Cảnh báo lừa đảo‼️ [Tạp Luận] Kim Cương: Cú Lừa Lịch sử

Hoanggiap512

Chịu khó la liếm
Kim Cương có hai chức năng chính:
- một là ứng dụng công nghệ kỹ thuật.
- hai là làm đồ trang sức.

Theo như nguồn gốc có hai loại: 1 là nhân tạo, 2 là thiên nhiên.

Mọi người hay nói Kim Cương thường là chỉ đến kim cương thiên nhiên.

Ban đầu người ta không thấy kim cương có chỗ nào đặc biệt, chỉ có độ cứng là ấn tượng, nhưng đến năm 1955, khi con người đã làm ra được kim cương nhân tạo thì chức năng này của Kim Cương cũng mất.

Và công ty De Beers xuất hiện, hắn nói với mọi người là "phụ nữ không thể rời bỏ Kim Cương, Kim Cương hiếm hoi, sáng chói, có giá trị không thể đong đếm,một viên đá làm minh chứng cho tình yêu. De Beers tạo nên văn hóa Kim Cương có rất nhiều dẫn chứng, mọi người search Google có thể ra một đống.

Người bán hàng sẽ nói cho ngươi biết: Kim Cương ổn định giá, sẽ nâng giá trị, nên đầu tư. Nhưng sự thật ? Kim Cương trừ kỹ thuật có chút chỗ dùng, không có bất kỳ giá trị nào.

Kim Cương có thể nâng giá đến mức hiện tại hoàn toàn là do De Beers không chế lượng hàng ra thị trường. Ban đầu, De Beers khống chế hơn 90% lượng Kim Cương trên toàn thế giới. Giá cả hoàn toàn nằm trong tầm khống chế. Mãi cho đến khi Xibia phát hiện mỏ kim cương lớn, chất lượng lại cao, De Beers mới thay đổi chiến lược, bất đầu xây dựng phẩm bài, có mỏ thì mua sạch, lại nhìn mức tiêu thụ để khống chế giá.

Không cần biết sản lượng Kim Cương hiện tại lớn đến mức nào, bảo đảm người dùng không bao giờ mua được hàng giá thấp.

Có thể vài người sẽ không tin Kim Cương vô dụng như vậy, ít ra nó là đồ trang sức rất được ưa chuộng, giá trị cũng khả quan. Nhưng đáng tiếc, Kim Cương có một vài điểm yếu chí mạng, nó không như Vàng. Chúng ta đi vào một vài thảo luận sau:

1. KIM CƯƠNG LÀ HIẾM HOI ???

Đây là bịa đặt trắng trợn. Hơn 100 năm trước Kim Cương chỉ có thể tìm được ở những khu rừng rậm Ấn Dộ, sản lượng hàng năm tầm mấy Kg. Khi đó kim cương chỉ được xem như một loại bảo thạch. Nhưng 1870, Nam Phi phát hiện mỏ Kim Cương, sản lượng dùng Tấn để tính. Trong một đêm thị trường tràn ngập Kim Cương, những nhà đầu tư Anh sợ Kim Cương hạ giá (vì mất tính hiếm hoi), nên thành lập De Beers và khống chế. Đó là lý do tại sao, khi gần đây Xibia phát hiện mỏ Kim Cương thì cổ phiếu De Beers liền hạ xuống 50%.

2. GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ .????

Trừ một ít kim Cương bị hư hại theo thời gian, ước tính theo hướng chủ quan là có khoảng 500 triệu cara Kim Cương đang được bảo tồn. Mà sản lượng kim cương cao nhất hằng năm là 10 triệu cara. Vì để cho kim cương mới khai thác có thể bán được, De Beers đã đưa ra rất nhiều chiến lược.

Trong đó có một dạng là phải để Kim Cương đến tay những người "không muốn bán". Họ cho rằng Kim Cương mang đến giá trị cao hơn thị trường. Nhất là một ít phụ nữ, họ sẽ có tâm lý kháng cự khi bán Kim Cương trong tay của mình.

Đối với những người có được Kim Cương không phải của mình ( ví dụ như thừa kế ), nhất định phải thuyết phục họ là Kim Cương luôn bảo trì giá trị, De Beers luôn cố gắng ổn định giá cả, ít nhất là nhìn qua ổn định.

