngờ liệu chúng tôi có nên là một phần của EU còn do dự của ngày nay hay không. Nhưng tôi loại trừ khả năng chúng tôi dựa trên nguyên tắc Ukraine là trên hết. Ukraine sẽ vẫn là một quốc gia tự do và dân chủ. Đó là thông điệp quan trọng nhất của tôi: Bạn có thể bay từ Berlin đến Lviv (Lemberg) trong một giờ đồng hồ cũng nhanh như đến Freiburg. Ukraine không phải là một nơi nào đó ở bên rìa của thế giới. Chúng tôi đang sống ở đây, trên lục địa này.

- Andrij Melnyk, sinh năm 1975 ở Kiev, là luật sư và nhà ngoại giao, và từ tháng 12/2014 là Đại sứ Ukraine ở Đức.
 

Kết quả có thể xảy ra của Chiến tranh Nga-Ukraine và sự lựa chọn của Trung Quốc


Chiến tranh Nga-Ukraine là cuộc xung đột địa chính trị nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II và sẽ gây ra hậu quả toàn cầu lớn hơn vụ 11/9. Hiện nay, Trung Quốc cần nghiên cứu và phán đoán chính xác phương hướng của cuộc chiến này và tác động của nó đối với tình hình quốc tế, linh hoạt, lựa chọn chiến lược phù hợp với lợi ích lâu dài của dân tộc Trung Quốc, phấn đấu vì một môi trường bên ngoài tương đối thuận lợi. cho Trung Quốc.
20220311162657_9679.jpeg

"Chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga chống lại Ukraine đã gây ra sự khác biệt lớn trong nước, bên ủng hộ và bên phản đối không tương đồng. Bài viết này không đại diện cho bên nào, nhân danh một học giả, tôi xin phân tích một cách khách quan những hậu quả có thể xảy ra của chiến tranh và đưa ra các biện pháp đối phó trên cơ sở đó để nhận định và tham khảo của cấp ra quyết định cao nhất ở Trung Quốc.
1. Dự đoán xu thế chiến tranh Nga-Ukraine
1. Putin không thể đạt được mục tiêu mong đợi, và nước Nga đang gặp khó khăn. Mục đích hành động của Putin là đánh bại Ukraine thông qua một cuộc tấn công chớp nhoáng, thay thế giới lãnh đạo Ukraine, xây dựng một chính phủ thân Nga, giải quyết hoàn toàn vấn đề Ukraine và sử dụng điều này để chuyển hướng cuộc khủng hoảng trong nước. Tuy nhiên, cuộc chiến chớp nhoáng đã thất bại, Nga không thể hỗ trợ cuộc chiến kéo dài và chi phí mở rộng chiến tranh sẽ rất cao. Phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ hoàn toàn đứng về phía đối diện của thế giới và không có cơ hội chiến thắng, và tình hình trong và ngoài nước ngày càng trở nên bất lợi. Ngay cả khi quân đội Nga phải trả một cái giá rất lớn để chiếm Kyiv và thành lập chính phủ bù nhìn, điều đó không có nghĩa là chiến thắng cuối cùng. Hiện tại, lựa chọn tốt nhất của Putin là kết thúc chiến tranh một cách dứt khoát thông qua hòa đàm, vốn đòi hỏi Ukraine phải nhượng bộ đáng kể, nhưng những gì không có trên chiến trường cũng khó có được trên bàn đàm phán. Trong mọi trường hợp, hành động quân sự này đã phạm phải một sai lầm không thể cứu vãn.
2. Chiến tranh có thể leo thang hơn nữa, và không thể loại trừ việc phương Tây cuối cùng sẽ tham gia vào cuộc chiến. Mặc dù cái giá phải trả cho việc mở rộng chiến tranh là cao nhưng với bản lĩnh và sức mạnh của Putin, khả năng cao là nó sẽ không buông xuôi. đánh đập. Một khi điều này xảy ra, Hoa Kỳ và Châu Âu không thể đứng ngoài cuộc, dẫn đến chiến tranh thế giới hay thậm chí là chiến tranh hạt nhân. Nếu như vậy sẽ gây ra một thảm họa vô cùng lớn cho nhân loại, Mỹ và Nga cũng sẽ có một cuộc đối đầu cuối cùng, sức mạnh quân sự của Nga sẽ không thể sánh được với NATO, và Putin lại càng thua thiệt.
3. Cho dù Nga dốc toàn lực quốc gia, cuối cùng bất đắc dĩ chiếm được Ukraine thì vẫn là củ khoai nóng, từ đó nước Nga sẽ mang nặng đẻ đau và bị choáng ngợp. Trong hoàn cảnh như vậy, không cần biết Zelensky còn sống hay không, Ukraine rất có thể sẽ thành lập chính phủ lưu vong để đối phó với Nga trong thời gian dài, Nga phải chịu cả lệnh trừng phạt của phương Tây và cuộc nổi dậy ở Ukraine. về lâu dài sẽ bị kéo xuống và chu kỳ này sẽ không quá vài năm.
4. Tình hình chính trị ở Nga có thể thay đổi hoặc bị phương Tây làm cho tan rã. Cuộc tấn công chớp nhoáng của Putin thất bại, Nga có rất ít hy vọng chiến thắng, các lệnh trừng phạt của phương Tây lên đến mức chưa từng có, nền kinh tế trong nước và sinh kế của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và các lực lượng chống chiến tranh và chống Putin có khả năng xảy ra một cuộc binh biến trong chính giới Nga tình hình không thể được loại trừ. Vì nền kinh tế Nga đang trên đà sụp đổ, sẽ rất khó để Putin có thể tự duy trì ngay cả khi không bị tổn thất trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Nếu cuộc gọi hạ màn của Putin là vì xung đột dân sự, đảo chính hoặc các lý do khác, Nga sẽ thậm chí ít có khả năng đối đầu với phương Tây hơn, nước này chắc chắn sẽ khuất phục trước phương Tây, hoặc thậm chí còn bị đánh bại và vị thế của Nga như một cường quốc sẽ kết thúc.
2. Nhận định về tác động của chiến tranh Nga-Ukraine đối với mô hình quốc tế
1. Hoa Kỳ sẽ giành lại quyền lãnh đạo thế giới phương Tây, và phương Tây sẽ đoàn kết và thống nhất hơn. Hiện tại, dư luận cho rằng chiến tranh Ukraine có nghĩa là sự sụp đổ hoàn toàn của bá quyền Mỹ, nhưng trên thực tế, chiến tranh Nga-Ukraine sẽ đưa Pháp và Đức, những nước muốn loại bỏ Mỹ, quay trở lại khuôn khổ phòng thủ của NATO, và giấc mơ ngoại giao độc lập và quốc phòng độc lập của Châu Âu sẽ tan tành. Đức tăng đáng kể ngân sách quân sự, và Thụy Sĩ, Thụy Điển và các nước khác từ bỏ quan điểm trung lập. Nord Stream 2 cũng đã bị đình chỉ vô thời hạn và sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tăng lên. Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ hình thành một cộng đồng chung tương lai chặt chẽ hơn, và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong thế giới phương Tây sẽ phục hồi.
2. "Bức màn sắt" lại rơi xuống, không chỉ từ Biển Baltic đến Biển Đen, mà sẽ tạo thành cuộc đối đầu cuối cùng giữa phe thống trị phương Tây và các đối thủ của nó. Phương Tây sẽ vạch ra ranh giới giữa các nền dân chủ và chế độ độc tài, đồng thời xác định sự chia rẽ với Nga là cuộc đấu tranh giữa dân chủ và chế độ độc tài. Bức màn sắt mới không còn được vẽ ra giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, cũng không chỉ giới hạn trong Chiến tranh Lạnh, mà là cuộc chiến sinh tử giữa nền dân chủ phương Tây và nền dân chủ chống phương Tây. Thế giới phương Tây nguyên khối dưới Bức màn sắt sẽ có ảnh hưởng lớn đến các nước khác, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ được củng cố, và Nhật Bản và các nước khác sẽ bám sát Mỹ hơn nữa. Hoa Kỳ sẽ xây dựng một mặt trận thống nhất dân chủ rộng rãi chưa từng có.
3. Sức mạnh của phương Tây sẽ tăng lên đáng kể, NATO sẽ tiếp tục mở rộng, và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong thế giới không phải phương Tây cũng sẽ tăng lên. Sau Chiến tranh Nga-Ukraine, cho dù Nga có đạt được bước chuyển biến chính trị như thế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ làm suy yếu rất nhiều các lực lượng chống phương Tây trên thế giới. Bối cảnh sau cuộc biến động ở Liên Xô và phương Đông năm 1991 có thể lặp lại, sự kết thúc của hệ tư tưởng có thể xuất hiện trở lại, sự trỗi dậy của làn sóng dân chủ hóa thứ ba sẽ mất đi động lực, và nhiều nước thế giới thứ ba sẽ tiếp nhận phương Tây. Phương Tây sẽ có thêm “bá chủ” về quân sự, các giá trị và thể chế, đồng thời quyền lực cứng và quyền lực mềm sẽ đạt đến tầm cao mới.
