8Lake
Giang hồ mạng 5.0
Tôi cho rằng Thích Ca Mâu Ni không phải là một bậc phi thường, tối cao trong phật giáo
Nếu ông toàn tri, toàn giác, biết trước quá khứ và tương lai thì ông đã có thể đoán trước những thảm hoạ xảy ra, ông sẽ không bị ngộ độc khi ăn, và cũng sẽ tránh được việc chia bè kết phái, tam sao thất bản từ lời ông nói. Hay là biết nhưng bất lực? Thế khác gì không biết? Nhưng cũng có thông tin rằng Thích Ca Mâu Ni đã từng nói rằng trong quá khứ, hiện tại hay tương lai không có một Sa môn (đạo sĩ, người xuất gia) hay Bà La Môn nào mà trong một thời thấy hết tất cả. Nếu câu này đúng, không thể nào Thích Ca Mâu Ni chứng được nhất thiết kiến và trở thành Như Lai được.
Và từ "Như Lai" là từ chỉ thân phận không phải là một chức danh để mà có thể đạt được. Như Lai khi dịch ra tiếng phạn là तथागत (tathāgata) có nghĩa là người đến từ cõi chân như. Cho dù Thích Ca Mâu Ni có tu cả 1 tỷ năm, vạn kiếp, thì ông vẫn là ông, vẫn là chúng sinh trong cái thế giới này không thể thay đổi. Hoặc nếu tất cả chúng ta đều không phải từ thế giới này mà ra và đều đến từ chân như, niết bàn gì đó thì từ Như Lai có gì đặc biệt?
Ông hay nhắc đến từ pháp, và từ này không phải chỉ mỗi ông dùng mà còn trong tôn giáo, các học giả thời bấy giờ. Pháp (Dhamma, dharma) có nghĩa là quy luật tự nhiên, từ này nghĩa rất giống với từ khoa học. Và trong suốt cuộc đời tuyên thuyết của ông có cái nào giảng giải về quy luật của tự nhiên, về khoa học hay không? Tôi thấy ông dường như chỉ đang nói về các vấn đề xoay quanh "Như Lai" và không trực tiếp bàn đến Pháp hay Khoa học. Khoa học hiện nay có ưu thế vượt trội mà Phật giáo không thể nào thay thế được vì vốn dĩ Thích Ca Mâu Ni có nói gì về Pháp hay Khoa học đâu. Ông nói rằng Như Lai thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện mà không nói rằng sơ thiện, trung thiện, hậu thiện là nói về cái gì cả. Và vào lúc cuối đời, chính Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng mình chưa hề thuyết pháp, đây là câu minh chứng rằng ông không phải Như Lai.
Nếu Thích Ca Mâu Ni là Như Lai thì đáng lẽ đã có thể khiến thời đại của ông sống trở nên huy hoàng, rực rỡ. Nhưng thực tế thì sao? Ngay khi ông mất, đã có chia rẽ, lục đục nội bộ và những lời giáo huấn của ông bị biến tấu, tam sao thất bản. Ông đã không thể thay đổi đất nước của ông trở thành một vùng đất thịnh vượng, hay vùng đất mang lại ánh sáng cho thế giới. Những lời của ông đã bị mai một trước khi thế giới huy hoàng xảy ra.
Tôi muốn khẳng định rằng Như Lai mà Thích Ca Mâu Ni nói không phải là ông, mà có thể đó là một người khác xuất hiện ở tương lai. Nếu từ Như Lai là đang nói đến ông, thì sao không dùng từ ta, có giống làm màu quá không?
Bạn, nếu là một người tin tưởng phật giáo hiện nay thì có gì để phản biện lại tôi không? Hay có ai cũng nghĩ rằng Thích Ca Mâu Ni không là Như Lai, bậc tối cao mà ông chỉ đang nói về một người khác hay không?
Nếu ông toàn tri, toàn giác, biết trước quá khứ và tương lai thì ông đã có thể đoán trước những thảm hoạ xảy ra, ông sẽ không bị ngộ độc khi ăn, và cũng sẽ tránh được việc chia bè kết phái, tam sao thất bản từ lời ông nói. Hay là biết nhưng bất lực? Thế khác gì không biết? Nhưng cũng có thông tin rằng Thích Ca Mâu Ni đã từng nói rằng trong quá khứ, hiện tại hay tương lai không có một Sa môn (đạo sĩ, người xuất gia) hay Bà La Môn nào mà trong một thời thấy hết tất cả. Nếu câu này đúng, không thể nào Thích Ca Mâu Ni chứng được nhất thiết kiến và trở thành Như Lai được.
Và từ "Như Lai" là từ chỉ thân phận không phải là một chức danh để mà có thể đạt được. Như Lai khi dịch ra tiếng phạn là तथागत (tathāgata) có nghĩa là người đến từ cõi chân như. Cho dù Thích Ca Mâu Ni có tu cả 1 tỷ năm, vạn kiếp, thì ông vẫn là ông, vẫn là chúng sinh trong cái thế giới này không thể thay đổi. Hoặc nếu tất cả chúng ta đều không phải từ thế giới này mà ra và đều đến từ chân như, niết bàn gì đó thì từ Như Lai có gì đặc biệt?
Ông hay nhắc đến từ pháp, và từ này không phải chỉ mỗi ông dùng mà còn trong tôn giáo, các học giả thời bấy giờ. Pháp (Dhamma, dharma) có nghĩa là quy luật tự nhiên, từ này nghĩa rất giống với từ khoa học. Và trong suốt cuộc đời tuyên thuyết của ông có cái nào giảng giải về quy luật của tự nhiên, về khoa học hay không? Tôi thấy ông dường như chỉ đang nói về các vấn đề xoay quanh "Như Lai" và không trực tiếp bàn đến Pháp hay Khoa học. Khoa học hiện nay có ưu thế vượt trội mà Phật giáo không thể nào thay thế được vì vốn dĩ Thích Ca Mâu Ni có nói gì về Pháp hay Khoa học đâu. Ông nói rằng Như Lai thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện mà không nói rằng sơ thiện, trung thiện, hậu thiện là nói về cái gì cả. Và vào lúc cuối đời, chính Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng mình chưa hề thuyết pháp, đây là câu minh chứng rằng ông không phải Như Lai.
Nếu Thích Ca Mâu Ni là Như Lai thì đáng lẽ đã có thể khiến thời đại của ông sống trở nên huy hoàng, rực rỡ. Nhưng thực tế thì sao? Ngay khi ông mất, đã có chia rẽ, lục đục nội bộ và những lời giáo huấn của ông bị biến tấu, tam sao thất bản. Ông đã không thể thay đổi đất nước của ông trở thành một vùng đất thịnh vượng, hay vùng đất mang lại ánh sáng cho thế giới. Những lời của ông đã bị mai một trước khi thế giới huy hoàng xảy ra.
Tôi muốn khẳng định rằng Như Lai mà Thích Ca Mâu Ni nói không phải là ông, mà có thể đó là một người khác xuất hiện ở tương lai. Nếu từ Như Lai là đang nói đến ông, thì sao không dùng từ ta, có giống làm màu quá không?
Bạn, nếu là một người tin tưởng phật giáo hiện nay thì có gì để phản biện lại tôi không? Hay có ai cũng nghĩ rằng Thích Ca Mâu Ni không là Như Lai, bậc tối cao mà ông chỉ đang nói về một người khác hay không?