Nguyễn Quang 01
Thanh niên Ngõ chợ
Từ việc thờ cúng tổ tiên nên phát sinh ra 2 vấn đề:
1. Phải có con trai nối dõi
2. Tính gia trưởng ở đàn ông
3. Phụ nữ được huấn luyện khắc nghiệt khi làm dâu để truyền dạy con cháu các lệ thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nên được nhìn nhận một cách khách quan đúng bản chất dưới góc độ hình thức và ý nghĩa.
Ngay từ xa xưa, con người vẫn luôn thiết tha tìm về nguồn cội và khát khao thờ kính tổ tiên của mình. Họ tin rằng có tồn tại một Đấng Tối Cao tạo dựng nên trời đất, cai quản vũ trụ, luôn bảo vệ và chăm sóc con người. Người Việt xưa cũng tin như vậy. Niềm tin của người Việt vào Đấng Tạo Hoá mà họ vẫn gọi là Ông Trời thể hiện vô cùng rõ nét qua ca dao tục ngữ, văn học dân gian:
Trời sinh, Trời dưỡng; Trời sinh voi, Trời sinh cỏ; Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính; Xởi lởi Trời gởi của cho, xo ro Trời co của lại; Trời cao có mắt; Ngẫm hay muôn sự tại Trời…
Từ những niềm tin căn bản đó, người Việt đã biết thờ Trời qua việc lập Bàn Thiên, còn các bậc vua chúa thường cho xây đàn Nam Giao để tế Trời.
Về sau này, do những biến động lịch sử mà tín ngưỡng thờ Trời của người Việt bị hạ thấp so với tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên là những người đã khuất. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn hết là tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên của người Việt hiện nay lại mang đậm những dấu ấn triết lý và tôn giáo của Trung Hoa như Nho giáo (Confusianism), Đạo giáo (Taoism) và Phật giáo Bắc tông (Buddhism), do ảnh hưởng của 1.000 năm Bắc thuộc.
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo. Nho giáo được Khổng Tử (551 - 479 TCN) thành lập vào giai đoạn suy tàn của nhà Chu, trong bối cảnh trật tự xã hội bị đảo lộn, chuẩn mực đạo đức bị hạ thấp. Khổng Tử đề cao “đạo hiếu” đặc biệt khuyến khích mạnh mẽ sự thờ cúng tổ tiên với mục đích lập lại gia phong, kỷ cương xã hội và coi đó là nền tảng của đạo làm người, của hiếu nghĩa. Như vậy, về bản chất Nho giáo có vai trò như một công cụ của giai cấp phong kiến để ổn định xã hội, cai trị đất nước.
Do bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, nên nhìn chung ở Việt nam, nếu một người từ chối thờ cúng ông bà tổ tiên sẽ bị coi là bất hiếu, bất nghĩa, không có đạo làm người. Cách đánh giá này là khá bất công vì thờ cúng ông bà tổ tiên không phải là một chuẩn mực đạo đức mang tính phổ quát cho toàn nhân loại. Nếu theo cách đánh giá này, chẳng lẽ người dân ở những quốc gia Âu Mỹ không có phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên thì đều là những người bất hiếu, bất nghĩa sao? Và trước khi Nho giáo ra đời, những người không thờ cúng ông bà tổ tiên cũng đều là bất hiếu, không có đạo làm người sao?
Được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỷ 1 TCN, Phật giáo có những ảnh hưởng sâu sắc đối với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt, cụ thể là trong các nghi lễ tang chế. Người Việt thường mời các sư thầy đến tụng kinh, niệm Phật cho người thân sắp qua đời để giúp họ sớm được siêu thoát; nhà sư thường đi đầu trong các đám tang, vừa đi vừa đọc kinh; các sư cũng được mời về nhà làm lễ trong các dịp giỗ đầu, giỗ hết cho vong hồn người thân.
Tuy nhiên những nghi lễ và thực hành tâm linh này không tồn tại trong giáo lý Phật giáo. Thật vậy, Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu, còn nghi lễ cầu siêu độ ngày nay được tổ chức tại các chùa Bắc Tông chỉ là một hình thức văn hoá Trung Hoa pha trộn với đạo Phật. Chính Thích Ca Mâu Ni dạy rằng việc cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi, nếu có chăng chỉ là an tâm nhất thời cho người sống.
