Thường trong 1 chuổi cung ứng thì thằng xưởng với thằng buôn thằng nào giàu hơn

Vậy sao thằng Xiaomi, apple nó giàu hơn thế giới Di động
trong kinh tế thì chia thế này
Bên đặt hàng - bên sản xuất - bên phân phối

Xiaomi thì ko biết chứ apple là bên thiết kế, nắm công nghệ chứ ko phải là sản xuất, có foxconn là bên gia công sản xuất nó làm rồi, rồi cuối cùng là bên phân phối

Apple chính là bên marketing, thiết kế bản quyền công nghệ rồi đặt đơn hàng các cty sản xuất linh kiện

Apple là ăn phần trăm lợi nhuận cao nhất, rồi tiếp đến bên phân phối (bao gồm cả retail, dịch vụ tài chính, logistics, ngân hàng), rồi cuối cùng là bên gia công sản xuất.

sản xuất ăn dày hơn mày
wrong, sản xuất gia công chiếm tỉ lệ lãi ít nhất, cao nhất là bên nghiên cứu, phát triển đặt hàng rồi đến dịch vụ (ngân hàng, logistics, retail), cuối cùng mới đến bên sản xuất gia công
 
Mày có thể tìm hiểu về Smiling Curve của Stan Shih, người sáng lập Acer. Đại loại là trong chuỗi giá trị sản phẩm, thì phần gia công là tạo ra % giá trị/lợi nhuận thấp nhất, còn nghiên cứu sản phẩm và marketing, phân phối, dịch vụ sau bán hàng là cao nhất. Đây cũng là động lực cho những thằng như Acer sau một thời gian gia công cho đám Dell, HP chuyển qua tạo thương hiệu của riêng nó.
Ví dụ như ngành tao đang làm là thời trang da giày, đám brand toàn cầu đều đặt gia công ngoài từ các nhà máy Hàn, Trung, Đài, Việt, ... Sản xuất vừa cực, vừa đông lao động rất phức tạp. Chẳng hạn như Nike có tổng số nhân viên toàn cầu là hơn 83,000 người, trong khi đó 2 thằng gia công mảng giày (độc quyền) lớn nhất cho Nike tại VN là Taekwang Vina và Chang Shin, đều ở Đồng Nai có tổng số lao động đã hơn 70,000. Tại VN, ngành hàng footwear của Nike có hơn chục nhà máy sx thành phẩm độc quyền như vậy (toàn bộ đều là Hàn, Đài, TQ. Ko có 1 thằng Việt Nam nào). Thằng nào cũng có năng lực tốt nhất trong ngành nhưng vẫn dao động từ 10,000 - 40,000 nhân công/nhà máy.Nói như vậy để thấy nếu Nike ôm luôn khâu sản xuất sẽ nảy sinh ra biết bao nhiêu vấn đề không cần thiết.
Mấy thằng mặt hàng tầm trung, phổ thông nhưng vẫn tự xây và vận hành nhà máy hiếm hoi tao biết là Ecco (Đan Mạch), hay New Balance cho các dòng MADE in USA của nó.
Một số thằng cao cấp xa xỉ như Hermes thì sẽ có xưởng riêng của nó. Tao nghĩ vì 3 lí do: (1) Nó bán hàng số lượng ít, giá cao ko dành cho số đông, (2) Quản lý chất lượng, (3) Marketing về nguồn gốc sản phẩm, rõ ràng mấy thằng giàu mua túi Hermes mà nghe được làm từ "Nghệ nhân người Ý, xưởng tại Paris" chắc chắn sẽ thích hơn là làm bởi đám công nhân vàng vẩu ở Bình Dương. Case của thằng New Balance nêu ở trên theo tao cũng liên quan đến yếu tố marketing này, đám nhà máy Hàn Đài dư sức làm chứ chẳng có gì quá cao cấp.
Ngược lại rất nhiều thằng chuyên gia công cũng đang cố gắng tạo ra brand của nó, ví dụ như Esquel (Hong Kong) với nhãn hàng Determinant. Nó phải tham gia vào R&D và Marketing, Retail thì mới gia tăng lợi nhuận được. Mấy thằng gia công từ OEM cố gắng lên ODM cũng là vì vậy.
Note: case Apple ko đúng nhé, thằng gia công cho nó là Foxconn chứ nó ko tự sản xuất.
 
Sửa lần cuối:
Tầm quan trọng của R&D trong chuỗi giá trị thì có lẽ ko cần chứng minh thêm. Về retail: Các nhãn hàng cố gắng tiến vào khúc Retail, chứ ko có thằng nào cần cắn bớt miếng ăn của đám nhà máy gia công cả.
Bằng chứng là các chiến lược Direct To Consumer (DTC), mà mấy thằng top đầu như Nike, Adidas, Puma, ... đang làm. Rõ ràng nó ngon và lời thì thằng Nike mới muốn sút dần thằng Foot Locker, tuy nhiên hiện tại nỗ lực này của Nike đang fail rồi. Ngon nhưng khó xơi lắm.
 
