Ăn chơi TOP G - Bàn về công việc - 4 thứ các huynh đệ hay nhầm lẫn trong cuộc sống.

honda67

Gió lạnh đầu buồi
1. Jobs (việc làm):

Là công việc và thứ mà mày làm để kiếm tiền để trang trải cuộc sống và là thứ ai cũng nên/phải có.

Ví dụ như đi làm thêm trong quá trình đi học thì là phục vụ, bồi bàn, giữ xe, trợ lí, và ngay cả thử việc thực tập hoặc những công việc khác. Là một người có trách nhiệm với bản thân và cuộc sống, mày phải đi làm để chi trả cho hoá đơn, chi tiêu trong cuộc sống để nuôi sống bản thân mày. Ở Việt Nam, trong quá trình đi học và ngay cả khi kết thúc đại học, nhiều thằng đều 1 phần dựa vào gia đình nuôi sống bản thân. Mặc dù điều này hoàn toàn có thể thông cảm được, tuy nhiên, ở các nước phương Tây và Âu châu khi văn hoá theo chủ nghĩa cá nhân thì Jobs còn quan trọng hơn nữa và là một công việc không thể thiếu vì không ai nhận trách nhiệm để có thể nuôi sống bản thân. Mày không cần phải thích jobs của mày, và mày cũng không cần tìm ý nghĩa trong công việc hoặc ép bản thân nó phải mang 1 ý nghĩa nếu không muốn. Mày chỉ cần làm để trang trải cuộc sống, thậm chí 2-3 jobs cùng 1 lúc. Chúng mày đừng hiểu sai ý của mình là làm việc với một tâm thế tạm bợ cho qua ngày. Cần hoàn thành tốt và mang lại chất lượng cho người trả công. Dĩ nhiên ý nghĩa trong công việc nó hoàn toàn khác với việc các mày phải có trách nhiệm với người trả lương cho mình và hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Cách mày làm bất cứ thứ gì thể hiện cách bạn làm mọi thứ khác.

2. Career (nghề nghiệp):

Là công việc mày chọn để phát triển kĩ năng, cuộc sống và cống hiến. Nghề nghiệp là công việc mày phải yêu thích vì nó là công việc dành rất nhiều thời gian cho nó. Vì bản chất của nghề nghiệp là cần đầu tư nhiều thời gian nên không ai nên chọn một nghề nghiệp mà họ không yêu thích. Cả cuộc sống của mày có thể xoay quanh công việc mày làm, để thăng tiến hoặc cống hiến. Nghề nghiệp mày nên tìm thấy ý nghĩa từ nó. Mình phải có lí do tại sao mình làm nó, động cơ thúc đẩy, động lực bên trong của mình là gì.

3. Hobbies (sở thích):

Làm vì vui thích. Chúng ta không cần phải kiếm tiền hoặc thấy ý nghĩa hoặc tìm kiếm lợi ích gì hết. Mày làm vì bạn thấy vui, hết.

Mày làm vì nó mang thêm nhiều màu sắc cho cuộc sống của mày. Mày không cần biến nó thành công cụ kiếm tiền hoặc sự nghiệp. Ngày nay thật sự sở thích gần như mất chỗ đứng của nó, dần dần chúng ta luôn đòi hỏi bản thân là: những gì chúng ta làm có ích thì ta mới làm.

Khi trở thành người lớn, phần lớn chúng ta cũng quên đi sở thích của mình. Chúng ta đặt những câu hỏi như làm cái này có ích gì không, điều này có làm ra tiền không? Không, đừng đặt câu hỏi này cho tất cả mọi thứ. 
Không nhất thiết mọi thứ chúng ta làm đều có mục đích mà chỉ là niềm vui thuần tuý. Sở thích mày có bao nhiêu cũng được. Vui thì làm, không vui thì thôi. Không cần cam kết hoặc cố ép bản thân. Khi chúng ta thực hiện sở thích của mình, chúng ta đắm chìm vào nó, chúng ta sống ở hiện tại, mà hiện tại là một món quà thì như vậy là quá đủ rồi đúng không?

4. Calling (sự thôi thúc, tiếng gọi):

Từ này VN mình hay dịch đánh đồng nghĩa nó như career và jobs nhưng bản chất nó hoàn toàn khác. Calling dịch đúng nhất theo tao là tiếng gọi thôi thúc bản thân mình làm gì đó. Nó có thể đến từ trực giác, vũ trụ hay tâm linh tuỳ niềm tin của mày chọn tin tưởng, cái này tao không bàn nhiều vì mỗi người có một đức tin riêng.