4. Trung Quốc sẽ bị cô lập hơn trong khuôn khổ đã được thiết lập. Vì những lý do trên, nếu Trung Quốc không có biện pháp ứng phó tích cực thì sẽ vấp phải sự ngăn cản hơn nữa của Hoa Kỳ và phương Tây. Sau sự sụp đổ của Putin, Hoa Kỳ đã chuyển từ đối mặt với hai đối thủ chiến lược là Trung Quốc và Nga sang nhắm vào Trung Quốc để ngăn chặn chiến lược. với Hoa Kỳ, và phần còn lại của thế giới sẽ phải Chọn bên và tạo ra hiệu ứng bầy đàn, Đài Loan cũng sẽ tham gia vào điệp khúc chống Trung Quốc. Trung Quốc không chỉ đối mặt với sự bao vây quân sự của Hoa Kỳ và NATO, QUAD (Liên minh tứ giác Mỹ-Nhật-Ấn-Úc), AUKUS mà còn phải đối mặt với những thách thức từ các hệ thống và giá trị của phương Tây.
3. Sự lựa chọn chiến lược của Trung Quốc
1. Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt giảm càng sớm càng tốt. Sự leo thang của xung đột giữa Nga và phương Tây sẽ giúp chuyển hướng sự chú ý của Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc. Nếu Putin mất quyền lực và Trung Quốc cùng hội cùng thuyền với Putin, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi nó. Trừ khi Putin có thể giành chiến thắng với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, điều có vẻ ảm đạm vào lúc này, và Trung Quốc không có đủ sức mạnh để chống lại Nga. Quy luật cơ bản của chính trị quốc tế là "không có bạn bè vĩnh cửu và không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích vĩnh cửu". Đối mặt với tình hình quốc tế hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể tiến hành từ việc bảo vệ lợi ích tốt nhất của mình, chọn kẻ ít hơn trong hai tệ nạn và trút bỏ gánh nặng của Nga càng sớm càng tốt. Hiện tại, người ta ước tính rằng vẫn còn khoảng thời gian mở cửa là một hoặc hai tuần, nếu chậm trễ, Trung Quốc có thể mất khả năng điều động và phải hành động dứt khoát.
2. Tránh hai bên, từ bỏ trung lập, chọn vị trí chủ đạo trên thế giới. Hiện tại, các tuyên bố và lựa chọn quốc tế của Trung Quốc đang cố gắng đưa ra một đường giữa và cả hai bên đều không bị xúc phạm, bao gồm cả việc bỏ phiếu trắng trong Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng LHQ, cũng như cố gắng xoa dịu Ukraine trong khi ủng hộ Nga. Nhưng quan điểm đó thực sự không đáp ứng nhu cầu của Nga, cũng như không khiến Ukraine và những người ủng hộ và đồng tình của Ukraine tức giận, tranh cãi chống lại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong một số trường hợp, trung lập rõ ràng là một lựa chọn khôn ngoan, nhưng nó không áp dụng cho cuộc chiến này, và Trung Quốc không có gì để đạt được lần này. Cho rằng Trung Quốc luôn chủ trương tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia nên chỉ có thể đứng cùng với phần đông thế giới để tránh bị cô lập thêm. Lập trường này cũng có lợi cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan.
3. Để đạt được đột phá chiến lược càng nhiều càng tốt, và không bị phương Tây cô lập thêm. Bằng cách cắt đứt quan hệ với Putin và từ bỏ vị thế trung lập, nó sẽ giúp xây dựng hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và nhân cơ hội này để giảm bớt quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây thông qua nhiều nỗ lực khác nhau. Tuy khó khăn và đòi hỏi trí tuệ lớn nhưng đó là sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai. Có quan điểm cho rằng tranh chấp địa chính trị châu Âu do chiến tranh Ukraine gây ra sẽ làm trì hoãn rất nhiều việc chuyển giao chiến lược của Hoa Kỳ từ châu Âu sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, điều này không thể quá lạc quan. Hoa Kỳ đã có những tiếng nói: Châu Âu quan trọng, nhưng Trung Quốc quan trọng hơn, và mục tiêu chính của Hoa Kỳ là kiềm chế Trung Quốc trở thành cường quốc thống trị ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh đó, sử dụng chiến tranh Nga-Ukraine như thế nào để có những điều chỉnh chiến lược phù hợp, làm mọi cách để thay đổi thái độ thù địch của Mỹ đối với Trung Quốc, từ đó thoát khỏi tình thế bị cô lập là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Điểm mấu chốt là ngăn chặn Hoa Kỳ và phương Tây cùng trừng phạt Trung Quốc.
4. Chấm dứt sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh thế giới và chiến tranh hạt nhân và có những đóng góp không thể thay thế cho hòa bình thế giới. Vì ông Putin rõ ràng đã yêu cầu các lực lượng răn đe chiến lược của Nga phải vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu đặc biệt, cuộc chiến Nga-Ukraine có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Có nhiều sự giúp đỡ cho những người chính nghĩa, và ít giúp đỡ cho những người bị sai trái. Trước cuộc khủng hoảng này, và để thể hiện vai trò tích cực của Trung Quốc với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc không những không thể đứng chung với Putin mà còn phải có những hành động rõ ràng để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra với Putin. Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có khả năng này, và phải tận dụng được lợi thế có một không hai này, việc Putin rời bỏ sự ủng hộ của Trung Quốc có khả năng chấm dứt chiến tranh, hoặc ít nhất là không dám leo thang chiến tranh. Do đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ giành được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng quốc tế, điều này không chỉ giúp thoát khỏi tình trạng bị cô lập hơn nữa, mà còn góp phần duy trì hòa bình thế giới, và có thể tìm thấy cơ hội để cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và phương Tây
Ko cần đọc dài dòng mất thời gian

