(Thị trường ghế sôi động) Đảng sẽ chọn ai làm bí thư ở các tỉnh thành sau sáp nhập?

Don Jong Un

Chúa tể đa cấp
United-Nations
Ngày 11/1/2025, tỉnh ủy Vĩnh Phúc mở hội nghị công bố bí thư mới. Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư tỉnh ủy Lào Cai, được điều về thay cho ông Dương Văn An.
Chỉ một ngày trước đó, ông Dương Văn An đã bị Bộ Chính trị kỷ luật ở mức "cảnh cáo".
Chiếc ghế bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc mà ông An ngồi mới chỉ được 9 tháng.
Trung tuần tháng 3/2024, ông An, lúc đó đang là Bí thư Bình Thuận, đã được Đảng điều ra Vĩnh Phúc thay cho bà Hoàng Thị Thúy Lan, người bị khởi tố bắt giam vào ngày 8/3/2024, và sau đó bị khai trừ ra khỏi Đảng vì liên quan đến vụ án tập đoàn Phúc Sơn.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, chiếc ghế bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc có đến 3 người ngồi.
Nhưng những đảng viên hiện tại ở Vĩnh Phúc có thể thấy rằng đó chưa phải là con số cuối cùng.
Ba tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình sắp tới sẽ được sáp nhập để trở thành một tỉnh, với tên chung là Phú Thọ.
Đảng sẽ chỉ chọn một người trong số ba bí thư hiện tại, gồm ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Vĩnh Phúc, Bùi Minh Châu - Bí thư Phú Thọ, và Nguyễn Phi Long, Bí thư Hòa Bình để làm bí thư tỉnh mới sau sáp nhập.
Cả ba ông Phong, Châu và Long đều nằm trong Ban chấp hành trung ương Đảng, trong đó hai người là ủy viên chính thức và một là ủy viên dự khuyết - ông Nguyễn Phi Long.
Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có hai người không còn giữ chức bí thư tỉnh ủy Phú Thọ mới.
Trên cả nước, khi số tỉnh/thành sẽ giảm từ 63 về 34, số lượng các bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy thành phố trực thuộc trung ương cũng giảm tương ứng.
Điều đó đồng nghĩa với việc 29 bí thư sẽ "mất chức".
Hàng loạt các địa phương đang đứng trước những thay đổi về nhân sự rất lớn khi sáp nhập.
Ai sẽ là người đi, ai sẽ là người ở lại? Ai sẽ lên và ai sẽ xuống?
Và Đảng sẽ giải quyết bài toán nhân sự chủ chốt tại các địa phương như thế nào?

Ai đi, ai ở?​

Đảng bộ ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ sẽ không phải tổ chức hội nghị đề bầu chọn một trong ba ông Đặng Xuân Phong, Nguyễn Phi Long hay Bùi Minh Châu lên làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ mới mà chiếc ghế đó sẽ do trung ương chỉ định.
Ngày 14/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành kết luận 150 của Bộ Chính trị giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì xây dựng phương án nhân sự chủ chốt ở các địa phương sau sáp nhập.
Không chỉ bí thư tỉnh ủy, các vị trí quan trọng khác như phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh mới này cũng sẽ do trung ương quyết định.
Phương án nhân sự này cần phải được báo cáo xin ý kiến của Tổng Bí thư và các lãnh đạo chủ chốt khác như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư trước khi trình Bộ Chính trị xem xét.
"Công tác nhân sự đã rất quan trọng, nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới", ông Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 11 bàn về việc tinh gọn bộ máy địa phương vào chiều ngày 12/4.
Vậy Đảng sẽ làm như thế nào?
Phương án thứ nhất là chọn ra một người trong số các bí thư tỉnh ủy của các địa phương sáp nhập để ngồi vào chiếc ghế bí thư tỉnh ủy mới.
