Topic bóng đá... triết lý phòng ngự của Mourinho...

@xamvn28 phục vụ mày!


-Tao là fan bóng đá Ý, fan Inter và fan Mourinho. Bài viết này sẽ phân tích triết lý, chiến thuật và cách vận hành lối chơi của J.Mourinho, anh em cùng chém gió.

-Nói về chiến thuật của Mourinho thì phải nói đến tiền thân của lối chơi này trước...
-Từ khi bóng đá hiện đại ra đời cho đến thập niên 70, hầu hết tất cả các đội bóng đều "chơi bóng" 1 cách đúng nghĩa đen. Tức là họ coi bóng đá là 1 bộ môn giải trí, các HLV đều đưa ra những phương án tấn công làm đầu... Tất cả chơi cống hiến với những sơ đồ thừa mứa tiền đạo như 2-2-6, 2-3-5, 3-3-4, đỉnh cao nhất là sơ đồ MW 3-4-3 với chức vô địch thế giới lần thứ 3 của Brazil tại WC 1970.

-Nhưng trái ngược với xu thế chung của bóng đá thế giới, có 1 HLV tiên phong cho lối đá phòng ngự, khi đề cao tính chiến thuật và sự chắc chắn trước khi nghĩ đến việc ghi bàn. Người đó là Helenio Herrera một HLV người Argentina, nhập tịch Pháp nhưng chủ yếu làm việc tại TBN và Italia... Ông đã định nghĩa lại tư duy và cách vận hành lối chơi bằng sơ đồ chiến thuật 1 tiền đạo duy nhất. Và chiến thuật đó đc đặt tên là Catenaccio. Suy nghĩ ngược trend của Herrera đem lại thành công cực lớn trong sự nghiệp của ông với 16 danh hiệu lớn nhỏ , trong đó đỉnh cao nhất là 2 chức vô địch C1 liên tiếp với Inter Milan thập niên 60.
-Lối đá phòng ngự này dc 1 HLV người Áo tên Karl Rappan đề xuất, sau đó du nhập vào Ý.
-Herrera đã nâng cấp và phát triển nó đến đỉnh cao dưới cái tên Catenaccio, lối đá này đề cao vị trí hậu vệ quét (hay còn gọi là hậu vệ thòng) 1 vị trí dọn dẹp sau cùng của hàng phòng ngự.
P22T8C1.jpg

Catenaccio của Herrea, đội hình vô địch C1 của Inter 1964 sau khi đánh bại Real, với phát kiến trung vệ quét của Picchi

-Đến thập niên 80,90 và đầu thập niên 2000. Bóng đá thế giới chú trọng sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự... Chứ ko chỉ coi trọng tấn công như trước nữa... 2 sơ đồ phổ biến nhất thời kì này là 4-4-2 và 3-5-2. Với 4-4-2 , sẽ có 2 trung vệ 1 dập, 1 thòng (quét) còn với 3-5-2 sẽ có 3 trung vệ, (2 dập, 1 thòng)... trung vệ dập chơi cao hơn 1 chút , đá lăn xả, quyết liệt, ko ngại va chạm, còn Vị trí trung vệ thòng sẽ là chốt chặn cuối cùng của hàng thủ , người sửa sai cho trung vệ dập, đặc điểm của vị trí này phải là 1 hậu vệ có khả năng đọc tình huống cực tốt, chơi thông minh, phòng ngự bằng những pha cắt bóng và chiếm lĩnh ko gian. Nổi tiếng giai đoạn này có Scirea thủ lĩnh hàng phòng ngự của Juve và tuyển Ý vô địch WC 1982, có Baresi của AC Milan và tuyển Ý, sau này có Cannavaro. Nước Ý, cái nôi của chiến thuật phòng ngự cũng có cách phòng ngự khác biệt hơn , khi ko sử dụng lối chơi "phòng ngự vị trí" (PNVT) như những quốc gia khác, mà lại chơi "phòng ngự khu vực" (PNKV) . Vậy PNVT và PNKV khác nhau chỗ nào?

2Z04j8H.jpg

Italy vô địch WC 1982 với 1 trung vệ thòng cực kỳ đẳng cấp là Scirea và 1 Gentile bặm trơn đá dập

+PNVT là chiến thuật đc HLV chỉ đạo các hậu vệ và tiền vệ giữ vị trí và đeo bám với cầu thủ đối phương theo hướng đối diện , có thể hiểu nôm na là 1 kèm 1... Ngày đó, các đội bóng đều chơi 4-4-2 hoặc 3-5-2 , tức là có 1 cặp tiền đạo, vì vậy 2 trung vệ sẽ đc phân công, mỗi người theo kèm 1 tiền đạo của đối phương. Nhưng lối chơi này để lộ nhược điểm khi các tiền đạo đối phương ko giữ vị trí , mà di chuyển liên tục, hoán đổi vị trí cho nhau... Điển hình kiểu phá lối chơi này là đội tuyển Hà Lan của thánh Johan trc kia... Johan Cruyff mặc dù là tiền đạo nhưng di chuyển tự do, đôi lúc chạy về tận giữa sân khiến các hậu vệ ko biết nên theo kèm hay bỏ người, vì nếu dâng cao quá sẽ để lộ sơ hở...