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó. Nếu nói rằng cầu siêu là sự báo đáp công ơn cha mẹ thì việc báo đáp ấy cũng không có tác dụng gì. Nếu muốn báo đáp công ơn cha mẹ thì người còn sống phải tu tâm dưỡng tánh, tránh không làm các điều ác, nỗ lực làm các điều thiện và phát tâm giải thoát nhằm hướng đến công ơn cha mẹ mới gọi là chân thật báo hiếu. (Nguồn: Cầu Siêu Có Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo Không?)
Đạo giáo là một nhánh triết học và tôn giáo của người Hán thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2, với 2 nhánh chính là đạo giáo thần tiên và đạo giáo phù thuỷ. Đạo giáo có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển phong tục thờ người chết, gọi hồn người chết, cúng giỗ người chết, đốt vàng mã cho người chết…
Do ảnh hưởng của nhánh đạo giáo thần tiên mà người Việt tin rằng sau khi chết, linh hồn ông bà tổ tiên có thêm năng lực phi thường, có thể đi mây về gió, có thể ban phước hay giáng hoạ đến cuộc sống của con người. Vì vậy người Việt rất quan tâm đến việc thờ cúng cho ông bà tổ tiên và đặc biệt coi trọng các ngày giỗ để được ông bà phù hộ, ban phước.
Nỗi sợ bị trừng phạt bởi linh hồn của những người đã chết trở nên ám ảnh đối với người Việt đến mức họ thờ cúng luôn cả ma quỷ là những linh hồn cô độc lang thang không được siêu thoát và đi làm người khác. Họ tin rằng nếu những cô hồn này được thờ cúng thì sẽ không đi quấy nhiễu người sống nữa. Tất cả những niềm tin này chỉ là những lời đồn truyền tai nhau chứ không được ghi chép trong các kinh sách quy điển.
Đa số người Việt cho rằng thờ cúng tổ tiên là phải lập bàn thờ để hương khói, tổ chức đám giỗ, dâng cúng các món ăn, đốt vàng mã cho những người đã khuất và coi đây là những hành động hiếu kính. Những hành động bề ngoài này thực chất là do ảnh hưởng của cả một hệ thống văn hoá, tín ngưỡng của người Hán để lại trong suốt 1.000 Bắc thuộc chứ không phải là cốt hồn cốt tuý của người Việt. Như đã phân tích rất kỹ ở trên, những thực hành tâm linh đã chịu dấu ấn Trung Hoa cách nặng nề này đặt ra khá nhiều thắc mắc chưa có giải đáp cùng với rất nhiều mâu thuẫn nội tại.
Đến đây một câu hỏi được đặt ra:
Nếu những thực hành tâm linh như tổ chức đám giỗ, khấn vái, thắp hương thờ cúng người đã chết là thuộc văn hoá tín ngưỡng của người Hán thì thờ cúng tổ tiên (điều rất quan trọng không thể bỏ qua) phải được hiểu một cách đúng đắn như thế nào?
Việc tỏ lòng biết ơn, thờ phượng tổ tiên mình là việc hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên muốn hiểu một cách chính xác việc thờ tổ tiên, trước tiên phải hiểu rõ ý nghĩa tận cùng của chữ TỔ TIÊN là gì.
Ai cũng có Cha Mẹ, và biết rõ cao trên Cha Mẹ có Ông Bà, cao trên Ông Bà có Cố, có Tổ… nhưng sự tôn kính thờ phượng chỉ dành cho vài đời dưới thấp mà mình biết, thường chỉ được 3 đời, còn cao hơn nữa thì bỏ bớt không thờ nữa, dù vẫn biết là các vị ấy CAO hơn. Càng CAO bao nhiêu càng bị lãng quên bấy nhiêu, thực tế là vậy, dù người ta vẫn tự hào mình rất quan tâm thờ cúng tổ tiên, mà lại quên mất ý nghĩa tận cùng của chữ TỔ TIÊN là sự khởi đầu của con người.
Một số gia đình thờ được 5 đời (Ngũ Đại Mai Thần Chủ) thì từ vị cấp 6 cũng bị bỏ bớt rồi. Các gia tộc quyền quý thờ 10 đời (Thập Đại Mai Thần Chủ) thì từ vị cấp 11 cũng hết được quan tâm.
Thay vì lập bàn thờ tổ tiên, tổ chức đám giỗ cho cha mẹ ông bà đã khuất thì một việc làm thiết thực đem lại niềm vui và khích lệ hơn đó là khi cha mẹ còn sống con cái nên thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho cha mẹ, ông bà; tận dụng mọi dịp tiện bày tỏ sự ghi ơn cha mẹ và trân quý quan hệ gia đình như: mừng sinh nhật, tổ chức kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ…
Mê tín phong thủy - học giả Việt Nam thế kỷ trước nói gì?
