Thích_Yến_Trân
Xamer mới lớn

Xin chúc mừng cựu cử nhân ngành Toán Robert Francis Prevost đã trở thành Leo XIV, Giáo hoàng mới của 1.4 tỉ tín đồ Công giáo!
Sự đăng quang của tân Giáo hoàng khiến tất cả các phe phái đều tìm thấy niềm hy vọng vào tương lai. Những người “cấp tiến” sẽ tập trung vào nền tảng trí thức không thể chối cãi, tích cách điềm đạm trung hoà, quá trình phụng sự ở Peru, và vài phát biểu có vẻ phê phán chính sách của chính quyền Trump. Việc dùng tên hiệu Leo cũng sẽ được mổ xẻ như một thông điệp thiên tả, vì người tiền nhiệm Leo XIII được biết đến với sự đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và công đoàn, và thậm chí còn được mang biệt hiệu “Giáo hoàng của công nhân”.
Bên bảo thủ cũng có thể mừng vui. Việc một người Mỹ được làm Giáo hoàng sẽ có thể giúp làm tăng ảnh hưởng đang trên đà đi xuống của tôn giáo trong xã hội và văn hoá Mỹ. Một người có cả cuộc đời gắn bó với Nam Mỹ cũng phù hợp với kế hoạch xoay trục về châu Mỹ của chính quyền mới, nhất là với nguồn tài lực rất lớn của Giáo hội.
Cuối cùng, những người mê thuyết âm mưu cũng có thể say sưa thảo luận về những dấu hiệu “mua giải”. Từ việc tân Giáo hoàng được thăng tiến rất nhanh chóng, mới trở thành Hồng y 2 năm trước. Từ việc Vatican vứt bỏ luật không thành văn là không bầu Giáo hoàng người Mỹ, đất nước mà nhiều người Công giáo khắp thế giới vẫn coi là Đế quốc. Đến cái tweet nửa đùa nửa thật của Trump (mà bọn thiếu hiểu biết cứ chửi bới mấy ngày nay) và cuộc viếng thăm vội vàng của Vance ngay trước khi Francis qua đời. Đến lý lịch của tân Giáo hoàng: học giỏi, biết nhiều thứ tiếng, được cài vào một quốc gia ở thế thới thứ 3 từ sớm, có khi lại là dấu hiệu của một nhân viên CIA, hoặc ít ra là người phù hợp cho công cuộc truyền bá sức mạnh mềm của Hoa kỳ.
Ai cũng hoan hỉ với sự kiện lịch sử này. Kể cả các giáo sư Toán. (:
Sự đăng quang của tân Giáo hoàng khiến tất cả các phe phái đều tìm thấy niềm hy vọng vào tương lai. Những người “cấp tiến” sẽ tập trung vào nền tảng trí thức không thể chối cãi, tích cách điềm đạm trung hoà, quá trình phụng sự ở Peru, và vài phát biểu có vẻ phê phán chính sách của chính quyền Trump. Việc dùng tên hiệu Leo cũng sẽ được mổ xẻ như một thông điệp thiên tả, vì người tiền nhiệm Leo XIII được biết đến với sự đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và công đoàn, và thậm chí còn được mang biệt hiệu “Giáo hoàng của công nhân”.
Bên bảo thủ cũng có thể mừng vui. Việc một người Mỹ được làm Giáo hoàng sẽ có thể giúp làm tăng ảnh hưởng đang trên đà đi xuống của tôn giáo trong xã hội và văn hoá Mỹ. Một người có cả cuộc đời gắn bó với Nam Mỹ cũng phù hợp với kế hoạch xoay trục về châu Mỹ của chính quyền mới, nhất là với nguồn tài lực rất lớn của Giáo hội.
Cuối cùng, những người mê thuyết âm mưu cũng có thể say sưa thảo luận về những dấu hiệu “mua giải”. Từ việc tân Giáo hoàng được thăng tiến rất nhanh chóng, mới trở thành Hồng y 2 năm trước. Từ việc Vatican vứt bỏ luật không thành văn là không bầu Giáo hoàng người Mỹ, đất nước mà nhiều người Công giáo khắp thế giới vẫn coi là Đế quốc. Đến cái tweet nửa đùa nửa thật của Trump (mà bọn thiếu hiểu biết cứ chửi bới mấy ngày nay) và cuộc viếng thăm vội vàng của Vance ngay trước khi Francis qua đời. Đến lý lịch của tân Giáo hoàng: học giỏi, biết nhiều thứ tiếng, được cài vào một quốc gia ở thế thới thứ 3 từ sớm, có khi lại là dấu hiệu của một nhân viên CIA, hoặc ít ra là người phù hợp cho công cuộc truyền bá sức mạnh mềm của Hoa kỳ.
Ai cũng hoan hỉ với sự kiện lịch sử này. Kể cả các giáo sư Toán. (: