Đỗ Nhật Nam là ai cho thằng nào chưa biết:
Đỗ Nhật Nam - từ 'thần đồng' đến mong muốn theo đuổi âm nhạc
Hôm nay đang ngồi lướt mương 14 thì thấy bài về em Nam. Tao nhớ hồi 2019 biết tin thằng Nam nó học xong cấp ba thì thi vào trường âm nhạc bọn vozer nó hả hê dữ lắm
.png)
. Mà ngay cả bản thân mẹ Nam(bà Điệp) cũng có vẻ thất vọng khi biết con thi vào trường âm nhạc, tao nhớ mang máng bà ấy nói câu "Hy vọng sau này Nam sẽ đổi ngành khác

". Nghĩ kỹ thì tao thấy cũng phải, bà Điệp ở VN làm marketing cho em Nam quá đà, làm báo-viết sách-tham dự hội thảo v.v... khiến cho mọi người nhìn em nó bằng con mắt ngưỡng mộ, rồi em nó lại phát biểu câu "truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn" chứng tỏ bố mẹ Nam bao bọc Nam rất kỹ và em nó cũng rất nghe lời cha mẹ. Tuy nhiên thật sự thì Nam cũng chỉ giỏi một ngoại ngữ là tiếng Anh còn các môn tư duy logic thì không phải thế mạnh của em nó (chính em nó nói thế), mà ngoại ngữ thì rất khó nói là thần đồng hay là không, một đứa trẻ bình thường được nuôi ở môi trường song ngữ thì có lẽ chỉ kém Nam một tý, mà càng về sau thì lợi thế ngoại ngữ càng mất dần (nghe nói đọc viết chỉ có thế trong khi những đứa trẻ khác càng giỏi lên). Nên bỗng một ngày Nam thức dậy và thấy mình cũng chỉ là một đứa trẻ bình thường như bao đứa trẻ khác, không đủ giỏi để thi vào những ngành cần logic, thứ duy nhất em nó có chỉ là tiếng Anh, thứ mà hàng trăm triệu đứa trẻ khác ở Mỹ và Việt Nam cũng có, mà có khi chúng nó còn giỏi hơn Nam. Cộng thêm áp lực từ cái danh "thần đồng" mà bà Điệp luôn lấy con ra làm marketing nữa nên tao nghĩ hiện giờ em ấy đang lâm vào khủng hoảng bản sắc (identity crisis) không biết mình là ai, cần gì và muốn làm gì. Nói ngắn gọn là mày mất phương hướng trong cuộc sống, giống như con thuyền trôi dạt không biết đi đâu về đâu
Cái khủng hoảng bản sắc này là cái rất thường thấy trong xã hội nhưng tao thấy người Việt Nam mình rất ít quan tâm về nó dẫn đến nhiều hệ lụy cho thế hệ trẻ
Trong khủng hoảng bản sắc thì có 4 loại chính (xếp theo hướng tốt dần lên) :
1.Identity diffusion (bản sắc mờ nhạt): không biết mình là ai, đi đâu và muốn làm gì nhưng cũng chẳng chịu thay đổi, khám phá. VD: những sinh viên chán ngành học nhưng không dám từ bỏ mà chỉ đi học cho qua môn, thời gian còn lại lao đầu vào yêu đương game gủng v.v... Hay những anh làm nhà nước sáng cắp ô đi tối cắp ô về, lương thấp nhưng nếu nghỉ thì chẳng biết làm gì cả, vì thời gian trong nhà nước đã làm anh ù lì đi nhiều.
-> Đây là loại tệ hại nhất mà tao tin rất nhiều thằng mắc phải
2.Identity foreclosure (bản sắc nhận sẵn): những niềm tin, lý tưởng, suy nghĩ được thừa hưởng từ các hình mẫu có sẵn, không có sự khám phá bản thân. VD: con gái ngày xưa hay được dạy là phải xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử dù chồng có đánh mắng cũng vẫn phải chịu. Hay con cái có bố mẹ làm nghề gì thì lớn lên con cái có xu hướng theo nghề đó
-> Hên xui thì cái bản sắc được thừa hưởng phù hợp với tính cách của mày, còn nếu không thì chúc mừng bạn đã quay vào ô ăn lồn, có những đứa theo nghề của bố mẹ rồi mới nhận ra là mình không phù hợp, lúc đấy để tìm lại bản sắc thật của mình rất khó vì càng lớn tuổi càng khó thay đổi. Đây là loại tệ thứ 2
3.Identity moratorium (bản sắc chưa-tìm-thấy): không biết mình là ai, muốn đi đâu hay muốn làm gì nhưng đang tích cực tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm các khả năng, lựa chọn để tìm ra con đường đúng nhất phù hợp với mình. VD: mày chán học nhưng cũng đang tích cực tìm hiểu ngành khác để ôn thi lại. Hay mày chán việc và đang tìm cách rẽ sang con đường khác tốt hơn
-> Đây là loại rất có tiềm năng vì vẫn đang tích cực tìm tỏi thử nghiệm các giá trị phù hợp với bản thân. Tuy chưa thành công nhưng ít ra chúng nó cũng có cơ hội thành công
4.Identity achievement (bản sắc hoàn thành): biết mình là ai, muốn làm gì và sống trung thực với con người mày
->Nếu đạt được mức này thì chúc mừng mày, mày đã thành công trong việc tìm ra con người thật của mình rồi đó
Tao nghĩ em Nam đang rơi vào trạng thái thứ 1 hoặc thứ 3, bởi vì trước đó em luôn sống theo ý bố mẹ nên thật sự em không biết mình muốn làm gì và có khả năng gì, thi vào âm nhạc chẳng qua là biện pháp đối phó trì hoãn chứ không thật sự là đam mê của em ý
Còn đối với cá nhân tao thì thấy bà Điệp và chồng bà ý khá là thất bại trong việc dạy con, mang tiếng là giảng viên trường sư phạm (khoa giáo dục đặc biệt, dạy trẻ chậm phát triển) nhưng không hiểu về tâm lý trẻ con, khoác cho con tấm áo "thần đồng" quá lớn trong khi khả năng của Nam không đạt đến mức ấy. Có lẽ Nam là thất bại của bà ý trong việc thử nghiệm phương pháp dạy con, nhưng lỡ PR quá lố rồi nên giờ không biết phải làm sao. Nếu Nam thành công thì tao nghĩ bà ấy sẽ mở trường hoặc công ty để kinh doanh phương pháp dạy con của bà ý :vozvn (4):