Tổng Biên tập Tạp chí ******** Việt Nam Việt-Trung phải đẩy mạnh hợp tác khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa đang chịu áp lực ngược dòng

Don Jong Un

Trai thôn
NATO
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ thông qua việc áp thuế quan bổ sung đối với các nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn với Mỹ như Trung Quốc, Việt Nam và EU. Tuy nhiên, biện pháp này liệu có giúp nước Mỹ “vĩ đại trở lại” hay không vẫn là điều khiến đa số mọi người nghi ngờ, trong khi đó việc này lại gây tổn hại nghiêm trọng đến trật tự kinh tế thế giới và tạo ra những tác động mang tính phá hoại đối với nền kinh tế toàn cầu. Trước cách làm đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa của Mỹ, việc các quốc gia liên quan cần ứng phó như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà kinh tế toàn cầu. Nhân dịp này, chúng tôi đã mời PGS, TS Vũ Văn Phúc, Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí ******** Việt Nam, nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam viết bài bình luận mang tựa đề “Hai nước Việt-Trung phải đẩy mạnh hợp tác khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa đang chịu áp lực ngược dòng” để chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
1745828889568_967.jpg


PGS, TS Vũ Văn Phúc, Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí ******** Việt Nam, nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam

Chính sách áp thuế bổ sung của Mỹ gần đây, tựa như một cơn bão bất ngờ, không chỉ làm rung chuyển nền móng của hệ thống thương mại quốc tế, mà còn đặt Việt Nam và Trung Quốc – hai quốc gia láng giềng có mối liên kết kinh tế chặt chẽ – trước những thử thách chưa từng có. Là một người nghiên cứu kinh tế Việt Nam luôn quan tâm quan hệ kinh tế hai nước Việt-Trung, tôi hiểu rõ rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang chịu áp lực ngược dòng, chỉ có việc đẩy mạnh hợp tác khu vực, mở rộng thị trường ra nhiều khu vực khác trên toàn cầu và tái tạo sức bật kinh tế, mới có thể chống đỡ rủi ro từ bên ngoài, tạo ra sự thịnh vượng bền vững cho nhân dân hai nước.

Chính sách áp thuế của Mỹ, bề ngoài mang danh nghĩa “bảo vệ ngành công nghiệp nội địa”, thực chất đã làm đảo lộn phân công lao động quốc tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam, với vai trò là một nền kinh tế mới nổi, những năm gần đây đã tiếp nhận lượng lớn năng lực sản xuất chuyển dịch từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình này không đơn thuần là mối quan hệ thay thế. Chuỗi cung ứng của hai nước thực chất là một mạng lưới cộng sinh “trong bạn có tôi, trong tôi có bạn”. Ví dụ, một phần đáng kể linh kiện điện tử cho các nhà máy lắp ráp tại Việt Nam đến từ Trung Quốc, nguyên liệu dệt may cũng nhập khẩu từ Trung Quốc với tỷ lệ khá lớn. Khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải gánh chịu áp lực tăng chi phí nguyên liệu nhập khẩu; còn khi Mỹ chuyển mục tiêu sang các mặt hàng như tấm pin mặt trời hay đồ gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, các nhà máy do nhà đầu tư Trung Quốc xây dựng lại đối mặt với tình trạng đơn hàng teo tóp. Hiệu ứng dây chuyền này phơi bày một sự thật: trong hệ thống sản xuất toàn cầu hóa, trong chuỗi cung ứng toàn cầu, bất kỳ biện pháp trừng phạt đơn phương nào cũng sẽ trở thành “boomerang”, cuối cùng làm tổn thương chính nước áp đặt, đồng thời khiến các nền kinh tế quy mô vừa và nhỏ gánh chịu hậu quả không cân xứng.

