
Xứ giẫy chết :
Theo CNN, trong bối cảnh nước Mỹ vừa chứng kiến chiến thắng “lở đất” của Donald Trump, nhiều người thắc mắc rằng, với hai nhiệm kỳ không liền nhau, liệu ông có thể tiếp tục tranh cử và trở thành Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2028 hay không.
Chỉ 2 nhiệm kỳ là đủ?
George Washington – nhà lập quốc và là Tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789 – 1797) – đã kiến tạo truyền thống thiêng liêng của nước Mỹ. Theo đó, một Tổng thống Mỹ nên từ bỏ quyền lực sau 8 năm tại nhiệm, tương đương với 2 nhiệm kỳ, theo CNN.
Năm 1797, Washington từ chối tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3, mặc dù khi đó ông được nhiều nghị sĩ và cử tri tín nhiệm.
Tháng 7/1798, Tổng thống thứ 2 của Mỹ (1797 – 1801) John Adams, mời Washington quay lại chính quyền và giữ vị trí tổng chỉ huy quân đội Mỹ. Washington miễn cưỡng nhận lời.
Tháng 6/1799, Jonathan Trumbull Jr (thống đốc bang Connecticut) viết thư thúc giục Washington tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3.
“Cuộc bầu cử Tổng thống mới đã gần kề. Tôi tin rằng, nếu ngài quay lại, ngài sẽ không làm những người tốt bụng và thông minh trên cả nước thất vọng”, Trumbull Jr viết.
Trong thư, ông Trumbull Jr còn bày tỏ lo ngại rằng, nếu Washington không tái tranh cử, nước Mỹ có thể không chọn ra được một Tổng thống đủ tốt.
Washington đã từ chối, theo CNN.
Trong thư hồi đáp, Washington cho biết ông “mong muốn được nghỉ hưu” và cho rằng một Tổng thống Mỹ có nguy cơ lạm quyền, nếu tại vị quá lâu.
Bức thư của Washington ngày nay còn được lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử Mỹ Gilder Lehrman.
Tổng thống Mỹ 4 nhiệm kỳ
Sau Washington, các Tổng thống tiếp theo của Mỹ luôn tôn trọng truyền thống 2 nhiệm kỳ. Họ tự nguyện không tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 3, cho đến khi Franklin D. Roosevelt xuất hiện.
Ngày 5/11/1940, Franklin D. Roosevelt phá vỡ tiền lệ có từ thời George Washington khi ông đắc cử nhiệm kỳ thứ 3. Trước đó, Roosevelt đã làm Tổng thống Mỹ 2 nhiệm kỳ 4 năm (kể từ năm 1933).
Ngày 20/1/1945, Roosevelt đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 4. Ông qua đời vào ngày 12/4/1945 khi đang tại vị.
Theo History, Roosevelt là người đầu tiên giữ chức Tổng thống Mỹ quá 2 nhiệm kỳ và có lẽ cũng là người cuối cùng, nhưng ông hoàn toàn xứng đáng với thành tích đó. Trong 4 nhiệm kỳ tổng thống, Roosevelt cống hiến hết mình và đưa nước Mỹ vượt qua cuộc Đại khủng hoảng kinh tế (1929 – 1939) và Thế chiến II (1939 – 1945).
Theo History, nước Mỹ vươn lên tầm cường quốc hàng đầu thế giới có công lớn của Roosevelt.
Tu chính án 22
Năm 1947, hai năm sau khi Roosevelt qua đời và Harry S. Truman lên nắm quyền Tổng thống, Hạ viện Mỹ đề xuất Tu chính án 22. Theo đó, quyền lực của Tổng thống Mỹ được giới hạn trong 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Quy định này áp dụng cho Harry S. Truman và tất cả Tổng thống Mỹ được bầu trong tương lai, theo The Hill.
Tu chính án 22 được Quốc hội Mỹ phê chuẩn vào ngày 27/2/1951.
Kể từ khi Tu chính án 22 có hiệu lực, tất cả Tổng thống Mỹ đều không được phép phục vụ quá 2 nhiệm kỳ, bất kể thời gian làm Tổng thống của họ có bị gián đoạn hay không. Nếu một Tổng thống đương nhiệm qua đời, từ chức hay bị bãi nhiệm, Phó Tổng thống sẽ lên thay.
Điều này đồng nghĩa với việc ông Trump không có quyền tranh cử Tổng thống vào năm 2028. Nhiệm kỳ 2025 – 2029 sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của ông Trump.
