Live Tâm sự của 1 thằng bốc vác- Gởi những anh em cùng khổ vào thời điểm này

Lời ca vang lên ở gốc hồ đầy sương

“ Tôi chết trong em bao giờ,mỗi sớm sương bay thành phố mơ…”

….
Nhớ về em- Người con gái Đà Lạt.


23/04 - 09:19

….

Một buổi sáng - bên góc cửa sổ nhỏ lầu một.
Trong ngôi nhà rộng lớn còn thơm mùi sơn vữa mới. Nó nằm lọt giữa con đường đồi dốc Hải Thượng- Khu dân cư mới nhà nước cấp cho cán bộ y tế để phù hợp dự án Bệnh Viện Trung Ương Đà Lạt. Khu đất phía trên đỉnh dốc để trống là khu vực rộng lớn để xây dựng bệnh Viện- không biết từ bao giờ người dân ở đấy gọi nó là Y tế.
Trước bãi đất trống ấy có chiếc xe lu vất vưởng. Thời gian tồn tại của nó là điều bí ẩn.



Góc cửa sổ- nhìn ra là cả một bầu trời sương đang đổ ập xuống. Chỉ cách một khoảng nhỏ trông ra đường chính mà không thể thấy được gì.Toàn sương trắng đang lơ lẩn hoà vào lòng người Đà Lạt.

….

Tao - ngày đầu lên đây. Một cuộc chạy đua với thời cuộc. Dòng người xô đẩy, lựa chọn sống là điều xa xỉ.



…. Chợ An Đông.
Sáng - Minh Cao là thằng rất thích thể thao. Hồi đó cứ bốc vác đừ điếc người nhưng riêng nó là phải đi đá banh. Nó chuyên gia rù quến anh em qua khu Q8 bên kia cầu Nhị Thiên Đường - Khu dân cư mới đường xá được quy hoạch rộng, người dân còn thưa thớt.
Chặn hai đầu. Lấy mấy đôi dép đặt 2 góc làm khung thành. Trái banh mủ độn 2-3 lớp bên trong. Sút vào được tính dưới đầu gối
Những trận thư hùng trên sân cỏ được tăng độ sát thương bằng các kèo độ. Thường kết thúc trận banh, tiền trao thì đi kèm là đánh lộn.
Cái tính hiền lành, ngu ngơ của tao được đổi thay qua mỗi buổi chiều tối được vào trận banh. Khi nhìn mấy anh xe hàng, Tài Nhỏ, Minh Cao bị chơi xấu không biết sao tao cũng nóng theo. Vị trí chúng nó chỉ dạy tao là thủ môn, chụp chân luôn trong tư thế lao ra quét giò. Tâm thế hùng hổ lao ra khi 1-1 hay đấu 2. Tạo tâm lý hoảng loạn lên cầu thủ đội bạn.

Chính những lời bảo ban này, máu đoàn kết tình bạn trong người như bùng cháy tuổi nổi loạn.

Lần đầu tao không quét vào banh mà là đạp thẳng vào đùi một thằng xóm Củi -Q8. Khi thằng này vừa kê giò Minh Cao. Nếu không có anh Tài ở đó chắc ban tao về tới nhà cũng bầm dập.

Và máu điên đó dẫn đến vụ đánh nhau đầu tiên của tao ở An Đông.

Bum - kẻ thù đầu tiên ở Chợ An Đông.

Dạo này, không biết nó học đâu thói ưa xăm hình. Nghe tụi bốc vác trên lầu ( ban này toàn người mới trên lầu An Đông - đủ thành phần nhưng thuộc tiểu thương mới nên sống biết điều) kể nó giờ đang giao lưu kết nghĩa cắt máu với Tài Lớn - bãi giữ xe.
Tài Lớn - vừa ra tù về tội đâm chén nên số má lắm. Tướng nó be người, phốt phác. Cao trên 1m7 mà nặng hơn 80 cân. Người ngợm to lớn mà còn thích bạo lực, ưa máu me nhứt là khi ra tay. Nói chuyện thì rất hằn học, khát máu sẵn sàng đánh nhau nếu không ưa mắt
Bởi tính cách này, mà vừa ra tù, với cây phát quang trên tay nó tới “ xin” làm anh Đại bãi xe.

Vụ này nó thắng. Đơn giản, nó dụ lão đại cũ ưa anh hùng - hảo hán bằng việc bặc co.
Lựa chọn con đường vắng. Lấy 3 góc đèn đường là sàn. Mỗi thằng đứng ở mỗi góc đèn. Riêng cây đèn ở giữa quăng 2 cây phát quang.

