Johnny Lê Nữu Vượng
Già làng

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết nhà điều hành sẽ có giải pháp kịp thời, để có thể hóa giải thách thức liên quan tới quyết định về thuế quan từ Mỹ.
Thông tin được Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu tại họp báo thường kỳ chiều 4/4. Ông Tân cho rằng cần bình tĩnh, bởi nếu đánh giá về tình hình theo hướng tiêu cực sẽ chưa trọn vẹn.
Ông cho biết điều hành "sẽ có giải pháp kịp thời, xử lý trước khi thuế đối ứng của Mỹ có hiệu lực".
Thuế nhập khẩu đối ứng được Mỹ áp dụng với hơn 180 đối tác thương mại, trong đó khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, từ 9/4.
Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất với thuế suất là 46%. Mức thuế này được đưa ra nhằm "đối ứng" với thuế nhập khẩu Việt Nam đang áp với hàng hóa Mỹ, tức là khoảng 90%, theo cách tính của nước này.
Ở góc nhìn tích cực, ông Tân cũng cho rằng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội liên quan tới câu chuyện độc lập, tự chủ nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Xem toàn màn hình
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân trả lời tại họp báo, ngày 4/4. Ảnh: Nguyễn Hường
Một ngày sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi Công hàm, đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho hai bên. Bộ này thu xếp cuộc điện đàm giữa hai Bộ trưởng và ở cấp kỹ thuật với các đồng nghiệp tại Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) trong thời gian sớm nhất.
Cuối tuần này, lãnh đạo Chính phủ sẽ sang Mỹ để trao đổi nhiều nội dung liên quan trực tiếp việc áp thuế đối ứng của Mỹ. Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương Việt Nam đã chuẩn bị rất nhiều nội dung phía Mỹ quan tâm để trao đổi, đàm phán. "Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn, cụ thể hơn về các chính sách, quản lý xuất nhập khẩu, thuế và các nội dung liên quan khác", ông chia sẻ.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương), bổ sung trong bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump cũng có nhận xét tích cực với Việt Nam. "Đây là tín hiệu tốt để hai bên bắt đầu cuộc trao đổi trong tương lai", ông nói Linh, kỳ vọng các cuộc trao đổi này sẽ đưa ra phương hướng để xử lý vướng mắc giữa hai bên.
Việt Nam tiếp tục tìm hiểu nhu cầu từ phía Mỹ để cung cấp các thông tin, trả lời cho đối tác này. Ông khẳng định quan điểm của Việt Nam khi trao đổi với các đối tác là "mong muốn xây dựng thương mại công bằng". Cùng với đó, Việt Nam cũng thể hiện là đối tác thương mại có trách nhiệm với các nước, sẵn sàng trao đổi, thống nhất để giải quyết vướng mắc trong quan hệ song phương.
"Việc này nhằm hướng tới thương mại hài hòa hơn", ông Linh nói.
Theo số liệu từ Cục Hải Quan, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng trị giá 119,5 tỷ USD và nhập từ thị trường này 15,1 tỷ USD. Ông Linh khẳng định Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Chưa kể, người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng giá rẻ khi hàng Việt Nam xuất sang nước này.
Thực tế, Chính phủ và các bộ ngành đã xử lý hàng loạt các khó khăn của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.
Ba ngày trước, nhà chức trách ban hành Nghị định 73 về hạ thuế MFN với 16 nhóm mặt hàng, trong đó 13 nhóm hàng có lợi thế cho Mỹ. Trong đó, ôtô có 3 dòng xe được giảm thuế gồm xe chở người có khoang hành lý chung và ôtô thể thao dung tích 2.000-2.500 cc; xe sedan 2.000-2.500 cc... Một số mặt hàng gỗ cũng được giảm thuế MFN về 0% từ mức 20% trước đó.
Giữa tháng 3, trong khuôn khổ chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Đặc phái viên của Thủ tướng tại Washington, nhiều thỏa thuận hợp tác trong kinh tế - thương mại giữa doanh nghiệp hai nước đã được ký kết. Đây là những hợp tác quan trọng với tổng giá trị 4,15 tỷ USD nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, theo Bộ Công Thương.
Trước đó, hai bên cũng đã ký các hợp đồng khác trị giá 50,15 tỷ USD tập trung vào mua sắm máy bay, dịch vụ hàng không, khai thác dầu khí, nhập khẩu các sản phẩm lọc hóa dầu. Các bên cũng đàm phán, dự kiến ký kết trong thời gian tới các hợp đồng, thỏa thuận trị giá khoảng 36 tỷ USD. Như vậy, tổng giá trị các thỏa thuận kinh tế, thương mại ký kết giữa các doanh nghiệp hai nước dự kiến triển khai trong giai đoạn từ năm 2025 khoảng 90,3 tỷ USD.
Năm nay, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12%, tương đương 450 tỷ USD. Về mục tiêu này, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Việt Nam chưa phải vội vàng bàn tới việc điều chỉnh chỉ tiêu này.
