Tao đang nói vấn đề chung, tao không chỉ nói giàu nghèo hay tiền bạc.
Nếu mày đếm số ăn tiền dân rồi nhập tịch Mỹ thì nhiều vô kể (theo nghĩa đen). Nếu đếm số người lương thiện khổ sở trên đời này thì còn nhiều hơn nữa.
Nam Cao từng nói "muốn ác phải là kẻ mạnh". Có nghĩa mày phải có quyền, tiền, thế....để chèn ép người khác thì mới làm điều ác được, cho nên người nghèo thường lương thiện. Mà nghèo thì lắm cái để khổ lắm. Suy ra nhân quả đã có gì sai ở khúc này rồi.
Tao nói thô như ví dụ ban đầu nhưng dễ hiểu đó:
-20 tuổi ăn mắm tôm, 80 tuổi tiêu chảy, không thể bảo đó là nhân quả được.
-20 tuổi làm điều ác, 80 tuổi đột quỵ => do nhân quả....?
Như vậy là tiêu chuẩn kép vớ vẩn.
Nhiều người thích thần thánh hóa một việc đơn giản thay vì giải thích bản chất nó:
Vì sao nhiều gia đình làm giết mổ con cái hư hỏng, không bình thường?
-Tao có quen nên rõ, đặc trưng nghề giết mổ thường dậy sớm 2-3h sáng. Giết mổ xong thì ngày ngủ bù => Thời gian dạy dỗ con cái rất ít.
-Thường làm xong mấy ông ngồi làn chút rượu cho ấm bụng sáng sớm, 2 là động viên anh em => Lâu ngày nghiện và xuống sức.
-Ai cũng biết động vật sống rất nhiều ký sinh, vi khuẩn => Trẻ con tiếp xúc rất dễ bị nhiễm gây ra nhiều bệnh. Con gái thầy tao xưa chỉ vì ôm chó mà bị sán lên não, qua Singapore không biết bao nhiêu lần giờ mới khỏi, trước đau đầu ngất xỉu thường xuyên. Vậy nên con nít mà gặp thịt lợn sống, trâu bò ...không bị mới lạ.
-Để giết động vật đòi hỏi máu lạnh một chút, lâu dần thì quen, con nít nhìn nhiều cũng dễ vô cảm dẫn đến xiên người không cảm xúc.
Đó là giải thích sơ sơ thôi chứ thực ra các tỷ phú như Masan, Hòa Phát giờ nhảy vô mảng thịt lợn. Các công ty thịt lâu đời ở Mỹ và EU tao chưa thấy quả nào cả. Toàn quả đô la cha truyền con nối thôi. Còn mấy người làm giết mổ t cũng quen vài người, có người giờ có cháu bế rồi mà vẫn bình thường không thấy quả gì cả.
Chúng mày thèm thịt người ta mới giết

Ra tòa tội giết người với chủ mưu giết người thì chủ mưu caoán hơnđấy. Cho nên đừng nghĩ mình vô tội. Ngay cả Phật giáo cũng chia ra cáctrường phái khác nhau, không phải Phật giáo nào cũng cấm ăn thịt.