Tao thắc mắc trường hợp Đặng Tiểu Bình, ko có chức vụ TBT sao vấn là người quyền lực nhất nhỉ
thời đó, Cảng Tầu nó có tận 2 hệ thống quyền lực cơ.
- uỷ ban cố vấn đóng vai trò là Thái Thượng Hoàng, Đặng lùn là chủ nhiệm, dưới là các phó chủ nhiệm, uỷ viên thường trực, ban này có gần 200 uỷ viên.
- Hoàng đế: tổng bí thư, uvien bộ chính trị, uỷ viên trung ương Cảng.
tổng bí thư và bộ chính trị họp xong thì sang báo cáo và xin ý kiến từ Đặng.
Cái hệ thống này giúp cho Đặng đường hoàng chỉ đạo và điều hành đất nước. Th nào dám bật thì Đặng còn có quân đội - chủ tịch quân uỷ .
Vụ Thiên An Môn 89, bản chất là tổng bí thư Triệu tử Dương muốn lật ghế của Đặng đó, bề ngoài là Triệu muốn đẩy mạnh cải cách sâu rộng hơn nữa, ko dừng lại ở đường lối cải cách có chừng mực của Đặng. Ban đầu, Triệu lợi dụng đám trí thức, sinh viên gây sức ép, đứng đằng sau giật dây họ. Không ngờ bị mất kiểm soát, Triệu mất quyền khống chế ,ko thể khuyên đám biểu tình này được nữa. Thiên An Môn thì sinh viên trí thức chỉ đóng vai trò nạn nhân thôi, bản chất là cuộc đối đầu giữa 2 thế lực chính trị. Sau khi đàn áp bằng xe tăng thì chính trị Tầu không còn kiểu đấu đá nhau bằng cách lợi dụng dư luận và xã hội nữa. Trước đó cũng có vụ biểu tình Thiên An Môn vào 1976, do chính Đặng lùn giật dây.