1. Phải có con trai nối dõi
2. Tính gia trưởng ở đàn ông
3. Phụ nữ được huấn luyện khắc nghiệt khi làm dâu để truyền dạy con cháu các lệ thờ cúng tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nên được nhìn nhận một cách khách quan đúng bản chất dưới góc độ hình thức và ý nghĩa.
Ngay từ xa xưa, con người vẫn luôn thiết tha tìm về nguồn cội và khát khao thờ kính tổ tiên của mình. Họ tin rằng có tồn tại một Đấng Tối Cao tạo dựng nên trời đất, cai quản vũ trụ, luôn bảo vệ và chăm sóc con người. Người Việt xưa cũng tin như vậy. Niềm tin của người Việt vào Đấng Tạo Hoá mà họ vẫn gọi là Ông Trời thể hiện vô cùng rõ nét qua ca dao tục ngữ, văn học dân gian:
Trời sinh, Trời dưỡng; Trời sinh voi, Trời sinh cỏ; Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính; Xởi lởi Trời gởi của cho, xo ro Trời co của lại; Trời cao có mắt; Ngẫm hay muôn sự tại Trời…
Từ những niềm tin căn bản đó, người Việt đã biết thờ Trời qua việc lập Bàn Thiên, còn các bậc vua chúa thường cho xây đàn Nam Giao để tế Trời.
Về sau này, do những biến động lịch sử mà tín ngưỡng thờ Trời của người Việt bị hạ thấp so với tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên là những người đã khuất. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn hết là tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên của người Việt hiện nay lại mang đậm những dấu ấn triết lý và tôn giáo của Trung Hoa như Nho giáo (Confusianism), Đạo giáo (Taoism) và Phật giáo Bắc tông (Buddhism), do ảnh hưởng của 1.000 năm Bắc thuộc.
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo. Nho giáo được Khổng Tử (551 - 479 TCN) thành lập vào giai đoạn suy tàn của nhà Chu, trong bối cảnh trật tự xã hội bị đảo lộn, chuẩn mực đạo đức bị hạ thấp. Khổng Tử đề cao “đạo hiếu” đặc biệt khuyến khích mạnh mẽ sự thờ cúng tổ tiên với mục đích lập lại gia phong, kỷ cương xã hội và coi đó là nền tảng của đạo làm người, của hiếu nghĩa. Như vậy, về bản chất Nho giáo có vai trò như một công cụ của giai cấp phong kiến để ổn định xã hội, cai trị đất nước.
Do bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, nên nhìn chung ở Việt nam, nếu một người từ chối thờ cúng ông bà tổ tiên sẽ bị coi là bất hiếu, bất nghĩa, không có đạo làm người. Cách đánh giá này là khá bất công vì thờ cúng ông bà tổ tiên không phải là một chuẩn mực đạo đức mang tính phổ quát cho toàn nhân loại. Nếu theo cách đánh giá này, chẳng lẽ người dân ở những quốc gia Âu Mỹ không có phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên thì đều là những người bất hiếu, bất nghĩa sao? Và trước khi Nho giáo ra đời, những người không thờ cúng ông bà tổ tiên cũng đều là bất hiếu, không có đạo làm người sao?
Được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỷ 1 TCN, Phật giáo có những ảnh hưởng sâu sắc đối với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt, cụ thể là trong các nghi lễ tang chế. Người Việt thường mời các sư thầy đến tụng kinh, niệm Phật cho người thân sắp qua đời để giúp họ sớm được siêu thoát; nhà sư thường đi đầu trong các đám tang, vừa đi vừa đọc kinh; các sư cũng được mời về nhà làm lễ trong các dịp giỗ đầu, giỗ hết cho vong hồn người thân.
Tuy nhiên những nghi lễ và thực hành tâm linh này không tồn tại trong giáo lý Phật giáo. Thật vậy, Phật Giáo không có nghi lễ cầu siêu, còn nghi lễ cầu siêu độ ngày nay được tổ chức tại các chùa Bắc Tông chỉ là một hình thức văn hoá Trung Hoa pha trộn với đạo Phật. Chính Thích Ca Mâu Ni dạy rằng việc cầu siêu không có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi, nếu có chăng chỉ là an tâm nhất thời cho người sống.
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó. Nếu nói rằng cầu siêu là sự báo đáp công ơn cha mẹ thì việc báo đáp ấy cũng không có tác dụng gì. Nếu muốn báo đáp công ơn cha mẹ thì người còn sống phải tu tâm dưỡng tánh, tránh không làm các điều ác, nỗ lực làm các điều thiện và phát tâm giải thoát nhằm hướng đến công ơn cha mẹ mới gọi là chân thật báo hiếu. (Nguồn: Cầu Siêu Có Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo Không?)