Thông tin được Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu tại họp báo thường kỳ chiều 4/4. Ông Tân cho rằng cần bình tĩnh, bởi nếu đánh giá về tình hình theo hướng tiêu cực sẽ chưa trọn vẹn.
Ông cho biết điều hành "sẽ có giải pháp kịp thời, xử lý trước khi thuế đối ứng của Mỹ có hiệu lực".
Thuế nhập khẩu đối ứng được Mỹ áp dụng với hơn 180 đối tác thương mại, trong đó khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, từ 9/4.
Việt Nam nằm trong nhóm các nước bị áp mức thuế cao nhất với thuế suất là 46%. Mức thuế này được đưa ra nhằm "đối ứng" với thuế nhập khẩu Việt Nam đang áp với hàng hóa Mỹ, tức là khoảng 90%, theo cách tính của nước này.
Ở góc nhìn tích cực, ông Tân cũng cho rằng Việt Nam có thể tận dụng cơ hội liên quan tới câu chuyện độc lập, tự chủ nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân trả lời tại họp báo, ngày 4/4. Ảnh: Nguyễn Hường
Một ngày sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi Công hàm, đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho hai bên. Bộ này thu xếp cuộc điện đàm giữa hai Bộ trưởng và ở cấp kỹ thuật với các đồng nghiệp tại Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) trong thời gian sớm nhất.
Cuối tuần này, lãnh đạo Chính phủ sẽ sang Mỹ để trao đổi nhiều nội dung liên quan trực tiếp việc áp thuế đối ứng của Mỹ. Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương Việt Nam đã chuẩn bị rất nhiều nội dung phía Mỹ quan tâm để trao đổi, đàm phán. "Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn, cụ thể hơn về các chính sách, quản lý xuất nhập khẩu, thuế và các nội dung liên quan khác", ông chia sẻ.
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Phát triển thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương), bổ sung trong bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump cũng có nhận xét tích cực với Việt Nam. "Đây là tín hiệu tốt để hai bên bắt đầu cuộc trao đổi trong tương lai", ông nói Linh, kỳ vọng các cuộc trao đổi này sẽ đưa ra phương hướng để xử lý vướng mắc giữa hai bên.
Việt Nam tiếp tục tìm hiểu nhu cầu từ phía Mỹ để cung cấp các thông tin, trả lời cho đối tác này. Ông khẳng định quan điểm của Việt Nam khi trao đổi với các đối tác là "mong muốn xây dựng thương mại công bằng". Cùng với đó, Việt Nam cũng thể hiện là đối tác thương mại có trách nhiệm với các nước, sẵn sàng trao đổi, thống nhất để giải quyết vướng mắc trong quan hệ song phương.
"Việc này nhằm hướng tới thương mại hài hòa hơn", ông Linh nói.
Theo số liệu từ Cục Hải Quan, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng trị giá 119,5 tỷ USD và nhập từ thị trường này 15,1 tỷ USD. Ông Linh khẳng định Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương không cạnh tranh trực tiếp, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Chưa kể, người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng giá rẻ khi hàng Việt Nam xuất sang nước này.
Thực tế, Chính phủ và các bộ ngành đã xử lý hàng loạt các khó khăn của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam.
Ba ngày trước, nhà chức trách ban hành Nghị định 73 về hạ thuế MFN với 16 nhóm mặt hàng, trong đó 13 nhóm hàng có lợi thế cho Mỹ. Trong đó, ôtô có 3 dòng xe được giảm thuế gồm xe chở người có khoang hành lý chung và ôtô thể thao dung tích 2.000-2.500 cc; xe sedan 2.000-2.500 cc... Một số mặt hàng gỗ cũng được giảm thuế MFN về 0% từ mức 20% trước đó.
Giữa tháng 3, trong khuôn khổ chuyến công tác của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Đặc phái viên của Thủ tướng tại Washington, nhiều thỏa thuận hợp tác trong kinh tế - thương mại giữa doanh nghiệp hai nước đã được ký kết. Đây là những hợp tác quan trọng với tổng giá trị 4,15 tỷ USD nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, theo Bộ Công Thương.
Trước đó, hai bên cũng đã ký các hợp đồng khác trị giá 50,15 tỷ USD tập trung vào mua sắm máy bay, dịch vụ hàng không, khai thác dầu khí, nhập khẩu các sản phẩm lọc hóa dầu. Các bên cũng đàm phán, dự kiến ký kết trong thời gian tới các hợp đồng, thỏa thuận trị giá khoảng 36 tỷ USD. Như vậy, tổng giá trị các thỏa thuận kinh tế, thương mại ký kết giữa các doanh nghiệp hai nước dự kiến triển khai trong giai đoạn từ năm 2025 khoảng 90,3 tỷ USD.
Năm nay, Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12%, tương đương 450 tỷ USD. Về mục tiêu này, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết Việt Nam chưa phải vội vàng bàn tới việc điều chỉnh chỉ tiêu này.