Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đàm phán vì mức thuế này còn là một công cụ thúc đẩy đối thoại thương mại.
Chúng ta đã và cần tiếp tục thể hiện thiện chí hợp tác bằng cách thành lập nhóm chuyên trách đàm phán và nghiên cứu kỹ lưỡng các cơ sở pháp lý, kinh tế để đưa ra những đề xuất hợp lý.
Lần này, chúng ta cần cải cách có tính cấu trúc, nghĩa là thực sự mở cửa và tạo điều kiện rõ ràng để Hoa Kỳ thấy được thiện chí của Việt Nam.
Cần coi Hoa Kỳ như một đối tác thương mại đặc biệt. Dù chưa có hiệp định thương mại tự do nhưng Việt Nam có thể chủ động áp dụng các chính sách ưu đãi tương tự để thể hiện SỰ TRÂN TRỌNG đối với thị trường này...
vtv.vn
Lịch sử kinh tế Việt Nam đã từng trải qua nhiều cú sốc – từ cấm vận, khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh cho đến những thay đổi chính sách bất ngờ từ đối tác lớn…
Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ này, nếu năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 là cuộc xung đột ngay tại châu Âu, năm 2024 là siêu bão Yagi thì ngay đầu năm 2025 là cú sốc thuế. Nhưng mỗi lần như vậy, chúng ta đều đứng vững, và thậm chí vươn lên mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua.
Thuế quan có thể là một rào cản tạm thời, nhưng không thể ngăn cản được tinh thần sáng tạo, năng lực thích ứng và khát vọng vươn mình của người Việt Nam.
Thế giới vẫn rộng lớn, cơ hội vẫn còn nhiều – và với sự đồng lòng từ chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn thử thách này với tâm thế của một quốc gia, một nền kinh tế ngày càng trưởng thành, bản lĩnh và có trách nhiệm.
Trên tất cả, Việt Nam vẫn luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác, đối thoại. Không có cánh cửa nào thực sự khép lại khi các bên còn giữ được thiện chí và tôn trọng lẫn nhau.
Đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta gửi tới bạn bè quốc tế lúc này.
---
TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế, hai bên còn không gian để đàm phán, để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi
---
Bộ Công Thương
LẬP TỔ CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC, CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ
---
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác. Tổ phó Tổ công tác là Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Thành viên Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo các Bộ, cơ quan:
Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ.
Ngoài ra, thành viên Tổ công tác còn có lãnh đạo các cơ quan liên quan khác do Tổ trưởng quyết định.
---
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác:
Tổ công tác có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, nhất là điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ để chủ động tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp nhằm thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực và các điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ thời gian tới, vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, cục diện đối ngoại thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài cho tăng trưởng và phát triển đất nước; chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan và địa phương để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Tổ chức và hoạt động của Tổ công tác:
Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm theo Quy chế làm việc của Chính phủ, thẩm quyền và quy định pháp luật.
Bộ Công Thương là cơ quan thường trực của Tổ công tác, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan và sử dụng bộ máy hiện có để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Tổ công tác giao, bảo đảm không tăng biên chế của Bộ được cơ quan có thẩm quyền giao.
Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên theo dõi sát tình hình, cập nhật, trao đổi, thông tin, đề xuất, kiến nghị; kịp thời, tổng hợp báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác đối với các vấn đề có liên quan.
Các Bộ, cơ quan liên quan là thành viên Tổ công tác theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên rà soát, kịp thời cung cấp thông tin, đề xuất, kiến nghị gửi Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao để tổng hợp, báo cáo Tổ trưởng Tổ công tác.
Tổ trưởng Tổ công tác xem xét, quyết định việc thành lập Tổ giúp việc (trong trường hợp cần thiết).
Định kỳ thứ ba hằng tuần hoặc theo yêu cầu của Tổ trưởng Tổ công tác, cơ quan thường trực của Tổ công tác tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác về tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tổ công tác tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.