đéo có hình chó nó tin
Địt Bùng Đạo Tổ
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tái áp thuế đối ứng trong 2–3 tuần tới, nhắm vào các quốc gia chưa đạt được thỏa thuận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh tại Nhà Trắng ở Washington ngày 31/1/2025. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Đài CNN của Mỹ tối 23/4, theo giờ địa phương, cho biết cùng ngày, Tổng thống nước này, ông Donald Trump nói rằng ông có thể tái áp đặt các mức thuế đối ứng đối với một số quốc gia trong vòng sớm nhất là 2 - 3 tuần tới - một động thái có thể làm căng thẳng cuộc chiến thương mại toàn cầu vốn đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ và thế giới.
Phát biểu tại một buổi lễ ở Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ông Trump nói: “Cuối cùng, tôi nghĩ điều sẽ xảy ra là chúng ta sẽ đạt được những thỏa thuận tuyệt vời, và nhân tiện nói luôn, nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận với một công ty hoặc một quốc gia nào đó, thì chúng ta sẽ áp thuế”.
Về thời gian áp thuế đối ứng trở lại, ông Trump cho biết: “Tôi nghĩ trong vài tuần tới thôi, đúng không? Tôi nghĩ vậy. Trong vòng hai đến ba tuần tới, chúng tôi sẽ công bố con số”.
Ngày 2/4, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp áp thuế quan đối ứng đối với hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cơ bản được đặt ở mức 10% và các mức cao hơn được áp dụng đối với 57 quốc gia dựa trên mức thâm hụt thương mại của Mỹ với từng nước.
Ngày 9/4, ông Trump tuyên bố sẽ chỉ áp mức thuế cơ bản 10% trong vòng 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia chưa trả đũa và đã đề nghị đàm phán, ngoại trừ Trung Quốc. Khi cuộc chiến thương mại leo thang, mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đã tăng lên 145%, trong khi Trung Quốc áp mức thuế 125% lên hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 16/4, chính phủ Mỹ cho biết hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào nước này phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245%.
Việc tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng quy mô lớn này nhằm tạo cơ hội cho các quốc gia đàm phán với chính quyền Mỹ. Các quan chức chính quyền Trump cho biết khoảng 90 đến 100 quốc gia đã bày tỏ thiện chí đàm phán, tạo ra một thách thức vô cùng lớn cho các nhà đàm phán thương mại trong việc chạy đua với thời gian để đạt được các cam kết mới.
Hiện vẫn chưa rõ mức thuế mới mà ông Trump sẽ áp đặt đối với các quốc gia không đạt được thỏa thuận với Mỹ trong những tuần tới sẽ là gì và liệu các mức thuế mới này có thay thế vĩnh viễn các mức thuế đối ứng đang bị tạm hoãn hay chỉ là biện pháp tạm thời trong quá trình đàm phán tiếp tục.
Trong lúc chờ đợi, Mỹ hiện vẫn duy trì mức thuế phổ thông 10% đối với hầu hết mọi mặt hàng nhập khẩu, cùng với các mức thuế cao hơn đối với một số hàng hóa cụ thể.
Lập trường thay đổi liên tục của ông Trump về thuế quan đã gây ra sự bất ổn nghiêm trọng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó cũng đã làm rung chuyển thị trường, khiến cổ phiếu và tài sản Mỹ lao dốc. Dù thị trường chứng khoán đã phục hồi trong hai ngày gần đây, chỉ số S&P 500 vẫn bốc hơi 7 nghìn tỷ USD giá trị kể từ mức cao kỷ lục hồi giữa tháng Hai.
Nhiều tổ chức lớn đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu khi các mức thuế nhập khẩu mà ông Trump áp đặt đe dọa tái định hình thương mại toàn cầu và làm dịch chuyển các dòng vốn trên khắp thế giới.
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR), trong đó nhấn mạnh các tuyên bố áp thuế và cả những tuyên bố tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm tăng đáng kể rủi ro đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.
IMF công bố GFSR tại Hội nghị thường niên mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF đang diễn ra ở thủ đô Washington, D.C, của Mỹ. Trong báo cáo, định chế tài chính này nhấn mạnh các kế hoạch thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump "đã gây ra một đợt bất ổn về chính sách". Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc công bố các biện pháp áp thuế trả đũa.
Trong bối cảnh đó, các tác giả của GFSR nhận thấy rằng "rủi ro đối với sự ổn định tài chính toàn cầu đã tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và tình hình bất ổn kinh tế gia tăng".