Anh cả hô to 1-2-3 thì chạy thật nhanh tranh nhau lấy kiếm mà xả. Kết quả thì chờ xem.

Dù thương tật ra sao thì cũng tự chịu. Không ảnh hưởng tới pháp luật lẫn anh em.

Kèo đó, Tài xả lão đại cũ không tiếc tay, chỉ nghe rằng - càng chảy máu nó càng hăng. Nó cũng bị 2 nhát nhưng thấy chảy ra nó càng ra tay tàn độc. Từ đó nó viết lên tên tuổi ở bãi giữ xe.
Ngày tao đến, tên tuổi nó đã vang danh về sự tàn bạo - ác độc.


Tài Nhỏ thì khác hoàn toàn. Giữ bãi bốc vác, nhưng chỉ dùng lời nói, giao thiệp và mối quan hệ là có thể giải quyết vấn đề. Sống từ nhỏ từ hồi còn xin ăn ở chợ, Tài Nhỏ đọc được hùng tâm ở mỗi con người nơi đây. Anh luôn lựa chọn cách tối ưu nhứt trước khi va chạm xảy ra.

….
Cởi áo ra phía sau lưng Bum đang có hình xăm dang dở. Nhìn màu là biết tay nghề của tù về. Em út Tài Lớn ai cũng được nó tặng hình để gắn kết anh em ban và cũng là lego nhận dạng.
….
Ban giữ xe và ban bốc vác bản chất là dân cùng chợ. Trước nay ít va chạm. Nếu có chuyện, thường thì các tiểu thường nhà các anh nói chuyện là êm. Nhưng từ ngày Tài Lớn lên, thu nạp nhiều thằng cọp beo vào tù ra khám, bọn mồ côi các khu cũ bị giải toả ( Khu phức tạp xì ke , sau nhà nuớc dọn sạch các khu ổ chuột ở các quận trung tâm. Riêng bọn mồ côi Mã Lạng tới giờ vẫn tồn tại- dưới hình thức khác) chạy lên đây xin dung nạp.
Ban phình to ra thì thiếu ăn, chúng muốn nuốt sạch những gì trước mặt. Kể cả là những người từng ngồi chung mâm. Gọi nhau là anh em An Đông.


Và thằng Bum hôm nay- là khai chiến ngầm.


….
Tiếp theo - Chuyện về anh Quân B

Cũng như bao thằng bụi đời khu An Đông- Chợ Lớn,sau cái chết của anh -chị là cả một bầu trời u ám đang bủa vây.
Có nhóm nhỏ thân tín của anh đi săn. Nhưng chưa bắt được kẻ thù thì ngay quán nhậu nổi tiếng đầu đường Tản Đà - Chủ quán người Hoa ( chắc bọn sống lâu ở Q5 nhớ quán này, sau giải phóng, lão chủ đi lính chế độ cũ sợ bị cải tạo đóng 400 cây vàng - kho rượu ngoại.
Sau 1975 quán Lão vẫn tồn tại cho đến ngày lão chết bên Q10 ở nhà bà vợ bé năm 2017 thì quán dần đi xuống.)

Nhóm huynh đệ của anh đã giáp lá cà trận cuối bằng Ci Đê ( 1 dạng dao được mài nhọn mũi - bên dưới là những lưỡi răng cưa nhô ra- tất cả được mài nhọn được bọc trong vỏ bọc lại. Dao dài 1 gang rưỡi tay người lớn.)
Bọn ra tay là người Việt. Và khúc này dù là kể lại, tao vẫn thấy nhục cho cách chơi dơ của người Việt miền Bắc- Nhóm sát thủ Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.Chơi bày đàn là bắt đầu từ ngày này. Ngày chúng xoá xổ hai chữ : Hảo Hán.
Chúng bao vây quán trên 3 xe 16 chỗ bao vây toàn quán. Trong số bọn này, có nhiều thằng tao vẫn nhớ tên. Sau trận này, vừa lấy tên tuổi, địa vị vừa được lọt vào mắt xanh của bọn Tư Sản Đỏ Đông Âu. Chắc trong số bọn nhỏ trên xàm, từng thần tượng những đại ca này.
Em anh Quân B có 8 người. Trong đó có Anh Na - 1 lesbi đời đầu. Là người hay thay anh Quân B bảo vệ cho chị khi đi đâu đó.
Bị cắt nhượng tàn phế 1 đời. Nhưng chưa bao giờ chị dừng mưu sinh để lo cho Tiểu Ái- cô bé con anh chị (Tao sẽ kể về Tiểu Ái phần sau)

Bảy anh còn lại - người Việt gốc Hoa- thằng chạy vặt trong quán 15 tuổi người Tiều vừa khóc vừa cầm con dao muốn xông lên cùng các anh. Nhưng chủ nó kéo toàn bộ nhân viên ra sau bếp.Lão im lặng. Hào Khí Hoa hạ ở vùng Chợ Lớn này chìm vào tĩnh lặng như vậy đó.


