Tân CEO Intel bị nghi ngờ vì đầu tư vào hàng trăm công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm đối thủ SMIC

Mainboard

Đẹp trai mà lại có tài
Phần lớn các khoản đầu tư được thực hiện thông qua Walden International — công ty đầu tư mạo hiểm do ông thành lập năm 1987 và hiện vẫn là Chủ tịch.

Lip-Bu Tan, Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm của Intel, đang đối mặt với làn sóng nghi ngại sau khi Reuters tiết lộ ông đã đầu tư vào hàng trăm công ty công nghệ tại Trung Quốc, trong đó có nhiều công ty có liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng như công ty sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC.

Theo các tài liệu doanh nghiệp tại Mỹ và Trung Quốc mà Reuters xem xét, ông Tan kiểm soát hơn 40 công ty tại Trung Quốc và nắm cổ phần thiểu số tại hơn 600 công ty khác thông qua các quỹ đầu tư do ông sở hữu hoặc điều hành. Tổng giá trị đầu tư ước tính ít nhất 200 triệu USD. Trong số này có các nhà thầu và nhà cung cấp thiết bị cho quân đội Trung Quốc, nhiều trường hợp cổ phần của ông Tan được chia sẻ với các tập đoàn quốc doanh hoặc quỹ đầu tư do chính quyền địa phương Trung Quốc hậu thuẫn.

intel-lip-bu-tan-ceo-1744354376083138941298-1744356561960-174435656211516162041.jpg

Tân CEO Intel Lip-Bu Tan
Phần lớn các khoản đầu tư được thực hiện thông qua Walden International — công ty đầu tư mạo hiểm do ông thành lập năm 1987 và hiện vẫn là Chủ tịch. Ngoài ra, ông còn sử dụng hai pháp nhân có trụ sở tại Hồng Kông là Sakarya Limited (sở hữu toàn bộ) và Seine Limited (dưới quyền kiểm soát của Walden).

Một số khoản đầu tư gây chú ý bao gồm SMIC (dù Walden đã rút vốn năm 2021), Dapu Technologies (nhà thầu của PLA), HAI Robotics (hợp tác với các công ty giám sát và từng tham gia đấu thầu cho PLA), Intellifusion (công ty giám sát), QST Group (cung cấp cảm biến cho drone quân sự Nga thu giữ tại Ukraine), và Wuxi Xinxiang Information Technology Co. (nhà cung cấp cho YMTC).

Về mặt pháp lý, việc sở hữu cổ phần tại các công ty Trung Quốc liên quan đến quân đội là hợp lệ nếu các công ty này không nằm trong các danh sách cấm cụ thể của chính phủ Mỹ, chẳng hạn như danh sách các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại về khía cạnh đạo đức, đặc biệt với các khoản đầu tư vào công ty giám sát hoặc cung cấp thiết bị cho quân đội Nga.

Mặc dù các công ty có liên hệ với ông Tan không trực tiếp cạnh tranh với Intel, nhưng việc một CEO của Intel từng sở hữu cổ phần tại SMIC — đối thủ tiềm năng trong lĩnh vực foundry — vẫn gây nhiều nghi ngờ, nhất là khi Intel đang đẩy mạnh xây dựng năng lực sản xuất chip riêng.

107226739-1681799972502-gettyimages-1289527611-vcg111309330346-1744354556796218818078-1744356563533-1744356563676981696451.jpeg

SMIC - Một trong những đối thủ của Intel trong lĩnh vực bán dẫn
Một số nhà đầu tư và chuyên gia cho rằng các mối liên hệ này có thể là gánh nặng cho Intel. Andrew King, đối tác tại Bastille Ventures, đặt câu hỏi về mức độ phù hợp của ông Tan khi dẫn dắt một tập đoàn có liên hệ với ngành quốc phòng Mỹ. Giáo sư luật Stephen Diamond tại Đại học Santa Clara cho rằng đây là điều Intel cần đặc biệt lưu tâm trong bối cảnh chính trị hiện nay.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng kinh nghiệm dày dạn của ông Tan tại thị trường công nghệ Trung Quốc là một lợi thế. Chuyên gia phân tích Stacey Rasgon từ Bernstein nhận xét ông Tan là nhân vật được giới đầu tư đánh giá cao với bề dày thành tích trong lĩnh vực công nghệ.

Về phía Intel, công ty không bình luận trực tiếp về các khoản đầu tư của ông Tan, chỉ cho biết ông đã hoàn thành các thủ tục công bố thông tin bắt buộc đối với lãnh đạo doanh nghiệp theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).

 

Có thể bạn quan tâm

Top