Chẳng hạn, như tỉnh Phú Thọ mới, một bí thư trong số ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ được chỉ định ngồi vào chiếc ghế Bí thư Tỉnh ủy.
Trong khi đó, Long An nhập với Tây Ninh và Bí thư tỉnh Tây Ninh mới này sẽ là một trong hai người: ông Nguyễn Văn Quyết, bí thư Long An hiện tại hay ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tây Ninh lúc này.
Với trường hợp TP HCM bài toán đơn giản hơn: Bí thư thành ủy sẽ vẫn là ông Nguyễn Văn Nên, vì ông là Ủy viên Bộ Chính trị, vì thế cả bí thư Bà Rịa-Vũng Tàu lẫn bí thư Bình Dương dù đều là Ủy viên trung ương Đảng, cũng không thể ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo thành phố mới.
Nhưng nếu theo phương án này thì sẽ dẫn đến sự bố trí không đồng đều các ủy viên trung ương Đảng.
Số lượng ủy viên trung ương của TP HCM sau sáp nhập sẽ là 5, Phú Thọ sẽ là 3 và Tây Ninh sẽ là 0.
Theo thông lệ của Đảng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố trực thuộc trung ương thường là một ủy viên trung ương.
Vì thế, có thể có phương án thứ hai, Đảng sẽ phải tính toán để trong một số trường hợp điều động và phân công các ủy viên trung ương từ địa phương này sang tỉnh thành khác.
Trong 63 tỉnh thành hiện tại, có 11 địa phương giữ nguyên, 52 đơn vị phải sáp nhập, trong đó có sáu trường hợp ba địa phương hợp nhất với nhau thành một.
Cụ thể, Cần Thơ cùng với Sóc Trăng và Hậu Giang hình thành nên một Cần Thơ mới trong đó có hai ủy viên Trung ương là bí thư Sóc Trăng và bí thư Cần Thơ.
Thành phố được coi là thủ phủ miền Tây này từ đầu nhiệm kỳ 13 đến nay cũng đã chứng kiến ba người ngồi vào chiếc ghế bí thư thành ủy, gồm các ông Lê Quang Mạnh, Nguyễn Văn Hiếu và hiện tại là Đỗ Thanh Bình.
Trong khi đó, Lâm Đồng khi sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, trong ba bí thư, chỉ có một người là ủy viên dự khuyết - ông Nguyễn Hoài Anh, bí thư Bình Thuận.
Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định hiện chỉ có một ủy viên trung ương là bí thư Ninh Bình.
Tương tự là Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, trong ba bí thư hiện tại chỉ có một là ủy viên trung ương ở Trà Vinh.
Nếu lấy ủy viên trung ương làm tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh bí thư tỉnh ủy, thì có thể hình dung được lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Bình hay Vĩnh Long.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Đảng sẽ lựa chọn trên tiêu chuẩn nào.
Chẳng hạn, Đồng Nai - Bình Phước sẽ nhập và trở thành tỉnh Đồng Nai. Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai là tướng Vũ Hồng Văn, quê ở Hưng Yên, mới nhậm chức hồi tháng 1/2025, còn bí thư Bình Phước là bà Tôn Ngọc Hạnh, ủy viên dự khuyết.
Đầu năm 2021, đại hội 13 đã bầu lên 200 ủy viên trung ương Đảng, trong đó 180 là chính thức và 20 dự khuyết.
Tuy nhiên, từ đầu khóa 13 đến nay, danh sách các ủy viên trung ương cũng đã trở nên ngắn lại khi có đến 30 người bị các hình thức kỷ luật, từ cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng cho đến nhẹ nhất là "cho thôi".
Tính cả ba người đã mất, danh sách ủy viên trung ương khóa 13 hiện tại còn 167 người.
Chừng 12 bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cho thôi, vì thế Đảng đã phải luân chuyển, điều động nhiều nhân sự khác thay thế. Điều này khiến cho rất nhiều địa phương bí thư tỉnh ủy không phải là ủy viên trung ương.