Lời kể - các anh nhìn xuống xe bao vây. Anh Lãng- người em kết nghĩa của anh Quân B vừa nói vừa cười nhẹ: “Anh em mình làm hết chai này, Anh đi trước - Làm đéo gì phải nhùng. “

….
Chai chưa cạn - một lũ người Việt bao vây bàn các anh.
“ Cho mấy thằng nhỏ chạy bàn em tao xuống nhà”

Anh móc túi đưa hết tiền trong người cho thằng nhỏ.
Nó cầm nạm tiền chạy xuống.
Nhìn nó vừa khuất là choang chai bia được quăng vô tường.
Ci Đê đấu với phát quang đã chênh lệch còn bị hội đồng.
Máu me toe toét- dù gục xuống nằm các anh vẫn cười vang. Chỉ tiếc ở đây không có điếu Jet để giết con đại bàng thời các anh cùng Anh Quân B đi chinh chiến khắp gian san.
Kiếp sau lại là những hảo hán trượng nghĩa- đầu đạp trời chân đạp đất.
Các anh nghĩa tận. Riêng Bé Na, không hiểu lần đó, anh Lãng đã nói điều gì với lũ bất nhân ấy.Chỉ biết mạng Bé Na chưa tận. Bị cắt sống 1 nhượng chân.
Sau này Bé Na kể khi anh Lãng chịu chục nhát đâm. Lời anh ngáp “ Ái…áiii” như vang vọng mãi.
Và bé Na sống đời tật nguyền. Trên mặt là những vết sẹo lồi sừng trên mặt.
Sau hôm ấy, lịch sử các ban hội người Hoa thay đổi. Thủ cựu bị thay bằng Tân cựu. Lớp mới- nhóm người Hoa vì lợi ích kinh tế - vì giá trị đồng tiền lên ngôi. Nhóm người tử tế- ân nghĩa dần dần đi vào bóng tối hay ẩn hiện đâu đó ở xóm nhỏ.
Sẽ có lúc , chúng ta gặp họ- Lão gia bán mì kí gia - đùi gà chiên giòn ở góc nhỏ Q5 với áo thun ba lỗ và quần đùi mỏng tanh. Họ có thể đã từng có quá khứ của kẻ trượng phu.
….
Sau ngày ấy, Tiểu Ái cô gái câm được bé Na nhận nuôi. Cô bé 15 tuổi thường mặc váy trắng tinh tươm. Tay luôn ôm bên mình một con công chúa búp bê barbie tên Ngố. Luôn đi cạnh bé Na vào chợ An Đông bán quần áo sĩ.

Và cô bé này đã để lại kỉ niệm đẹp cho tao và Minh Cao.
Nghe kể như Thuỷ Hử 🤔 Đánh nhau mà Quân Tử Tàu là chết ồi.
 