Tầm quan trọng của R&D trong chuỗi giá trị thì có lẽ ko cần chứng minh thêm. Về retail: Các nhãn hàng cố gắng tiến vào khúc Retail, chứ ko có thằng nào cần cắn bớt miếng ăn của đám nhà máy gia công cả.
Bằng chứng là các chiến lược Direct To Consumer (DTC), mà mấy thằng top đầu như Nike, Adidas, Puma, ... đang làm. Rõ ràng nó ngon và lời thì thằng Nike mới muốn sút dần thằng Foot Locker, tuy nhiên hiện tại nỗ lực này của Nike đang fail rồi. Ngon nhưng khó xơi lắm.
M đang làm ở khâu nào trong product cycle vậy, t đang hướng về sx
 
Vậy sao thằng Xiaomi, apple nó giàu hơn thế giới Di động
Đơn giản là sự bảo hộ ở các quốc gia và các hiệp định thương mại.
Apple bán điện thoại ở nhiều quốc gia, gắn mác hàng Mỹ.
Còn thế giới di động kinh doanh doanh thu cao chủ yếu trong nước, mấy năm gần đây còn sang campuchia với indo nhưng là dạng đầu tư sang các quốc gia khác, mất đi ưu thế là công ty ở trong nước.
 
M đang làm ở khâu nào trong product cycle vậy, t đang hướng về sx
T là culi bên cty tư vấn về sx cho ngành may mặc da giày. Các sếp bên t đều có xuất thân là quản lý cấp cao từ Nike, Adidas quản từ vài đến vài chục nhà máy tier 1 ở VN. Anh chị em họ hàng t cũng có cái duyên làm cho nhãn hàng khác nhau rất nhiều, nên t có dịp học hỏi thôi.
 
Vậy sao thằng Xiaomi, apple nó giàu hơn thế giới Di động
Vãi lol mày so sánh công ty toàn cầu với thằng buôn nhỏ lẻ .
Tầm quan trọng của R&D trong chuỗi giá trị thì có lẽ ko cần chứng minh thêm. Về retail: Các nhãn hàng cố gắng tiến vào khúc Retail, chứ ko có thằng nào cần cắn bớt miếng ăn của đám nhà máy gia công cả.
Bằng chứng là các chiến lược Direct To Consumer (DTC), mà mấy thằng top đầu như Nike, Adidas, Puma, ... đang làm. Rõ ràng nó ngon và lời thì thằng Nike mới muốn sút dần thằng Foot Locker, tuy nhiên hiện tại nỗ lực này của Nike đang fail rồi. Ngon nhưng khó xơi lắm.
Chuẩn , tao cũng đang làm mảng vlxd , mẹ làm sản xuất cực như chó , từ chính quyền hành đến an toàn lao động , cũng tập toẹ bán thẳng đến khách mới thấy mảng thương mại ăn dày như thế nào , tao biên độ lãi 15% mà thương mại nó tầm 3-40%
 
trong kinh tế thì chia thế này
Bên đặt hàng - bên sản xuất - bên phân phối

Xiaomi thì ko biết chứ apple là bên thiết kế, nắm công nghệ chứ ko phải là sản xuất, có foxconn là bên gia công sản xuất nó làm rồi, rồi cuối cùng là bên phân phối

Apple chính là bên marketing, thiết kế bản quyền công nghệ rồi đặt đơn hàng các cty sản xuất linh kiện

Apple là ăn phần trăm lợi nhuận cao nhất, rồi tiếp đến bên phân phối (bao gồm cả retail, dịch vụ tài chính, logistics, ngân hàng), rồi cuối cùng là bên gia công sản xuất.


wrong, sản xuất gia công chiếm tỉ lệ lãi ít nhất, cao nhất là bên nghiên cứu, phát triển đặt hàng rồi đến dịch vụ (ngân hàng, logistics, retail), cuối cùng mới đến bên sản xuất gia công
Tuy ăn lãi ít nhất nhưng trong 1 chuỗi cung ứng thì tầm quan trọng của nó lại là hàng top đầu, nhất là đối với mấy công ty công nghệ. Nói chung việc lãi ít lãi nhiều trong 1 chuỗi cung ứng chỉ là 1 yếu tố nhỏ khi xét đến bức tranh tổng thể.
 
T là culi bên cty tư vấn về sx cho ngành may mặc da giày. Các sếp bên t đều có xuất thân là quản lý cấp cao từ Nike, Adidas quản từ vài đến vài chục nhà máy tier 1 ở VN. Anh chị em họ hàng t cũng có cái duyên làm cho nhãn hàng khác nhau rất nhiều, nên t có dịp học hỏi thôi.
Mày làm mer hử
 
Lãi nhiều nhất là bán lẻ hàng hoá, nhưng lại là khâu khó xơi nhất - bao áp dụng cho toàn bộ các mặt hàng tính theo sản phẩm đơn lẻ. Nhìn đếm cua trong hang thì dễ nhưng có bán được hay không mới là vấn đề, hay cứ đi buôn lại bán hàng thanh lý thì bó tay.

Trong sx thì có r&d nữa. Nói chung là khá khó để xđ thằng nào lời nhiều hơn, trong kinh doanh thì thằng nào chiếm ưu thế thằng đó lãi nhiều hơnz
 
Sửa lần cuối:
Mày có thể tìm hiểu về Smiling Curve của Stan Shih, người sáng lập Acer. Đại loại là trong chuỗi giá trị sản phẩm, thì phần gia công là tạo ra % giá trị/lợi nhuận thấp nhất, còn nghiên cứu sản phẩm và marketing, phân phối, dịch vụ sau bán hàng là cao nhất. Đây cũng là động lực cho những thằng như Acer sau một thời gian gia công cho đám Dell, HP chuyển qua tạo thương hiệu của riêng nó.
Ví dụ như ngành tao đang làm là thời trang da giày, đám brand toàn cầu đều đặt gia công ngoài từ các nhà máy Hàn, Trung, Đài, Việt, ... Sản xuất vừa cực, vừa đông lao động rất phức tạp. Chẳng hạn như Nike có tổng số nhân viên toàn cầu là hơn 83,000 người, trong khi đó 2 thằng gia công mảng giày (độc quyền) lớn nhất cho Nike tại VN là Taekwang Vina và Chang Shin, đều ở Đồng Nai có tổng số lao động đã hơn 70,000. Tại VN, ngành hàng footwear của Nike có hơn chục nhà máy sx thành phẩm độc quyền như vậy (toàn bộ đều là Hàn, Đài, TQ. Ko có 1 thằng Việt Nam nào). Thằng nào cũng có năng lực tốt nhất trong ngành nhưng vẫn dao động từ 10,000 - 40,000 nhân công/nhà máy.Nói như vậy để thấy nếu Nike ôm luôn khâu sản xuất sẽ nảy sinh ra biết bao nhiêu vấn đề không cần thiết.
Mấy thằng mặt hàng tầm trung, phổ thông nhưng vẫn tự xây và vận hành nhà máy hiếm hoi tao biết là Ecco (Đan Mạch), hay New Balance cho các dòng MADE in USA của nó.
Một số thằng cao cấp xa xỉ như Hermes thì sẽ có xưởng riêng của nó. Tao nghĩ vì 3 lí do: (1) Nó bán hàng số lượng ít, giá cao ko dành cho số đông, (2) Quản lý chất lượng, (3) Marketing về nguồn gốc sản phẩm, rõ ràng mấy thằng giàu mua túi Hermes mà nghe được làm từ "Nghệ nhân người Ý, xưởng tại Paris" chắc chắn sẽ thích hơn là làm bởi đám công nhân vàng vẩu ở Bình Dương. Case của thằng New Balance nêu ở trên theo tao cũng liên quan đến yếu tố marketing này, đám nhà máy Hàn Đài dư sức làm chứ chẳng có gì quá cao cấp.
Ngược lại rất nhiều thằng chuyên gia công cũng đang cố gắng tạo ra brand của nó, ví dụ như Esquel (Hong Kong) với nhãn hàng Determinant. Nó phải tham gia vào R&D và Marketing, Retail thì mới gia tăng lợi nhuận được. Mấy thằng gia công từ OEM cố gắng lên ODM cũng là vì vậy.
Note: case Apple ko đúng nhé, thằng gia công cho nó là Foxconn chứ nó ko tự sản xuất.
b5b88f591728cbb069577c41f57acefbdong-200k-tien-dien-phai-xem-the-nay-moi-dang.jpg
 
Trong 3 khu vực thiết kế/sáng tạo, thương mại, sản xuất thì thiết kế là có tỷ lệ lãi cao nhất, sản xuất lãi thấp nhất.
Mô hình chung của các công ty lớn đều chỉ làm 1 khu vực ví dụ như Apple làm thiết kế, giao foxcom gia công sản xuất rồi chuyển hàng cho đại lý/nhà phân phối kiểu như thế giới di động để bán hàng.
Tuy nhiên theo xu hướng online hoá hiện nay thì ngoại trừ ngành fmcg và các sản phẩm liên quan đến lắp đặt thì khâu thương mại/trung gian đang dần bị loại bỏ, các hãng thiết kế vẫn đặt hàng sản xuất nhưng sẽ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng chứ ko qua kênh đại lý nữa.
 

Có thể bạn quan tâm

Top