Đạo giáo là một nhánh triết học và tôn giáo của người Hán thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2, với 2 nhánh chính là đạo giáo thần tiên và đạo giáo phù thuỷ. Đạo giáo có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển phong tục thờ người chết, gọi hồn người chết, cúng giỗ người chết, đốt vàng mã cho người chết…
Do ảnh hưởng của nhánh đạo giáo thần tiên mà người Việt tin rằng sau khi chết, linh hồn ông bà tổ tiên có thêm năng lực phi thường, có thể đi mây về gió, có thể ban phước hay giáng hoạ đến cuộc sống của con người. Vì vậy người Việt rất quan tâm đến việc thờ cúng cho ông bà tổ tiên và đặc biệt coi trọng các ngày giỗ để được ông bà phù hộ, ban phước.
Nỗi sợ bị trừng phạt bởi linh hồn của những người đã chết trở nên ám ảnh đối với người Việt đến mức họ thờ cúng luôn cả ma quỷ là những linh hồn cô độc lang thang không được siêu thoát và đi làm người khác. Họ tin rằng nếu những cô hồn này được thờ cúng thì sẽ không đi quấy nhiễu người sống nữa. Tất cả những niềm tin này chỉ là những lời đồn truyền tai nhau chứ không được ghi chép trong các kinh sách quy điển.
Đa số người Việt cho rằng thờ cúng tổ tiên là phải lập bàn thờ để hương khói, tổ chức đám giỗ, dâng cúng các món ăn, đốt vàng mã cho những người đã khuất và coi đây là những hành động hiếu kính. Những hành động bề ngoài này thực chất là do ảnh hưởng của cả một hệ thống văn hoá, tín ngưỡng của người Hán để lại trong suốt 1.000 Bắc thuộc chứ không phải là cốt hồn cốt tuý của người Việt. Như đã phân tích rất kỹ ở trên, những thực hành tâm linh đã chịu dấu ấn Trung Hoa cách nặng nề này đặt ra khá nhiều thắc mắc chưa có giải đáp cùng với rất nhiều mâu thuẫn nội tại.
Đến đây một câu hỏi được đặt ra:
Nếu những thực hành tâm linh như tổ chức đám giỗ, khấn vái, thắp hương thờ cúng người đã chết là thuộc văn hoá tín ngưỡng của người Hán thì thờ cúng tổ tiên (điều rất quan trọng không thể bỏ qua) phải được hiểu một cách đúng đắn như thế nào?
Việc tỏ lòng biết ơn, thờ phượng tổ tiên mình là việc hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên muốn hiểu một cách chính xác việc thờ tổ tiên, trước tiên phải hiểu rõ ý nghĩa tận cùng của chữ TỔ TIÊN là gì.
Ai cũng có Cha Mẹ, và biết rõ cao trên Cha Mẹ có Ông Bà, cao trên Ông Bà có Cố, có Tổ… nhưng sự tôn kính thờ phượng chỉ dành cho vài đời dưới thấp mà mình biết, thường chỉ được 3 đời, còn cao hơn nữa thì bỏ bớt không thờ nữa, dù vẫn biết là các vị ấy CAO hơn. Càng CAO bao nhiêu càng bị lãng quên bấy nhiêu, thực tế là vậy, dù người ta vẫn tự hào mình rất quan tâm thờ cúng tổ tiên, mà lại quên mất ý nghĩa tận cùng của chữ TỔ TIÊN là sự khởi đầu của con người.
Một số gia đình thờ được 5 đời (Ngũ Đại Mai Thần Chủ) thì từ vị cấp 6 cũng bị bỏ bớt rồi. Các gia tộc quyền quý thờ 10 đời (Thập Đại Mai Thần Chủ) thì từ vị cấp 11 cũng hết được quan tâm.
Thay vì lập bàn thờ tổ tiên, tổ chức đám giỗ cho cha mẹ ông bà đã khuất thì một việc làm thiết thực đem lại niềm vui và khích lệ hơn đó là khi cha mẹ còn sống con cái nên thường xuyên quan tâm thăm hỏi, tặng quà cho cha mẹ, ông bà; tận dụng mọi dịp tiện bày tỏ sự ghi ơn cha mẹ và trân quý quan hệ gia đình như: mừng sinh nhật, tổ chức kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ…
Mê tín phong thủy - học giả Việt Nam thế kỷ trước nói gì?