Thống kê của BBC News Tiếng Việt cho thấy, hiện tại, trong số 63 bí thư thành ủy, tỉnh ủy hiện tại, 43 người có chức vụ này trong đó 6 người là ủy viên dự khuyết.
20 bí thư tỉnh ủy còn lại không phải ủy viên Trung ương.
Sau khi các địa phương sáp nhập, số bí thư tỉnh ủy, thành ủy sẽ chỉ còn 34, nghĩa là 29 người, trong đó có một số ủy viên trung ương, sẽ phải ngồi ghế khác.
Như vậy, việc kỷ luật đã khiến cho đội ngũ nhân sự có chức ủy viên trung ương bị thiếu hụt, trong khi sáp nhập các địa phương làm cho số cán bộ này trở nên "dôi dư".
Bài toán hậu sáp nhập cần phải giải là một số địa phương sáp nhập có hơn một ủy viên trung ương, trong khi một số tỉnh khác không có bí thư có tên trong danh sách Ban chấp hành trung ương Đảng.
Bài toán này sẽ khá phức tạp khi nhân sự được chọn lựa ở trong thời điểm cách Đại hội 14 không xa khiến cho Đảng một mặt phải có cán bộ phục vụ yêu cầu công việc, mặt khác chuẩn bị nhân sự cho đại hội sắp tới.
Nếu nhìn vào cách Đảng bố trí cán bộ cho bộ máy chính phủ sau cuộc tinh gọn đầu năm nay khi 10 bộ hợp nhất, có thể đó sẽ là một ví dụ.
Cụ thể, bộ máy chính phủ được yêu cầu 10 bộ sáp nhập thành 5 bộ - điều này có nghĩa là sẽ có 5 bộ trưởng "mất chức".
Một vấn đề được đặt ra là Đảng sẽ bố trí công việc cho những bí thư tỉnh ủy vừa bị mất chức vì sáp nhập địa phương như thế nào?
Có thể nhìn vào "tiền lệ" khi Đảng sắp xếp, bố trí cán bộ cấp ủy viên trung ương trong bộ máy chính phủ sau khi tinh gọn.
Thông lệ của Đảng cho thấy người đứng đầu một bộ, ngành của chính phủ là một ủy viên trung ương. Ngoại lệ có thể được nhìn thấy trong chính phủ nhiệm kỳ trước của ông Nguyễn Xuân Phúc khi đưa bà Nguyễn Thị Kim Tiến giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong cơ cấu của bộ máy Chính phủ, mỗi bộ, ngành có một ủy viên trung ương, trừ các bộ Quốc phòng, Công an.
Vì thế, khi sắp xếp 10 bộ cùng hợp nhất với nhau còn 5 bộ, Đảng đã phải giải quyết bài toán ai đi, ai ở, vì có ít nhất 5 bộ trưởng - là ủy viên trung ương - mất chức.
Trung ương đã lần lượt điều chuyển Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Thanh Nghị về TP HCM giữ chức Phó bí thư thường trực.
Có hai người được lên chức cao hơn gồm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trở thành Phó chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được bầu làm Phó thủ tướng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt được điều về làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận.
Người cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trở thành Bộ trưởng bộ mới thành lập: Dân tộc và Tôn giáo.
Nếu Đảng một lần nữa thực hiện sắp xếp nhân sự theo cách này, các bí thư giữ chức ủy viên trung ương "dôi dư" sau sáp nhập có thể được điều động về những địa phương chưa có ủy viên Trung ương, bao gồm những nơi tỉnh thành không có tên trong danh sách sáp nhập lần này.
 
Ngày 11/1/2025, tỉnh ủy Vĩnh Phúc mở hội nghị công bố bí thư mới. Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư tỉnh ủy Lào Cai, được điều về thay cho ông Dương Văn An.
Chỉ một ngày trước đó, ông Dương Văn An đã bị Bộ Chính trị kỷ luật ở mức "cảnh cáo".