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh tại Nhà Trắng ở Washington ngày 31/1/2025. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Đài CNN của Mỹ tối 23/4, theo giờ địa phương, cho biết cùng ngày, Tổng thống nước này, ông Donald Trump nói rằng ông có thể tái áp đặt các mức thuế đối ứng đối với một số quốc gia trong vòng sớm nhất là 2 - 3 tuần tới - một động thái có thể làm căng thẳng cuộc chiến thương mại toàn cầu vốn đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ và thế giới.
Phát biểu tại một buổi lễ ở Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ông Trump nói: “Cuối cùng, tôi nghĩ điều sẽ xảy ra là chúng ta sẽ đạt được những thỏa thuận tuyệt vời, và nhân tiện nói luôn, nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận với một công ty hoặc một quốc gia nào đó, thì chúng ta sẽ áp thuế”.
Về thời gian áp thuế đối ứng trở lại, ông Trump cho biết: “Tôi nghĩ trong vài tuần tới thôi, đúng không? Tôi nghĩ vậy. Trong vòng hai đến ba tuần tới, chúng tôi sẽ công bố con số”.
Ngày 2/4, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp áp thuế quan đối ứng đối với hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cơ bản được đặt ở mức 10% và các mức cao hơn được áp dụng đối với 57 quốc gia dựa trên mức thâm hụt thương mại của Mỹ với từng nước.
Ngày 9/4, ông Trump tuyên bố sẽ chỉ áp mức thuế cơ bản 10% trong vòng 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia chưa trả đũa và đã đề nghị đàm phán, ngoại trừ Trung Quốc. Khi cuộc chiến thương mại leo thang, mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đã tăng lên 145%, trong khi Trung Quốc áp mức thuế 125% lên hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 16/4, chính phủ Mỹ cho biết hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào nước này phải đối mặt với mức thuế quan lên đến 245%.
Việc tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng quy mô lớn này nhằm tạo cơ hội cho các quốc gia đàm phán với chính quyền Mỹ. Các quan chức chính quyền Trump cho biết khoảng 90 đến 100 quốc gia đã bày tỏ thiện chí đàm phán, tạo ra một thách thức vô cùng lớn cho các nhà đàm phán thương mại trong việc chạy đua với thời gian để đạt được các cam kết mới.
Hiện vẫn chưa rõ mức thuế mới mà ông Trump sẽ áp đặt đối với các quốc gia không đạt được thỏa thuận với Mỹ trong những tuần tới sẽ là gì và liệu các mức thuế mới này có thay thế vĩnh viễn các mức thuế đối ứng đang bị tạm hoãn hay chỉ là biện pháp tạm thời trong quá trình đàm phán tiếp tục.
Trong lúc chờ đợi, Mỹ hiện vẫn duy trì mức thuế phổ thông 10% đối với hầu hết mọi mặt hàng nhập khẩu, cùng với các mức thuế cao hơn đối với một số hàng hóa cụ thể.
Lập trường thay đổi liên tục của ông Trump về thuế quan đã gây ra sự bất ổn nghiêm trọng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó cũng đã làm rung chuyển thị trường, khiến cổ phiếu và tài sản Mỹ lao dốc. Dù thị trường chứng khoán đã phục hồi trong hai ngày gần đây, chỉ số S&P 500 vẫn bốc hơi 7 nghìn tỷ USD giá trị kể từ mức cao kỷ lục hồi giữa tháng Hai.
Nhiều tổ chức lớn đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu khi các mức thuế nhập khẩu mà ông Trump áp đặt đe dọa tái định hình thương mại toàn cầu và làm dịch chuyển các dòng vốn trên khắp thế giới.
Ngày 22/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR), trong đó nhấn mạnh các tuyên bố áp thuế và cả những tuyên bố tạm hoãn áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm tăng đáng kể rủi ro đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.
IMF công bố GFSR tại Hội nghị thường niên mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF đang diễn ra ở thủ đô Washington, D.C, của Mỹ. Trong báo cáo, định chế tài chính này nhấn mạnh các kế hoạch thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump "đã gây ra một đợt bất ổn về chính sách". Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc công bố các biện pháp áp thuế trả đũa.
Trong bối cảnh đó, các tác giả của GFSR nhận thấy rằng "rủi ro đối với sự ổn định tài chính toàn cầu đã tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và tình hình bất ổn kinh tế gia tăng".