Chuyện bán Kim Cương để kiếm lời là rất khó. Trước năm 70 đã có người thử qua, một cửa hàng bán trang sức ở Luân Đôn năm 1970 đã làm một cuộc thí nghiệm xem thử Kim Cương có thể làm vật đầu tư trong kỳ hạn 10 năm hay không. Họ mua 2 viên Kim Cương cấp Bảo Thạch (loại xịn nhất, không phải loại hay gặp để làm trang sức). Mỗi viên 0.5 cara, 400 bảng. Kim Cương được bảo tồn 9 năm. Trong khoảng thời gian này, hằng năm, lạm phát ở Anh Quốc đều trên 25%, nếu như Kim Cương giữ vững giá trị thì nó sẽ tăng gấp 3 lần. Nhưng đến năm 1978, họ cố gắng bán Kim Cương thì không một tiệm châu báu nào chịu chi số tiền này. Phần lớn đều cự tuyệt, mà đề nghị đổi Kim Cương mới. Cuối cùng họ dựa theo giá cao nhất là 500 bảng bán đi. 8 năm kiếm 100 bảng. mỗi năm lời chưa đến 3%. trừ đi giá trị lạm phát thì chỉ có 167 bảng.

Điểm mấu chốt ở đây là, giá trị vật phẩm là do người mua quyết định chứ không phải người bán quyết định.

Ở Hà Lan cũng có chuyện tương tự, ở Amsterdam mua 1 cara Kim Cương cấp bảo thạch, cầm 8 tháng, sau đó bán cho 20 tiệm châu báu lớn nhất. 19 nhà cự tuyệt, còn 1 nhà chỉ mua với giá bằng số lẻ.

Đứng trên góc độ những tiệm châu báu đó mà nói, bình thường họ sẽ không mua lại Kim Cương từ tay khách hàng, bởi vì nếu báo giá, sẽ rất thấp. Bởi vì mua lại sẽ phải dựa vào giá bán mà tính toán. Không ra giá chẳng những vì để tránh cho khách hàng cảm thấy nhục nhã, cũng vì để tránh ấn tượng về Kim Cương "sẽ luôn tăng cao" bị hủy hoại.

Các tiệm châu báu bình thường để là kinh doanh theo phương thức "gửi bán". Chưa bán thì không cần trả tiền. Cho nên họ sẽ không mạo hiểm mua Kim Cương từ khách hàng, bình thường đều đề nghị khách hàng đến những điểm "thu mua đặc biệt" để bán.

3. GIÁ TRỊ TÂM LÝ CAO HƠN GIÁ TRỊ THỰC TẾ !!

Phụ nữ luôn hy vọng khi nhận được quà có cảm giác vui mừng. Có cảm giác bị điện giật, sâu hơn là có cảm giác "tội lỗi". Một ít phụ nữ được phỏng vấn đều nói, nếu như chồng mình lúc mua lễ vật mà cần họ góp ý (như mua nhẫn kim cương) các cô sẽ có phản ứng là phản đối việc tốn nhiều tiền như vậy.

Thật ra phụ nữ không phải không có tâm lý chuẩn bị khi nhận được quà Kim Cương. Thế nhưng vấn đề là: 84% đàn ông được phỏng vấn đều cho rằng phụ nữ hy vọng có đồ trang sức bằng Kim Cương.

Cái này nói rõ 1 vấn đề. Lễ vật chia làm hai bước:
1. Đàn ông cho rằng "hiểu rõ", đưa Kim Cương là OK.
2. Sau khi đắn đo, hắn quyết định mua Kim Cương để khiến phụ nữ vui mừng.

Phụ nữ sẽ thấy Kim Cương "tục tằng, phù phiếm", vẫn sẽ có cảm giác vui sướng khi nhận được Kim Cương. Bởi đây là cảm giác nguyên thủy của con người, càng mâu thuẫn sẽ càng cám dỗ.

Vì thế, quảng cáo tuyên truyền luôn nêu cao vấn đề. "Lễ vật sẽ mang lại cảm giác vui mừng". Đàn ông cần không phải là giá trị của Kim Cương, truyền thống, hoặc mỹ quan, mà là "lễ vật" có thể tăng lên giá trị bản thân trong mắt của người yêu. Mặt khác, phụ nữ nhận quà cũng là một tượng trưng cho thành tựu và địa vị của mình.

4. KIM CƯƠNG NHÂN TẠO

Muốn biết kỹ thuật làm Kim Cương nhân tạo đến mức độ nào, có thể lên google tìm hiểu. Cơ bản là đã đến mức nhân tạo và thiên nhiên không có gì khác nhau, về mỹ quan, độ cứng, chất lượng v.v...

Không nói làm giả hoàn toàn, thậm chí giờ nhân tạo có thể dùng hoàn toàn là kim cương phế phẩm để làm. Hơn nữa, một số thiếu sót của Kim Cương thiên nhiên đều có thể bù đắp bằng nhân tạo. Thiếu sót, vết rách, độ sáng, độ thuần v.v... hoàn toàn có thể thông qua kỹ thuật để xóa bỏ.

Như ở trên có nói, Kim Cương có giá trị chỉ là một số loại rất hiếm kia mà thôi. Nó cũng như là hội họa, nghệ thuật, có bức tranh rất giá trị, có thể đầu tư, có thể thỏa mãn tâm lý, nhưng đa số tranh là không có giá trị, bởi vì con người có thể làm ra được. Nếu chúng ta cảm thấy đẹp, có giá trị nghệ thuật thì mua không phải vấn đề.

