Nhân topic về sư Minh Tuệ: https://xamvn.chat/r/dan-xu-lua-nay...theo-phat-giao-nguyen-thuy-khai-sang.1113510/
Thì tôi thấy nhiều xamer nói Phật giáo Trung Quốc Với Việt Nam bây giờ khác Phật giáo thời Phật Tổ Như Lai còn sống, Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam bị biến tướng. Nhưng tôi đọc Tây Du Ký nhớ Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh là lấy kinh Phật giáo Bắc tông truyền vào Trung Quốc do kinh Nam tông không chính xác mà ?
Không phải như vậy.
Tây Du Ký là tiểu thuyết nó không phải là lịch sử
Nó chỉ phản ánh quan điểm của tác giả Ngô Thừa Ân thôi
Lịch sử nó khác.
Phật giáo có 2 nhánh truyền.
Nhánh thứ nhất là các nhà sư đi theo đường biển truyền bá Phật giáo nguyên thủy xuống Srilanka xuống Đông Nam Á
Sau đó ở Ấn Độ một số nhà sư kết hợp với tư duy của Bà la môn giáo và kinh nguyên thủy cộng với sự hiểu biết của bản thân phát triển thành kinh đại chúng hay còn gọi là Phật giáo đại thừa.
Đứng đầu là Long Thọ và hai anh Thế Thân Vô Trước.
Kinh điển Đại Thừa này bắt đầu truyền bá bằng đường bộ xuống Trung Quốc xuống Tây Tạng và Nhật Bản Triều Tiên và bắc Việt Nam
Kinh điển truyền xuống Trung Quốc đầu tiên vào đời Hán bộ kinh đầu tiên là tứ thập nhị chương kinh ở chùa Bạch Mã.
Trước Huyền Trang thì đã có Pháp Hiển đời Tấn sang Ấn Độ tu học và đem kinh phật về.
Đến đời Huyền Trang thì kinh điển đại thừa đã truyền bá đầy đủ
Vậy vì sao ông Huyền Trang đi sang Ấn Độ
Vì kinh điển đại thừa truyền bá ở Trung Quốc không có bản gốc đa phần là bản dịch
Huyền Trang đầu tiên muốn tìm bản gốc tiếng Phạn để đối chiếu
Thứ hai là thiếu phần luận tức là mấy sư chỉ truyền bá kinh điển thiếu phần luận tức yếu nghĩa đầy đủ
Huyền Trang là người Hán ông không hiểu các thuật ngữ trong đó thuộc về tiếng phạn cổ vì vậy ông ấy phải sang Ấn Độ học.
Vd như tính không khái niệm này không một nhà sư Trung Quốc nào hiểu
Ban đầu họ dùng không của Trang Tử để luận giải nhưng vẫn sai
Buộc Huyền Trang phải sang Ấn Độ
Khi sang Ấn Độ ông ấy học ở đại học Phật giáo và được sư Giới Hiền là đệ tử đời thứ 4 kế tục dòng luận của anh em Thế Thân và Vô Trước.
Sau khi học xong ông ấy đem tất cả kinh điển dòng luận tạng của dòng Duy Thức Tông về và dịch lại các bản kinh Đại Thừa một cách dễ hiểu hơn theo đúng cách hiểu của ông
Ông còn vừa dịch kinh vừa dạy cho các học trò cách luận giải kinh điển và các thuật ngữ siêu hình trong kinh phật
Phật giáo Trung Quốc phát triển tột bậc nhờ chuyến đi này của Huyền Trang