Khúc ấy, sau này tao có 1 căn hẻm 179.
Khu này ngày tao về, sơ sơ thanh niên 90% là hút, chích rồi. Toàn ko có giấy tờ tuỳ thân nên diện mồ côi. Lao động thì tay chân. Cho tới giờ,thanh niên hay qua sơn quét dọn nhà cho tao sau khi hết hợp đồng thuê hằng năm còn không có CMND. Giờ này ở SG mà còn tồn tại 30k/1 ngày được sống.
Hàng xóm tao về lão tầm hơn 30 vừa đi cai về. Tàn một đời.
Còn gái thì đĩ nhiều vô hạn. Làm có thâm niên.
Ngày tao dọn ra, con bé nhỏ xíu tao hay cho kẹo hồi mới dọn vào giờ lớn phổng 13-14 vú móm là đi qua nhà gạ tao rồi. Sau nó cũng làm gái.
Khu tao mua, trước 1975 là một hồ điều hoà, chế độ cũ cho làm hồ với mục đích tránh ngập úng trong đô thị.
Sau giải phóng thì thành ao rau muống - tăng gia sản xuất. Hết kinh tế mới thì cho lấp ao chia đất cho các hộ kinh tế mới về. 1 hộ 24m2 ngang 2,4 *10 .
Ở đây được gọi là bộ lạc.
khu này toàn mấy bô lão cán binh bắc việt ở nói chiện trọ trẹ mở trọ chung chủ cho thuê, một thời theo mấy thằng bạn bách khoa phú thọ đi kiếm trọ đoạn chớm đầu 201x. suốt tháng ăn tíu gõ nam cháo lòng bắc 10k 1 phần nui chí kinh tài, đói kém kinh niên suốt những năm giảng đường khi tháng nhận 1-2tr sinh hoạt phí từ đồng lương hưu khúc ruột miền trung gởi vào. ra trường bán mình cho tư bản đài lon, tư bản đông âu... 10 mấy năm trôi qua như cái chớp mắt. Nhớ còn đang khúc lý thường kiệt rẽ dô tô hiến thành đi xe đạp còm bị thằng già ba.ke say tung bay xe bầm dập trầy trụa mấy cô bán nước già ra kéo dô lề chăm sóc. SG thân thương đã cưu mang th công dân hạng 2 miền trung xa xứ suốt mấy năm.
 
khu này toàn mấy bô lão cán binh bắc việt ở nói chiện trọ trẹ mở trọ chung chủ cho thuê, một thời theo mấy thằng bạn bách khoa phú thọ đi kiếm trọ đoạn chớm đầu 201x. suốt tháng ăn tíu gõ nam cháo lòng bắc 10k 1 phần nui chí kinh tài, đói kém kinh niên suốt những năm giảng đường khi tháng nhận 1-2tr sinh hoạt phí từ đồng lương hưu khúc ruột miền trung gởi vào. ra trường bán mình cho tư bản đài lon, tư bản đông âu... 10 mấy năm trôi qua như cái chớp mắt. Nhớ còn đang khúc lý thường kiệt rẽ dô tô hiến thành đi xe đạp còm bị thằng già ba.ke say tung bay xe bầm dập trầy trụa mấy cô bán nước già ra kéo dô lề chăm sóc. SG thân thương đã cưu mang th công dân hạng 2 miền trung xa xứ suốt mấy năm.
Nghe tml tâm sự mà thấy thân thương quá!!!
Nuôi chí lớn trong ba vế:
Tu thân - tề gia - bình thiên hạ.
Mày đi được tới ngưỡng nào rồi.
Tự nhiên mày cmt làm tao nhớ SG.
Trân quý!
 
Nghe tml tâm sự mà thấy thân thương quá!!!
Nuôi chí lớn trong ba vế:
Tu thân - tề gia - bình thiên hạ.
Mày đi được tới ngưỡng nào rồi.
Tự nhiên mày cmt làm tao nhớ SG.
Trân quý!
đoạn kẻ đàn em này ra trường chưa đến nỗi cạnh tranh khốc liệt, làm công ăn lương công việc đầu óc cũng đến bậc thợ có kinh nghiệm. Thiệt may mắn được lớp các tiền bối đi trước cho đi theo chỉ bảo nên cũng không đến nỗi túng bẫn, nhà riêng vẫn có nhưng thân mang nợ nần. Công việc đầu óc tư duy tốn chất xám và lớp trẻ trường giang lớp sau xô lớp trước, càng trẻ đứa giỏi nó càng giỏi và dở nó sẽ càng dở tệ lậu. Đi kèm theo đó cạnh tranh ngành càng khốc liệt trong khi thứ mình nhiều hơn là số tuổi cùng sức chịu đựng kham nhẫn tích lũy được theo năm tháng. Gia đình thì mẹ già bịnh tật ở quê vẫn là niềm nỗi đau đáu trong lòng, vợ con chưa có, cuộc tình cảm theo mấy năm nhưng cũng nhiều niềm nỗi cảm xúc. Nhưng 1 kế hoạch về quê dăm ba năm nữa vẫn sẽ là ưu tiên trước mắt và tất cả sẽ đi theo plan này.
" Mẹ người áo gấm người yêu
Mẹ ta áo vải ta thương ta chiều"
Hi vọng một ngày có thể mời bằng hữu hữu duyên ghé uống nước dừa, nhậu dăm ba đặc sản nem chua xứ sở trầm hương. ngày tháng còn lại sẽ phó mặc cho trời đất cho cây lúa ma lâm 41, cho vườn cây sai quả bên dòng suối.
 

Có thể bạn quan tâm

Top