Túm cái quần lại: mọi phân tích đều chỉ ra, đã tới lúc Tập Cặn Bã bán Ngú rồi... Đơn giản thế thôi

Cơ mà xuyên suốt lịch sử, thằng Khựa nó luôn nổi tiếng với các trò tráo trở lật mặt/ đâm sau lưng/ bán đứng... Nên vụ này cũng dễ hiểu thôi... :vozvn (1):
 
Mấy tml vẽ ra bao giả thiết, đổ tội linh tinh. Nhưng có mấy sự thật không thể chối cãi :
- Ucr mà nhập được EU là đổi đời, 1 chế độ độc tài tham.nhũng của Nga không thích điều đó, dân Nga nhìn vào là dễ có biến.
- Ucr bị Nga đâm chọc, kích động li khai, liếm đất dần dần, nó bắt buộc phải chọn EU hoặc Nga, mà chọn thế nào đã rõ, có chiến tranh nhưng còn hi vọng giữ được chủ quyền, đất đai. Còn theo Nga thì ngàn năm.tăm tối
 
Mấy tml vẽ ra bao giả thiết, đổ tội linh tinh. Nhưng có mấy sự thật không thể chối cãi :
- Ucr mà nhập được EU là đổi đời, 1 chế độ độc tài tham.nhũng của Nga không thích điều đó, dân Nga nhìn vào là dễ có biến.
- Ucr bị Nga đâm chọc, kích động li khai, liếm đất dần dần, nó bắt buộc phải chọn EU hoặc Nga, mà chọn thế nào đã rõ, có chiến tranh nhưng còn hi vọng giữ được chủ quyền, đất đai. Còn theo Nga thì ngàn năm.tăm tối
M nói đúng, Đơn giản và dễ hiểu. Có nga đéo thích như vậy nên nó cho quân đánh vô thôi. Theo EU có thị trường rộng lớn hơn, và ít nhất là tươi mới hơn so với làm ăn với nga.
 
Để t tiết kiệm cho chúng mày thời gian và đỡ phải mỏi mắt
 
Mấy tml vẽ ra bao giả thiết, đổ tội linh tinh. Nhưng có mấy sự thật không thể chối cãi :
- Ucr mà nhập được EU là đổi đời, 1 chế độ độc tài tham.nhũng của Nga không thích điều đó, dân Nga nhìn vào là dễ có biến.
- Ucr bị Nga đâm chọc, kích động li khai, liếm đất dần dần, nó bắt buộc phải chọn EU hoặc Nga, mà chọn thế nào đã rõ, có chiến tranh nhưng còn hi vọng giữ được chủ quyền, đất đai. Còn theo Nga thì ngàn năm.tăm tối
thế tại sao khi liên xô sụp năm 1991 eu không cho ucraina vào ngay , nếu mà có tiềm năng phát triển vậy thì đáng lẽ eu phải cho ucraina vào luôn chứ:feel_good::feel_good:
 

Có thể bạn quan tâm

Top