Theo Reuters, năm 2017, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama rời Nhà Trắng nhưng vẫn nhận được sự yêu mến của nhiều người Mỹ sau 2 nhiệm kỳ ổn định. Nhiều cử tri mong muốn Obama tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng ông cho biết Tu chính án 22 không cho phép điều đó.
Kỳ tích của ông Trump
Vào đêm ngày 5/11 (giờ Mỹ) CNN và nhiều hãng truyền thông lớn đã tuyên bố ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với 2 nhiệm kỳ không liên tiếp.
Người đầu tiên tạo ra cột mốc này là Grover Cleveland, Tổng thống thứ 22 và thứ 24 của Mỹ. Ông Cleveland là chủ nhân Nhà Trắng trong 2 nhiệm kỳ không liên tiếp 1885 – 1889 và 1893 – 1897.
Sau hơn 130 năm, ông Trump là người đầu tiên thực hiện được điều mà ông Cleveland từng làm.
Xứ thiên đường :
ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG, CÓ THỂ LÀM TIẾP NHIỆM KỲ THỨ 4?
Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ là trường hợp “đặc biệt” 3 lần khi trở thành tổng Bí thư Đảng ******** Việt Nam ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Ông còn nắm những chức vụ chủ chốt khác, có cả vị trí mà chưa có vị tổng bí thư nào nắm giữ.
Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 - tiểu ban này có vai trò nòng cốt trong việc lựa chọn nhân sự cho mỗi kỳ đại hội
Bí thư Quân ủy Trung ương - đây là cơ quan lãnh đạo mọi mặt của Đảng ******** Việt Nam đối với quân đội
Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương - đây là cơ quan cơ quan lãnh đạo của Đảng trong Công an và ông Trọng là tổng bí thư đầu tiên có mặt trong ủy ban này
Hiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khả năng làm tiếp nhiệm kỳ thứ tư nếu ông đủ sức khỏe.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 17/5, Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, cho rằng việc bà Trương Thị Mai từ chức bó hẹp lựa chọn người kế vị cho vị trí đứng đầu Đảng.
Hiện chỉ còn hai người đủ tiêu chuẩn trên giấy tờ để kế nhiệm ông Trọng: Đại tướng Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo Giáo sư Vuving, việc chỉ còn hai người kế nhiệm sẽ nâng cao khả năng ông Trọng giữ ghế, làm tiếp nhiệm kỳ thứ tư vô tiền khoáng hậu.
Theo CNN, trong bối cảnh nước Mỹ vừa chứng kiến chiến thắng “lở đất” của Donald Trump, nhiều người thắc mắc rằng, với hai nhiệm kỳ không liền nhau, liệu ông có thể tiếp tục tranh cử và trở thành Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2028 hay không.
Chỉ 2 nhiệm kỳ là đủ?
George Washington – nhà lập quốc và là Tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789 – 1797) – đã kiến tạo truyền thống thiêng liêng của nước Mỹ. Theo đó, một Tổng thống Mỹ nên từ bỏ quyền lực sau 8 năm tại nhiệm, tương đương với 2 nhiệm kỳ, theo CNN.
Năm 1797, Washington từ chối tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3, mặc dù khi đó ông được nhiều nghị sĩ và cử tri tín nhiệm.
Tháng 7/1798, Tổng thống thứ 2 của Mỹ (1797 – 1801) John Adams, mời Washington quay lại chính quyền và giữ vị trí tổng chỉ huy quân đội Mỹ. Washington miễn cưỡng nhận lời.
Tháng 6/1799, Jonathan Trumbull Jr (thống đốc bang Connecticut) viết thư thúc giục Washington tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3.
“Cuộc bầu cử Tổng thống mới đã gần kề. Tôi tin rằng, nếu ngài quay lại, ngài sẽ không làm những người tốt bụng và thông minh trên cả nước thất vọng”, Trumbull Jr viết.
Trong thư, ông Trumbull Jr còn bày tỏ lo ngại rằng, nếu Washington không tái tranh cử, nước Mỹ có thể không chọn ra được một Tổng thống đủ tốt.
Washington đã từ chối, theo CNN.
Trong thư hồi đáp, Washington cho biết ông “mong muốn được nghỉ hưu” và cho rằng một Tổng thống Mỹ có nguy cơ lạm quyền, nếu tại vị quá lâu.
Bức thư của Washington ngày nay còn được lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử Mỹ Gilder Lehrman.