Chiếc ghế bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc mà ông An ngồi mới chỉ được 9 tháng.
Trung tuần tháng 3/2024, ông An, lúc đó đang là Bí thư Bình Thuận, đã được Đảng điều ra Vĩnh Phúc thay cho bà Hoàng Thị Thúy Lan, người bị khởi tố bắt giam vào ngày 8/3/2024, và sau đó bị khai trừ ra khỏi Đảng vì liên quan đến vụ án tập đoàn Phúc Sơn.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, chiếc ghế bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc có đến 3 người ngồi.
Nhưng những đảng viên hiện tại ở Vĩnh Phúc có thể thấy rằng đó chưa phải là con số cuối cùng.
Ba tỉnh gồm Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình sắp tới sẽ được sáp nhập để trở thành một tỉnh, với tên chung là Phú Thọ.
Đảng sẽ chỉ chọn một người trong số ba bí thư hiện tại, gồm ông Đặng Xuân Phong - Bí thư Vĩnh Phúc, Bùi Minh Châu - Bí thư Phú Thọ, và Nguyễn Phi Long, Bí thư Hòa Bình để làm bí thư tỉnh mới sau sáp nhập.
Cả ba ông Phong, Châu và Long đều nằm trong Ban chấp hành trung ương Đảng, trong đó hai người là ủy viên chính thức và một là ủy viên dự khuyết - ông Nguyễn Phi Long.
Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có hai người không còn giữ chức bí thư tỉnh ủy Phú Thọ mới.
Trên cả nước, khi số tỉnh/thành sẽ giảm từ 63 về 34, số lượng các bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy thành phố trực thuộc trung ương cũng giảm tương ứng.
Điều đó đồng nghĩa với việc 29 bí thư sẽ "mất chức".
Hàng loạt các địa phương đang đứng trước những thay đổi về nhân sự rất lớn khi sáp nhập.
Ai sẽ là người đi, ai sẽ là người ở lại? Ai sẽ lên và ai sẽ xuống?
Và Đảng sẽ giải quyết bài toán nhân sự chủ chốt tại các địa phương như thế nào?

Ai đi, ai ở?​

Đảng bộ ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ sẽ không phải tổ chức hội nghị đề bầu chọn một trong ba ông Đặng Xuân Phong, Nguyễn Phi Long hay Bùi Minh Châu lên làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ mới mà chiếc ghế đó sẽ do trung ương chỉ định.
Ngày 14/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành kết luận 150 của Bộ Chính trị giao cho Ban Tổ chức Trung ương chủ trì xây dựng phương án nhân sự chủ chốt ở các địa phương sau sáp nhập.
Không chỉ bí thư tỉnh ủy, các vị trí quan trọng khác như phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh mới này cũng sẽ do trung ương quyết định.
Phương án nhân sự này cần phải được báo cáo xin ý kiến của Tổng Bí thư và các lãnh đạo chủ chốt khác như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư trước khi trình Bộ Chính trị xem xét.
"Công tác nhân sự đã rất quan trọng, nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới", ông Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị trung ương 11 bàn về việc tinh gọn bộ máy địa phương vào chiều ngày 12/4.
Vậy Đảng sẽ làm như thế nào?
Phương án thứ nhất là chọn ra một người trong số các bí thư tỉnh ủy của các địa phương sáp nhập để ngồi vào chiếc ghế bí thư tỉnh ủy mới.
Chẳng hạn, như tỉnh Phú Thọ mới, một bí thư trong số ba tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Phú Thọ được chỉ định ngồi vào chiếc ghế Bí thư Tỉnh ủy.
Trong khi đó, Long An nhập với Tây Ninh và Bí thư tỉnh Tây Ninh mới này sẽ là một trong hai người: ông Nguyễn Văn Quyết, bí thư Long An hiện tại hay ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tây Ninh lúc này.