Và CUỐI CÙNG :
Chính phủ các nước dự trữ Vàng trong kho chứ không phải dự trữ kim cương.
 
Sửa lần cuối:
Tao nghĩ là kim cương tự nhiên có công dụng cực cao nhưng phải đợi đến khi loài người đủ hiểu biết để sử dụng nó. Cái ngu dốt dã man nhất của bọn bán kim cương là nó cắt nhỏ cục kim cương ra từng mảnh nhỏ tí để làm trang sức thương mại hoá.
 
Tao nghĩ là kim cương tự nhiên có công dụng cực cao nhưng phải đợi đến khi loài người đủ hiểu biết để sử dụng nó. Cái ngu dốt dã man nhất của bọn bán kim cương là nó cắt nhỏ cục kim cương ra từng mảnh nhỏ tí để làm trang sức thương mại hoá.
Cũng là một ý tưởng hay
 
Tao nghĩ là kim cương tự nhiên có công dụng cực cao nhưng phải đợi đến khi loài người đủ hiểu biết để sử dụng nó. Cái ngu dốt dã man nhất của bọn bán kim cương là nó cắt nhỏ cục kim cương ra từng mảnh nhỏ tí để làm trang sức thương mại hoá.
Mày đéo hiểu gì rồi. Một viên kim cương giá trị cao hay không ăn nhau ở khối lượng và độ tinh khiến, màu sắc.
Người ta cắt nhỏ ra là để lọc lấy một viên hoàn hảo nhất trong khối quặng. Các viên nhỏ tý là sản phẩm thứ cấp thôi.

Trong két của mày có 1 viên từ 10 ly trở lên thì mới đánh giá được.

Bài viết của thằng tác giả kia thuộc dạng xàm Lồn.
 
Mày đéo hiểu gì rồi. Một viên kim cương giá trị cao hay không ăn nhau ở khối lượng và độ tinh khiến, màu sắc.
Người ta cắt nhỏ ra là để lọc lấy một viên hoàn hảo nhất trong khối quặng. Các viên nhỏ tý là sản phẩm thứ cấp thôi.

Trong két của mày có 1 viên từ 10 ly trở lên thì mới đánh giá được.

Bài viết của thằng tác giả kia thuộc dạng xàm lồn.
Tao thấy rõ ràng tính thanh khoản của kim cương rất thấp., cực kỳ thấp.

Kim cương Không giấy GIA, không mã số cạnh thì gần như không thế bán được.
Đó là so kim cương với vàng.

Còn nói kim cương không giấy giống như bất động sản không giấy?
Vậy thì Kim cương "đẻ" chứ đất không đẻ 😆😆
 
Sửa lần cuối:
Tao thấy rõ ràng tính thanh khoản của kim cương rất thấp., cực kỳ thấp.

Không có giấy, không mã số cạnh thì gần như không thế bán được.
Đó là so kim cương với vàng.

Còn nói kim cương không giấy giống như bất động sản không giấy?
Vậy thì Kim cương "đẻ" chứ đất không đẻ 😆😆
Vì nó không dành cho số đông.
Những viên được cắt từ 7 cạnh trở lên nếu không có giấy thì đéo tiệm nào mua.
Mày so với đất thì mày cũng thuộc dạng đầu đất. Đất nó có giá trị thật đấy, nhưng nó chịu nhiều yếu tố chi phối mà có thể làm nó trở nên vô giá trị( chiến tranh, thiên tai, chính sách...).
Kim cương thì khác; trường tồn và bất biến.
 
Vì nó không dành cho số đông.
Những viên được cắt từ 7 cạnh trở lên nếu không có giấy thì đéo tiệm nào mua.
Mày so với đất thì mày cũng thuộc dạng đầu đất. Đất nó có giá trị thật đấy, nhưng nó chịu nhiều yếu tố chi phối mà có thể làm nó trở nên vô giá trị( chiến tranh, thiên tai, chính sách...).
Kim cương thì khác; trường tồn và bất biến.
t thấy m nói có vẻ hợp lý và thuyết phục.
vậy còn ý cuối cùng của t thì sao. tại sao các quốc gia không dữ trữ kim cương?

và trong lịch sử nhân loại chỉ có bảng vị vàng, tranh giành nhau vì vàng, đánh chiếm nhau vì đất đai, chứ chưa từng có một cuộc chiến "kim cương"
 
cơ bản là có nhiều tiền đeo cái viên trên tay tự nhiên qua cả triệu năm hình thành dưới áp lực của vỏ trái đất
khác với cảm giác viên kim trong phòng thí nghiệm xào xào tý là có
 

Có thể bạn quan tâm

Top