Tài sản tăng lên thì dòng tiền đi xuống, nhưng hoán đổi cổ phần lại có thể làm mọi thứ tươi sáng hơn.
Masan có sản xuất, nay thêm phân phối - bán lẻ, nhưng lời nhất vẫn là mảng nhãn hàng riêng sau này - vùng siêu lợi nhuận của bất cứ nhà bán lẻ nào đều có thể đạt khi nắm trọn trong tay cả đầu vào sản xuất lẫn đầu ra phân phối.
Dù vậy, những doanh nghiệp như Masan sau khi hoàn thành bức tranh chiến lược tích hợp dọc có thể đối diện với những khiếu kiện liên quan đến vi phạm Luật cạnh tranh và chống độc quyền trong tương lai. Những chính sách có thể gây xung đột lợi ích hay thiên vị với những nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh khác có kinh doanh trên cùng hệ thống bán lẻ sẽ là điều khó tránh khỏi; điều tương tự như tình huống “phân biệt đối xử” mà chút xíu đã trở thành “chuyện lớn” với Big C Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Tiền thì vẫn chảy trong hệ thống nội địa, và trên danh nghĩa nó chỉ chuyển dịch từ bảng cân đối này sang bảng cân đối khác. Với Masan, thương vụ này có thể là đúng thời điểm, nhưng với Vin chiến lược thoát ra mảng bán lẻ có vẻ là hơi sớm. Nếu vậy, nó lại hé mở cho thấy những câu chuyện khác phía sau thương vụ…mà tốt nhất là các nhà phân tích không nên đoán mò…Trên lý thuyết thì, bán lẻ đi cùng với BĐS là sự kết hợp hoàn hảo nhất. Dĩ nhiên, trong những cuộc chơi lớn, tất cả các mảng kinh doanh chỉ là công cụ để đạt mục tiêu TÀI CHÍNH.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa VIN và nhiều tập đoàn khác là VIN không dính đến ngân hàng, Masan thì có. Một doanh nghiệp khi dư tiền (thặng dư vốn cổ phần), M&A là chủ trương tất yếu. Và khi một doanh nghiệp đối diện với áp lực đáo hạn, thì bất cứ tài sản nào có thể chuyển hoá thành tiền sẽ luôn được ưu tiên thanh lý.
Thương hiệu = Nổi tiếng + Lợi nhuận. Một doanh nghiệp đại chúng thành công là khi đạt được cả mức lợi nhuận lẫn thị giá cổ phiếu cao. Trong nền kinh tế tư bản tài chính, nhưng thương vụ như Vin+Masan là chuyện thường…Và trong nhiều trường hợp chúng tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực hơn.
Chỉ như vậy mới khiến nhiều người vui vẻ (stakeholders).
Trừ BĐS, những mảng khác của VIN thì đã sắp hết giai đoạn đầu tư và bắt đầu thời kỳ khai thác, như vậy duy trì áp lực lợi nhuận kép cho cả hai mảng bán lẻ và công nghiệp là điều không nên.
Đơn giản thế thôi.