Với trường hợp TP HCM bài toán đơn giản hơn: Bí thư thành ủy sẽ vẫn là ông Nguyễn Văn Nên, vì ông là Ủy viên Bộ Chính trị, vì thế cả bí thư Bà Rịa-Vũng Tàu lẫn bí thư Bình Dương dù đều là Ủy viên trung ương Đảng, cũng không thể ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo thành phố mới.
Nhưng nếu theo phương án này thì sẽ dẫn đến sự bố trí không đồng đều các ủy viên trung ương Đảng.
Số lượng ủy viên trung ương của TP HCM sau sáp nhập sẽ là 5, Phú Thọ sẽ là 3 và Tây Ninh sẽ là 0.
Theo thông lệ của Đảng, bí thư tỉnh ủy, thành ủy thành phố trực thuộc trung ương thường là một ủy viên trung ương.
Vì thế, có thể có phương án thứ hai, Đảng sẽ phải tính toán để trong một số trường hợp điều động và phân công các ủy viên trung ương từ địa phương này sang tỉnh thành khác.
Trong 63 tỉnh thành hiện tại, có 11 địa phương giữ nguyên, 52 đơn vị phải sáp nhập, trong đó có sáu trường hợp ba địa phương hợp nhất với nhau thành một.
Cụ thể, Cần Thơ cùng với Sóc Trăng và Hậu Giang hình thành nên một Cần Thơ mới trong đó có hai ủy viên Trung ương là bí thư Sóc Trăng và bí thư Cần Thơ.
Thành phố được coi là thủ phủ miền Tây này từ đầu nhiệm kỳ 13 đến nay cũng đã chứng kiến ba người ngồi vào chiếc ghế bí thư thành ủy, gồm các ông Lê Quang Mạnh, Nguyễn Văn Hiếu và hiện tại là Đỗ Thanh Bình.
Trong khi đó, Lâm Đồng khi sáp nhập với Đắk Nông và Bình Thuận, trong ba bí thư, chỉ có một người là ủy viên dự khuyết - ông Nguyễn Hoài Anh, bí thư Bình Thuận.
Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định hiện chỉ có một ủy viên trung ương là bí thư Ninh Bình.
Tương tự là Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, trong ba bí thư hiện tại chỉ có một là ủy viên trung ương ở Trà Vinh.
Nếu lấy ủy viên trung ương làm tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh bí thư tỉnh ủy, thì có thể hình dung được lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Bình hay Vĩnh Long.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ Đảng sẽ lựa chọn trên tiêu chuẩn nào.
Chẳng hạn, Đồng Nai - Bình Phước sẽ nhập và trở thành tỉnh Đồng Nai. Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai là tướng Vũ Hồng Văn, quê ở Hưng Yên, mới nhậm chức hồi tháng 1/2025, còn bí thư Bình Phước là bà Tôn Ngọc Hạnh, ủy viên dự khuyết.
Đầu năm 2021, đại hội 13 đã bầu lên 200 ủy viên trung ương Đảng, trong đó 180 là chính thức và 20 dự khuyết.
Tuy nhiên, từ đầu khóa 13 đến nay, danh sách các ủy viên trung ương cũng đã trở nên ngắn lại khi có đến 30 người bị các hình thức kỷ luật, từ cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng cho đến nhẹ nhất là "cho thôi".
Tính cả ba người đã mất, danh sách ủy viên trung ương khóa 13 hiện tại còn 167 người.
Chừng 12 bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cho thôi, vì thế Đảng đã phải luân chuyển, điều động nhiều nhân sự khác thay thế. Điều này khiến cho rất nhiều địa phương bí thư tỉnh ủy không phải là ủy viên trung ương.
Thống kê của BBC News Tiếng Việt cho thấy, hiện tại, trong số 63 bí thư thành ủy, tỉnh ủy hiện tại, 43 người có chức vụ này trong đó 6 người là ủy viên dự khuyết.
20 bí thư tỉnh ủy còn lại không phải ủy viên Trung ương.