Nó khá giống như một câu nói của việt nam mình cho dễ hiểu là nghề chọn người hơn là người chọn nghề. Một tiếng gọi thôi thúc mày làm một công việc gì đó mà mày nghĩ có ích cho cuộc sống và người khác. (khá giống như đam mê nhưng không phải là một, câu chuyện đam mê tao sẽ đề cập sau nếu có thời gian viết bài tiếp theo). Calling có thể vừa là career vừa là jobs vừa là hobbies, hoặc chỉ là calling. Đừng cố gượng ép 4 thứ này thành một công việc. Calling có thể đến sớm hoặc muộn hoặc không bao giờ. Không sao cả. Không phải ai trong cuộc sống cũng có cả 4 thứ này. Calling có thể đến sau quá trình trải nghiệm bản thân đủ nhiều. Thử đúng sai. Hiểu bản thân mình làm gì là vui, làm gì là ý nghĩa hoặc không thích làm gì.

dca78a8c-tristan-tate-muslim.jpg
 
Dm, biên bài tầm GS tiến sĩ ai mà đọc. Nôm nạ là theo tháp như cầu thôi chớ có j khác
1. Chạy ăn từng bữa
2. Có tiền ổn định, ko lo tiền nữa đủ ăn trở lên
3. Giàu rồi hưởng thụ theo sở thích
4. Trên giàu muốn thể hiện và cống hiến cho thiên hạ.
 
t vok tình thương cho m đó :what:
Mấy xammer toàn doanh nhân thành đạt, tạo công ăn việc làm cho người khác, bắt đồng tiền làm việc cho mình. Còn khi m làm việc cho người khác, có thể bị đuổi bất cứ lúc nào:sweet_kiss:
Quanh đi ngảnh lại, vấn đề tài chính cần phải giải quyết sớm :shame:
 
t vok tình thương cho m đó :what:
Mấy xammer toàn doanh nhân thành đạt, tạo công ăn việc làm cho người khác, bắt đồng tiền làm việc cho mình. Còn khi m làm việc cho người khác, có thể bị đuổi bất cứ lúc nào:sweet_kiss:
Quanh đi ngảnh lại, vấn đề tài chính cần phải giải quyết sớm :shame:

Các doanh nhân thành đạt thì tao không dám chung mâm, chung chén.

Chỉ là muốn cùng thảo luận và phát triển với anh em.

Ở những nơi public như facebook, threads, instagram có vẻ không phù hợp với tao.
 
Các doanh nhân thành đạt thì tao không dám chung mâm, chung chén.

Chỉ là muốn cùng thảo luận và phát triển với anh em.

Ở những nơi public như facebook, threads, instagram có vẻ không phù hợp với tao.
M kể câu chuyện của bản thân mình đi, t ủn
 
tao đang làm 1 công việc đéo phải là sở trường của mình, và đcm tao chỉ phải làm 1h/ ngày là xong, thời gian còn lại tao ngồi chơi game, lướt xam và đọc thớt này, tao 26t, tao muốn tìm việc freelancer nhưng đéo biết tìm ở đâu. tao có canva pro, biết đọc biết viết, biết mảng thương mại điện tử nhưng không chuyên sâu
 
tao đang làm 1 công việc đéo phải là sở trường của mình, và đcm tao chỉ phải làm 1h/ ngày là xong, thời gian còn lại tao ngồi chơi game, lướt xam và đọc thớt này, tao 26t, tao muốn tìm việc freelancer nhưng đéo biết tìm ở đâu. tao có canva pro, biết đọc biết viết, biết mảng thương mại điện tử nhưng không chuyên sâu
Tập trung tìm cơ hội ở những công ty bán lẻ, chuỗi shop hoặc công ty thiên về media, giải trí truyền thông nhé. Bất kể tên tuổi, ngành kinh doanh - Tâm lý là ông đang muốn thay đổi, cơ hội mới. Bào hết.

Ngày xưa tôi cũng chỉ kiếm việc ở google việc làm, timvieclam các kiểu thôi :)

Rải CV tứ phương, chứ có ai đỡ đầu đâu nè :)
 

Có thể bạn quan tâm

Top