Tăng trưởng 2 con số, cách nào?

Vozlitisme

Địt Bùng Đạo Tổ
Vietnam
Nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hướng tới tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam cần tìm động lực mới, thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng năng suất lao động.
Thoát bẫy thu nhập trung bình
TS Vũ Thành Tự Anh đánh giá, Việt Nam là quốc gia phụ thuộc nhiều thị trường quốc tế (cả xuất khẩu, đầu tư FDI). Khu vực FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), xuất khẩu dù mang lại cho Việt Nam nhiều điều kiện để trở nên thịnh vượng, nhưng cũng là khu vực sẽ chịu tác động ngay lập tức và có thể rời khỏi Việt Nam nhanh chóng.
“Việt Nam đang cải cách chưa từng thấy. Những cải cách được nhắc đến hàng chục năm qua đang được thực hiện chỉ trong vài tháng. Vì vậy, để giải bài toán về thoát bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần có lời giải khác so với cách truyền thống. Chúng ta cần phát triển kinh tế tư nhân trong nước và coi đó là nội lực cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam”, ông Tự Anh chia sẻ.
Theo TS Tự Anh, việc đưa kinh tế tư nhân vào vị trí trung tâm, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam là cách đầu tiên để từng bước thoát bẫy thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, cần tăng năng suất lao động. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành lực lượng cực kỳ quan trọng để tăng năng suất.
“Là nước đi sau, chúng ta nên tập trung khai thác công nghệ đã có. Chỉ khi nào đổi mới sáng tạo, chúng ta mới vượt qua được cái bẫy thu nhập trung bình, còn nếu không chúng ta vẫn loay hoay”, TS Tự Anh nói.
Ông Tự Anh dẫn ví dụ của Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc vượt qua được bẫy thu nhập trung bình vì có đội ngũ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới.
Trong 1 cuộc tọa đàm khoa học do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức gần đây, GS Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới cho biết, các quốc gia đang phát triển có lợi thế đi sau trong đổi mới công nghệ, nâng cấp ngành công nghiệp và cải cách thể chế. Tuy nhiên, các quốc gia này mắc kẹt trong trạng thái thu nhập thấp hoặc trung bình.
GS Lâm Nghị Phu đề xuất quy trình chuyển đổi kinh tế qua 6 bước để thúc đẩy ngành công nghiệp mới, tăng trưởng bền vững: Xác định ngành có tiềm năng tăng trưởng thông qua so sánh quốc tế; Đánh giá khả năng hiện thực hóa ngành, loại bỏ rào cản cho doanh nghiệp nội địa; Tìm kiếm đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) hoặc tổ chức các chương trình ươm tạo doanh nghiệp mới; Chính phủ quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân mở rộng quy mô và thực hiện các sáng kiến; Sử dụng các khu kinh tế đặc biệt hoặc khu công nghiệp tại các quốc gia có hạ tầng yếu kém và môi trường kinh doanh không thuận lợi; Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp tiên phong qua ưu đãi thuế, cấp vốn vay, quyền tiếp cận nguồn ngoại tệ.
Tăng trưởng 2 con số, cách nào? ảnh 1
[td]Kinh tế tư nhân, động lực tăng trưởng mới. Ảnh: Đăng Khoa[/td]
“Nếu Chính phủ hỗ trợ đúng cách trong một thị trường hiệu quả, giúp chuyển hóa lợi thế so sánh tiềm ẩn thành thực tế, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng trưởng năng động, thậm chí nhanh hơn các nước phát triển”, GS Lâm Nghị Phu nói.
Tư duy mới, xác lập mô hình cơ cấu kinh tế mới
PGS.TS Phạm Thế Anh - Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, động lực tăng trưởng đến từ các yếu tố như: Vốn FDI, vốn đầu tư tư nhân, tiêu dùng trong nước, giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, các yếu tố này đang đối mặt nhiều bất ổn. Với bên ngoài, mặc dù lợi thế lao động giá rẻ, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam không còn ồ ạt. Động lực tiêu dùng trong nước tồn tại nhiều nút thắt cần tháo gỡ: Bất cập thuế thu nhập cá nhân, giá nhà ở quá cao. Các yếu tố này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức mua của người dân.
3 kịch bản tăng trưởng
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đưa ra 3 kịch bản: Kịch bản lạc quan tăng trưởng 2 con số, ví dụ Trung Quốc (2006-2011) tăng trưởng 11%; Nhật Bản (1960-1970) tăng trưởng trên 10%; Hồng Kông (Trung Quốc) từng tăng trưởng 18%; Kịch bản trung bình (6-6,5%); Kịch bản thấp (5%).
“Trong 3 kịch bản này, kịch bản thấp khó xảy ra, bởi phải có cú sốc rất mạnh, trong khi Việt Nam đang bước sang chu kì mới, những khủng hoảng khó đến. Trong bối cảnh bất định của thế giới, chúng ta cần có kịch bản, nguồn lực dự phòng để có thể làm mềm, giảm bớt tác động tiêu cực của những cú sốc đó. Hoặc khai thác cú sốc đó thành động lực vươn tới giai đoạn sau”, ông Lạng phân tích.

“Trong bối cảnh, thế giới bất ổn, cả xuất khẩu và dòng vốn FDI thất thường, chúng ta phải nỗ lực cho động lực đầu tư công. Tuy nhiên, đầu tư công chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng cầu của nền kinh tế, không thể thay thế hoàn toàn xuất khẩu, đầu tư tư nhân, đầu tư FDI”, PGS.TS Thế Anh nhìn nhận.
PGS.TS Phạm Thế Anh cảnh báo, để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao nếu việc giải ngân đầu tư công dễ dãi, thiếu hiệu quả, lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích tổng cầu trong nước sẽ đối diện rất nhiều rủi ro.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và cao hơn trong các năm tiếp theo, PGS.TS Thế Anh kiến nghị, cùng với thu hút dòng vốn tư nhân vào sản xuất, cần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách môi trường kinh doanh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế Quốc dân), mục tiêu năm 2025, Việt Nam tăng trưởng kinh tế 8% và đến năm 2026 tăng trường 2 con số là một “giấc mơ đẹp”, hướng tới thịnh vượng, văn minh, đạt thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Thực tế, vẫn còn những ràng buộc, cản trở.​
 
ac8ec4b5-6953-47c4-be97-14b2ffbd3d7d.jpg

Đây cách đây
 
Tao nghe vua tin vịt thì thấy thái lan nó DỰ BÁO tăng trưởng nhưng con vịt phải là CHỈ TIÊU tăng trưởng:vozvn (25):
Chế độ ưu việt thực sự, tăng trưởng phải dựa theo ý nguyện của các cốp chứ thị trường quyết định được cái mẹ gì đâu
 
Nhận báo cáo chính thức, vào dòng tăng trưởng, 1 phím delete và điền số liệu thủ tướng muốn.Hôm sau thủ tướng chỉ việc lên đọc là xong ? Khó thế thôi mà k làm đc ?
 

Có thể bạn quan tâm

Top