đấy là thời đó dân chúng ăn uống khổ sở , lính cũng bị đói rét nên châu bị lôi ra xử bắn , thời nay dân giàu có đến tầm trẻ con 15 tuổi chạy sh cầm 12prm ăn uống nhà hàng sang chảnh thì bộ trưởng phải ăn bánh mì mới vừa lòng bọn mày à
Ơ, cái thằng... ăn nói hàm hồ, phát biểu cuồng ngôn.
Năm tháng trôi qua, những lời dạy, lời căn dặn của Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí vẫn là “nhiệm vụ cấp bách, phải giáo dục lại cán bộ, đảng viên và nhân dân chúng ta”.
Theo Hồ Chí Minh, thực hành cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đạo đức cách mạng, như là:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Người đã chỉ ra một cách cụ thể tiết kiệm là gì? Vì sao phải tiết kiệm? ai cần tiết kiệm? và rằng
“cần với kiệm phải đi đôi với nhau”. Cần mà không kiệm thì cũng giống như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào chảy ra chừng ấy, không lại hoàn không”. Trên thực tế, một dân tộc, một tổ chức, đơn vị hay một gia đình biết cần, kiệm, biết liêm là một nơi giầu có về vật chất, mạnh mẽ về tinh thần; là một nơi văn minh tiến bộ. Nếu mỗi người đều gương mẫu tiết kiệm thì của cải dần dư thừa. Một người như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ sẽ bớt được một số tiền đáng kể, lấy ở mồ hôi nước mắt dân nghèo mà ra. Người dạy:
“Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, khi không cần tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là tiết kiệm”
Trong cuộc sống hàng ngày, Bác đều “không một chút riêng tư”, không giành cho mình một sự ưu đãi nào. Điều đó không chỉ thể hiện trong tác phong, lối sống mà còn thể hiện trong tác phong làm việc có kế hoạch và khoa học; trong việc sử dụng cán bộ.
Từ việc ăn ở, sinh hoạt, hội nghị, tiếp khách đến việc đi công tác, thăm hỏi động viên phong trào, Bác đều thể hiện rất rõ tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí xa hoa, vì theo Bác, đó cũng là tội ác, một thứ giặc nội xâm vì nó rất dễ dẫn đến chủ nghĩa cá nhân, đến bệnh ích kỷ, hẹp hòi.
(TG) - Năm tháng trôi qua, những lời dạy, lời căn dặn của Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí vẫn là “nhiệm vụ cấp bách, phải giáo dục lại cán bộ, đảng viên và nhân dân chúng ta”.
tuyengiao.vn
6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân
- Đối với tự mình phải: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
- Đối với đồng sự phải: Thân Ái Giúp Đỡ
- Đối với Chính phủ phải: Tuyệt Đối Trung Thành
- Đối với nhân dân phải: Kính Trọng Lễ Phép
- Đối với công việc phải: Tận Tụy
- Đối với địch phải: Cương Quyết, Khôn Khéo.
Trích Thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu XII của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/3/1948.
10 điều kỷ luật của công an nhân dân Việt Nam
Điều 1: Không có lời nói, hành động xâm hại đến Tổ quốc Việt Nam, đến uy tín của Đảng ******** Việt Nam, đến sự vững mạnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến danh dự và truyền thống của CAND Việt Nam.
Điều 2: Nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh CAND. Sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Điều 3: Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về giữ bí mật của Đảng, Nhà nước và CAND.
Điều 4: Trung thực, thẳng thắn, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh. Không che giấu, báo cáo sai sự thật với tổ chức Đảng, Nhà nước và CAND.
Điều 5: Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện. Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân.
Điều 6: Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng; thực hiện cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Không lợi dụng danh nghĩa, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Không tham ô,
lãng phí, đưa hoặc nhận hối lộ dưới bất kì hình thức nào,
gương mẫu thực hiện nếp sống văn hoá.
....