Trước thách thức chung, Việt Nam và Trung Quốc cần chung tay xây dựng một hệ sinh thái kinh tế có khả năng chống chịu cao hơn bao giờ hết. Điều này trước hết thể hiện qua “kết nối cứng” về cơ sở hạ tầng, như quy hoạch đường sắt cao tốc Hà Nội - Nam Ninh, nâng cấp số hóa các cửa khẩu thông minh xuyên biên giới... Những dự án này không chỉ là sự kết nối không gian địa lý, mà còn là huyết mạch cho sự phối hợp chuỗi cung ứng. Khi các khu công nghiệp ở Tây Nam Trung Quốc và các khu công nghiệp tại Bắc Việt Nam hình thành “vòng tròn cung ứng hai giờ”, khi công nghệ 5G được ứng dụng vào hệ thống theo dõi logistics xuyên biên giới, các yếu tố sản xuất của hai nước sẽ lưu chuyển hiệu quả hơn.

Số liệu cho thấy, năm 2024, lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu hỏa Trung - Việt đạt 19.670 TEU, tăng hơn 11 lần so với cùng kỳ, chứng minh kết nối hạ tầng đang mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, xây dựng phần cứng chỉ là khởi đầu. Hợp tác sâu hơn đòi hỏi "kết nối mềm" về thể chế. Trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hai nước có thể nghiên cứu thí điểm hệ thống chứng nhận xuất xứ thống nhất, khi sản phẩm hàng hóa sử dụng nguyên, vật liệu của nhau với tỷ lệ lớn, thiết lập cơ chế tin cậy cho luồng dữ liệu xuyên biên giới, thậm chí thí điểm ứng dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán thương mại biên giới. Những nỗ lực này sẽ phá vỡ ranh giới truyền thống của hợp tác kinh tế, mở ra mô hình mới cho liên kết khu vực.

Trên con đường chống lại chủ nghĩa đơn phương, hợp tác Trung - Việt không nên dừng lại ở cấp độ song phương. Là thành viên quan trọng của ASEAN, Việt Nam có thể cùng Trung Quốc thúc đẩy nâng cấp tiêu chuẩn của RCEP, đưa các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh vào hệ thống quy tắc. Khi hai bên đạt được đồng thuận trong quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới hay chứng nhận tiêu chuẩn carbon trung tính, những thực tiễn “đa phương thu nhỏ” này sẽ dần hình thành giải pháp quản trị khu vực bao trùm hơn. Chẳng hạn, mô hình “thông quan một cửa” tại các khu kinh tế cửa khẩu Việt - Trung đã trở thành bài học cho khu vực tăng trưởng phía Đông ASEAN; sự phân công trong chuỗi sản xuất pin mặt trời – Trung Quốc cung cấp công nghệ wafer, Việt Nam đảm nhận lắp ráp tế bào – đang định hình lại bản đồ chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á. Mô hình hợp tác này chứng minh rằng, các nước đang phát triển hoàn toàn có thể phá vỡ rào cản kỹ thuật thông qua bổ sung lợi thế cho nhau, thay vì thụ động chấp nhận cấu trúc hiện có của chuỗi giá trị toàn cầu.

Dĩ nhiên, con đường hợp tác không bao giờ bằng phẳng. Hai nước cần xử lý khéo léo khác biệt trong nhu cầu phát triển, như thiết lập cơ chế đàm phán linh hoạt về cân bằng thương mại nông sản hay quản lý lao động xuyên biên giới. Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam giữ vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc tại ASEAN. Mối quan hệ hợp tác lẫn nhau này đòi hỏi cả hai nước phải vượt qua những tính toán ngắn hạn bằng tầm nhìn dài hạn.

Lịch sử cho thấy, chủ nghĩa bảo hộ chưa bao giờ thực sự giải quyết được mất cân bằng kinh tế, mà chỉ đẩy thế giới vào vòng xoáy nghi kỵ và đối đầu. Ngày nay, những kinh nghiệm hợp tác xuyên biên giới mà Việt – Trung tích lũy đang mở ra lựa chọn khác cho các quốc gia phương Nam: xây dựng chuỗi cung ứng tự chủ thông qua đổi mới liên kết khu vực, chống chọi cú sốc chính sách ngoại vi bằng thí điểm công nhận quy tắc chung, tăng cường sức mạnh mới thông qua các dự án thiết thực hài hòa, hai bên cùng có lợi. Khi đám mây đơn phương vẫn còn bao trùm, con đường hợp tác này dẫu gian nan, nhưng cuối cùng sẽ hướng đến một tương lai kinh tế toàn cầu bao dung và bền vững hơn
 

Có thể bạn quan tâm

Top