Sau khi các địa phương sáp nhập, số bí thư tỉnh ủy, thành ủy sẽ chỉ còn 34, nghĩa là 29 người, trong đó có một số ủy viên trung ương, sẽ phải ngồi ghế khác.
Như vậy, việc kỷ luật đã khiến cho đội ngũ nhân sự có chức ủy viên trung ương bị thiếu hụt, trong khi sáp nhập các địa phương làm cho số cán bộ này trở nên "dôi dư".
Bài toán hậu sáp nhập cần phải giải là một số địa phương sáp nhập có hơn một ủy viên trung ương, trong khi một số tỉnh khác không có bí thư có tên trong danh sách Ban chấp hành trung ương Đảng.
Bài toán này sẽ khá phức tạp khi nhân sự được chọn lựa ở trong thời điểm cách Đại hội 14 không xa khiến cho Đảng một mặt phải có cán bộ phục vụ yêu cầu công việc, mặt khác chuẩn bị nhân sự cho đại hội sắp tới.
Nếu nhìn vào cách Đảng bố trí cán bộ cho bộ máy chính phủ sau cuộc tinh gọn đầu năm nay khi 10 bộ hợp nhất, có thể đó sẽ là một ví dụ.
Cụ thể, bộ máy chính phủ được yêu cầu 10 bộ sáp nhập thành 5 bộ - điều này có nghĩa là sẽ có 5 bộ trưởng "mất chức".
Một vấn đề được đặt ra là Đảng sẽ bố trí công việc cho những bí thư tỉnh ủy vừa bị mất chức vì sáp nhập địa phương như thế nào?
Có thể nhìn vào "tiền lệ" khi Đảng sắp xếp, bố trí cán bộ cấp ủy viên trung ương trong bộ máy chính phủ sau khi tinh gọn.
Thông lệ của Đảng cho thấy người đứng đầu một bộ, ngành của chính phủ là một ủy viên trung ương. Ngoại lệ có thể được nhìn thấy trong chính phủ nhiệm kỳ trước của ông Nguyễn Xuân Phúc khi đưa bà Nguyễn Thị Kim Tiến giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong cơ cấu của bộ máy Chính phủ, mỗi bộ, ngành có một ủy viên trung ương, trừ các bộ Quốc phòng, Công an.
Vì thế, khi sắp xếp 10 bộ cùng hợp nhất với nhau còn 5 bộ, Đảng đã phải giải quyết bài toán ai đi, ai ở, vì có ít nhất 5 bộ trưởng - là ủy viên trung ương - mất chức.
Trung ương đã lần lượt điều chuyển Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Thanh Nghị về TP HCM giữ chức Phó bí thư thường trực.
Có hai người được lên chức cao hơn gồm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trở thành Phó chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được bầu làm Phó thủ tướng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt được điều về làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận.
Người cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trở thành Bộ trưởng bộ mới thành lập: Dân tộc và Tôn giáo.
Nếu Đảng một lần nữa thực hiện sắp xếp nhân sự theo cách này, các bí thư giữ chức ủy viên trung ương "dôi dư" sau sáp nhập có thể được điều động về những địa phương chưa có ủy viên Trung ương, bao gồm những nơi tỉnh thành không có tên trong danh sách sáp nhập lần này.
Đám dự khuyết thì thôi bỏ đi, tính đéo gì vào. Như TP. HCM thì chủ tịch UBND và chủ tịch HĐND làm UVTW cũng đc, sao đéo đâu. Các tỉnh khác 2 UVTW thì cho 1 làm bí thư, 1 làm phó bí thư thường trực cũng đc. Ngồi tạm từ giờ đến sang năm thôi, bầu bán lại.
 
thời buổi nhạy cảm, anh nào đang nắm ảnh, clip của phe bên kia thì có cơ hội ăn chắc.
Các anh đang chuẩn bị sống mái đây
 

Có thể bạn quan tâm

Top