Tổng thống Mỹ 4 nhiệm kỳ
Sau Washington, các Tổng thống tiếp theo của Mỹ luôn tôn trọng truyền thống 2 nhiệm kỳ. Họ tự nguyện không tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 3, cho đến khi Franklin D. Roosevelt xuất hiện.
Ngày 5/11/1940, Franklin D. Roosevelt phá vỡ tiền lệ có từ thời George Washington khi ông đắc cử nhiệm kỳ thứ 3. Trước đó, Roosevelt đã làm Tổng thống Mỹ 2 nhiệm kỳ 4 năm (kể từ năm 1933).
Ngày 20/1/1945, Roosevelt đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ 4. Ông qua đời vào ngày 12/4/1945 khi đang tại vị.
Theo History, Roosevelt là người đầu tiên giữ chức Tổng thống Mỹ quá 2 nhiệm kỳ và có lẽ cũng là người cuối cùng, nhưng ông hoàn toàn xứng đáng với thành tích đó. Trong 4 nhiệm kỳ tổng thống, Roosevelt cống hiến hết mình và đưa nước Mỹ vượt qua cuộc Đại khủng hoảng kinh tế (1929 – 1939) và Thế chiến II (1939 – 1945).
Theo History, nước Mỹ vươn lên tầm cường quốc hàng đầu thế giới có công lớn của Roosevelt.
Tu chính án 22
Năm 1947, hai năm sau khi Roosevelt qua đời và Harry S. Truman lên nắm quyền Tổng thống, Hạ viện Mỹ đề xuất Tu chính án 22. Theo đó, quyền lực của Tổng thống Mỹ được giới hạn trong 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm. Quy định này áp dụng cho Harry S. Truman và tất cả Tổng thống Mỹ được bầu trong tương lai, theo The Hill.
Tu chính án 22 được Quốc hội Mỹ phê chuẩn vào ngày 27/2/1951.
Kể từ khi Tu chính án 22 có hiệu lực, tất cả Tổng thống Mỹ đều không được phép phục vụ quá 2 nhiệm kỳ, bất kể thời gian làm Tổng thống của họ có bị gián đoạn hay không. Nếu một Tổng thống đương nhiệm qua đời, từ chức hay bị bãi nhiệm, Phó Tổng thống sẽ lên thay.
Điều này đồng nghĩa với việc ông Trump không có quyền tranh cử Tổng thống vào năm 2028. Nhiệm kỳ 2025 – 2029 sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của ông Trump.
Theo Reuters, năm 2017, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama rời Nhà Trắng nhưng vẫn nhận được sự yêu mến của nhiều người Mỹ sau 2 nhiệm kỳ ổn định. Nhiều cử tri mong muốn Obama tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng ông cho biết Tu chính án 22 không cho phép điều đó.
Kỳ tích của ông Trump
Vào đêm ngày 5/11 (giờ Mỹ) CNN và nhiều hãng truyền thông lớn đã tuyên bố ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ với 2 nhiệm kỳ không liên tiếp.
Người đầu tiên tạo ra cột mốc này là Grover Cleveland, Tổng thống thứ 22 và thứ 24 của Mỹ. Ông Cleveland là chủ nhân Nhà Trắng trong 2 nhiệm kỳ không liên tiếp 1885 – 1889 và 1893 – 1897.
Sau hơn 130 năm, ông Trump là người đầu tiên thực hiện được điều mà ông Cleveland từng làm.
Xứ thiên đường :
ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG, CÓ THỂ LÀM TIẾP NHIỆM KỲ THỨ 4?
Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ là trường hợp “đặc biệt” 3 lần khi trở thành tổng Bí thư Đảng ******** Việt Nam ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Ông còn nắm những chức vụ chủ chốt khác, có cả vị trí mà chưa có vị tổng bí thư nào nắm giữ.



Hiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khả năng làm tiếp nhiệm kỳ thứ tư nếu ông đủ sức khỏe.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 17/5, Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye, cho rằng việc bà Trương Thị Mai từ chức bó hẹp lựa chọn người kế vị cho vị trí đứng đầu Đảng.
Hiện chỉ còn hai người đủ tiêu chuẩn trên giấy tờ để kế nhiệm ông Trọng: Đại tướng Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo Giáo sư Vuving, việc chỉ còn hai người kế nhiệm sẽ nâng cao khả năng ông Trọng giữ ghế, làm tiếp nhiệm kỳ thứ tư vô tiền khoáng hậu.