kecodonlehoa
Thanh niên hoi
Mấy TML dự con Pháo có bị bắt xóa bài này ko 

Tổ quốc - hai tiếng thiêng liêng ấy lại vừa bị kéo lê qua một bản rap đầy hận tình và ngạo mạn. Khi cái gọi là nghệ sĩ lôi biểu tượng quốc gia vào ca từ trả đũa tình cũ, thì đó không còn là nghệ thuật, mà là xúc phạm cộng đồng, là phản văn hóa, là phá hoại đạo đức công chúng.
Tổ quốc - đó là khi nhà thơ Nguyễn Việt có nhiều bài thơ với nhan đề Tổ quốc nhất: “Tổ quốc nhìn từ biển”, “Tổ quốc là tiếng mẹ”, “Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra”, “Mẹ - Tổ quốc”, “Tổ quốc nơi biên thùy”, “Tổ quốc bên bờ biển cả”, “Thời đất nước gian lao”, “Ta như cỏ trên ngực trần đất nước”...
Trong số những bài kể trên, “Tổ quốc nhìn từ biển” là bài thơ nổi tiếng hơn cả, chinh phục người đọc bởi âm hưởng hào hùng, tráng lệ. Từng câu thơ, khổ thơ như muôn con sóng nơi trùng khơi vỗ mãi vào hồn người: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không…/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.
Thế mà giờ đây: “Tên anh gây hại cho Tổ quốc và nước nhà” – câu rap trong bài "Sự nghiệp chướng" tưởng như là chút đay nghiến tình cũ, nhưng thực chất là cú đạp vào lòng tự trọng của một dân tộc. Lời ca vô trách nhiệm này có thể gieo vào đầu giới trẻ một thông điệp méo mó: Rằng biểu tượng quốc gia cũng có thể đem ra để... “giải sầu”. Tổ quốc có thể xuất hiện trong cái gọi là bài hát, cái gọi là ca sĩ, cái gọi là nhạc sĩ, cái gọi là nghệ thuật như vậy sao?
Tổ quốc không thể nằm trong những câu rap đầy sân si như thế.


Tổ quốc - hai tiếng thiêng liêng ấy lại vừa bị kéo lê qua một bản rap đầy hận tình và ngạo mạn. Khi cái gọi là nghệ sĩ lôi biểu tượng quốc gia vào ca từ trả đũa tình cũ, thì đó không còn là nghệ thuật, mà là xúc phạm cộng đồng, là phản văn hóa, là phá hoại đạo đức công chúng.
Tổ quốc - đó là khi nhà thơ Nguyễn Việt có nhiều bài thơ với nhan đề Tổ quốc nhất: “Tổ quốc nhìn từ biển”, “Tổ quốc là tiếng mẹ”, “Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra”, “Mẹ - Tổ quốc”, “Tổ quốc nơi biên thùy”, “Tổ quốc bên bờ biển cả”, “Thời đất nước gian lao”, “Ta như cỏ trên ngực trần đất nước”...
Trong số những bài kể trên, “Tổ quốc nhìn từ biển” là bài thơ nổi tiếng hơn cả, chinh phục người đọc bởi âm hưởng hào hùng, tráng lệ. Từng câu thơ, khổ thơ như muôn con sóng nơi trùng khơi vỗ mãi vào hồn người: “Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển/ Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/ Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/ Trong hồn người có ngọn sóng nào không…/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.
Thế mà giờ đây: “Tên anh gây hại cho Tổ quốc và nước nhà” – câu rap trong bài "Sự nghiệp chướng" tưởng như là chút đay nghiến tình cũ, nhưng thực chất là cú đạp vào lòng tự trọng của một dân tộc. Lời ca vô trách nhiệm này có thể gieo vào đầu giới trẻ một thông điệp méo mó: Rằng biểu tượng quốc gia cũng có thể đem ra để... “giải sầu”. Tổ quốc có thể xuất hiện trong cái gọi là bài hát, cái gọi là ca sĩ, cái gọi là nhạc sĩ, cái gọi là nghệ thuật như vậy sao?
Tổ quốc không thể nằm trong những câu rap đầy sân si như thế.