Gã này nói lên đúng ý của mình về vấn đề Trọng. Nói thẳng ra, lúc Trọng bắt đầu lên nắm quyền. Và sử dụng con bài Tham Nhũng - Ủy Ban Kiểm Tra TW theo đúng như những gì mà Tập Cận Bình từng làm. Thì vẫn là những cái lặt vặt.
Để dễ hình dung, bạn đi vào một con Đường Đất và bạn thấy cái vài cục đá bự cản đường thì bạn nhấc nó lên và đẩy nó sang một phía. Bạn tự hào rằng bạn đã làm dc một việc có ích cho xã hội. Nhưng cái xã hội cần, lại là Con đường được trải thảm nhựa, được bê tông hóa, như vậy thì XH sẽ đi nhanh hơn, và bớt lầy lội hơn khi mùa mưa đến, bớt bụi hơn khi mùa gió về.
Giữa cái xã hội cần, đáp ứng được nhu cầu và mong mỏi của XH thì đó là một người tài năng, đức độ. Còn không, nó chỉ là cái vỏ bọc để níu kéo lại một cơ chế vốn đã gìa nua, k bắt kịp với nhu cầu và mong muốn của xã hội.
Tất nhiên, ai cũng hiểu, Trọng chỉ là 1 trong 15 ủy viên BCT. 1 mình Trọng k thể tự quyết, nhưng một mình Trọng và phe nhóm của mình, có thể thay đổi dc phần nào cơ chế của đất nước. Nhưng tại sao, khi nắm quyền lâu như vậy, tất cả vẫn chỉ dừng lại ở vấn đề Tham nhũng. Vậy còn cơ chế để sản sinh ra tham nhũng thì lại nằm ở ngoài cuộc.
‐----------------------------
Trong khi Tập Cận Bình ra tay tử hình quan tham, thu hồi tiền hối lộ. Thì ở VN, cũng với phương pháp đó, nhưng chỉ thu hồi tiền hối lộ, còn tử hình thì không. Cách tư duy quản lý này như Tư duy của Càn Long thời nhà Thanh vậy.
Phút thứ 1:14:00 có vấn đề giữa Càn Long và Kỷ Hiểu Lam khi Càn Long cho rằng. Tử hình những ng tham nhũng là Quá nặng, phải chia cấp độ. Nhưng Kỷ Hiểu Lam thì cho rằng, phải xử Trảm toàn bộ, dù lớn hay nhỏ.
Vấn đề giữa Kỷ Hiểu Lam, Hòa Thân và Càn Long. Còn nảy sinh ở một mức độ nghiêm trọng hơn, khi Hòa Thân nêu sáng kiến: Hễ cứ quan tham thì dùng tiền nộp phạt để giữ lại cái đầu. Còn Kỷ Hiểu Lam cho rằng, Chém hết làm gương. Vì cứ hễ tham nhũng lại nộp phạt một số tiền nhất định, thì Quan càng tàng ác và vơ vét hơn, chỉ cần vơ vét vượt quá số tiền nộp phạt là được miễn tội. Hồi sau, còn có cuộc nói chuyện giữa Kỷ Hiểu Lam và Càn Long. Xin lỗi vì đoạn này lâu rồi mình tìm k ra.
Nhưng, lưu ý ở một điểm, sau Càn Long, là Gia Khánh lên ngôi. Để lại một đất nước loạn lạc và lầm than vì Tham nhũng hoành hành càng mạnh hơn. Triều Thanh mục nát bắt đầu từ đời Gia Khánh.
Như vậy, ở VN, Trọng làm, nhưng làm không tới. Có biết bao nhiêu đại án, chỉ xử ở mức độ Nộp Phạt và chung thân. Khác với Trung, là tịch thu tài sản và Tử hình. Án nặng như vậy mới đủ sức răn đe.
_________
Chỉ cần nói 2 trường hợp, là có thể thấy, Tầm Nhìn của Trọng đến đâu. Vì vấn đề xử lý không phải từ gốc và một phần nào đó là không triệt để thì việc đưa ra Thăng, Hải, Cang để xử lý. Cũng chỉ là như muối bỏ bể mà thôi. Lãnh đạo tài là phải giải quyết từ gốc! Ai ủng hộ lão, thì giống như ủng hộ đội tuyển VN đá với MU vậy, vào dc vài quả thì nghĩ mình là ai, nhưng đường dài mới biết ngựa hay. Nói đúng ra, kẻ có tầm nhìn hạn hẹp và thiển cận, mới đi ủng hộ.
Nói như vậy, có nghĩa rằng họ vẫn có tầm nhìn, nhưng thay vì nhìn vào tương lai vài chục năm tới của đất nước, thì tầm nhìn của họ chỉ ở mức tới háng phụ nữ.
Không cần nói đến việc to tát hơn, ví dụ như Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa mà thời ông Nông Đức Mạnh còn làm tổng bí thơ chỉ ra 2020, nước ta cơ bản trở thành nc công nghiệp hóa. Nhưng đến nay, coi như nó chưa hoàn thành và lùi lại vào năm 2035 - 2040. Về cơ bản, khi mở cửa, mặc dù Trung mở cửa sớm hơn VN mình một vài năm, nhưng ở Trung đã công nghiệp hóa thành công rồi. Còn VN thì hiện nay vẫn chưa dc. Đừng bảo vì sao VN vẫn luôn thua nước khác.