+PNKV thì khác, nó hạn chế nhược điểm này, khi các hậu vệ ko chủ đích theo kèm những cầu thủ tấn công của đối phương. mà chia sân bóng làm những khu vực khác nhau... nếu đối phương xâm nhập vào khu vực đc giao thì mới bắt đầu phòng ngự... giữa các hậu vệ và tiền vệ sẽ có 1 khoảng trống, họ cố tình đưa cầu thủ đối phương vào giữa khoảng trống đó, đến khoảng trống bất kì, thì 2 cầu thủ phòng ngự sẽ ép sát. Cách chơi này ko khác gì 1 cái lưới, cứ 2 hậu vệ (hoặc tiền vệ) sẽ như 1 mắt lưới. Còn cầu thủ đội bạn sẽ là con cá... Nhiệm vụ , ko để con cá chui qua mắt lưới. Lối chơi này cần những cầu thủ phòng ngự có đầu óc, phòng thủ bằng cách đọc tình huống, chủ yếu là cắt bóng chứ ko kèm người quá nhiều. Các hậu vệ chỉ áp sát khi bóng ở 1/3 sân cuối cùng hoặc trong vòng cấm... Còn 2/3 sân còn lại, cho cầu thủ đội bạn tự do di chuyển. Nếu xem đội tuyển Ý khoảng thời gian này sẽ thấy rõ nhất cách chơi phòng ngự khu vực... tao có nhớ , EURO 2004, trận Ý - Đan Mạch, rất nhiều lần Ý phòng ngự trong thế 2 đánh 3 khi bị phản công... chỉ có Nesta và Cannavaro chống lại 3 cầu thủ tấn công... Nhưng ko ai vào bóng mà lùi dần về, giữ khoảng cách, khi cầu thủ Đan Mạch có ý định chuyền bóng, 1 trong 2 sẽ đọc tình huống rồi cắt bóng.
HmJ8lC7.jpg

Italia với lối đá phòng ngự khu vực

-Định nghĩa lại lối chơi cũng hơi bị dài, bây h quay lại lối đá của Mourinho. Là 1 HLV theo trường phái phòng ngự, Mou đã kế thừa lại lối đá Catenaccio và biến tấu theo cách riêng để hợp với thời thế. Mou thành công với lối đá này ngoài tư duy hơn người, còn vì sự am hiểu các cầu thủ tấn công, khi làm trợ lý của Van Gaal và Bobby Robson hồi ở Barca...

-Cách chơi của Mou là đề cao hàng tiền vệ chứ ko phải hàng hậu vệ như nhiều người vẫn nghĩ. Mou có xu hướng phòng ngự từ xa và bóp nghẹt lối chơi của đối thủ ngay ở khu vực giữa sân. bằng số lượng quân số đông đảo. Đầu những năm 2000, chủ yếu các đội bóng chơi 4-4-2, với 2 tiền đạo và hàng tiền vệ 4 người hình cánh cung. 2 tiền vệ trung tâm và 2 tiền vệ cánh... Thời điểm đó, tv cánh chỉ là mẫu cầu thủ leo biên thuần túy, chạy dọc biên, tạt bóng, căng ngang chứ ít khi bó vào trung lộ... Như vậy , sẽ chỉ có 2 tiền vệ dọn dẹp giữa sân, mà có đến 4 cầu thủ tấn công (2 tv cánh và 2 tiền đạo). Mou nhận thấy như vậy là quá thừa thãi, ông rút 1 tiền đạo về, thay bằng 1 tiền vệ, để có thêm người tranh chấp ở giữa sân... Quan điểm của Mou trái ngược hẳn với Pep, khi Mou ko cần cầm bóng nhiều, vì cầm bóng nhiều sẽ để lộ sơ hở nhiều. Tuy cầm bóng rất ít, nhưng lúc có bóng, các đội bóng của Mou dẫn dắt thường rất lợi hại , nhất là những tình huống phản công.

-Mou chủ yếu sử dụng 3 đội hình trong sự nghiệp là 4-4-2, 4-3-3 và 4-2-3-1.
Sơ đồ 4-4-2 là khi còn làm hlv Porto, mặc dù là 4-4-2 nhưng hàng tv đc bố trí hình kim cương với 3 tiền vệ có khả năng tranh chấp chứ ko chơi hàng tv hình cánh cung như các đội khác. 4-3-3 là khi sang Chelsea, còn 4-2-3-1 , thực chất vẫn là 4-3-3, chỉ khác hàng tiền vệ đc bố trí hình tam giác xuôi(với 1 hộ công trên đỉnh và 2 tv trụ) còn 4-3-3 thì hàng tiền vệ lại dc bố trí hình tam giác ngược (1 tiền vệ mỏ neo dưới đáy). Cả 3 sơ đồ trên đều có 1 điểm chung, là có 3 tiền vệ giữa sân...

97YcRK4.jpg

Hàng tiền vệ kim cương của Porto

-Đó là chiến thuật, còn về con người, Mou cần những mảnh ghép như thế nào để xây dựng lối chơi đó?
-Mặc dù áp dụng lối chơi phòng ngự nhưng Vị trí quan trọng nhất trong lối chơi này ko phải là các trung vệ mà là 1 tiền vệ mỏ neo. Đây chính là linh hồn của Catenaccio kiểu Mourinho. Dù ở bất kì đội bóng nào Mou cũng luôn tìm kiếm 1 tiền vệ phòng ngự đẳng cấp, dọn dẹp tuyến giữa, làm tấm khiên đứng chắn trước hàng thủ 4 người...

-Ở Porto mà Costinha, ở Real là Khedira, một cầu thủ cục mịch, nhưng Mou nằng nặc đòi đem về khiến rất nhiều người bất ngờ, Ở Inter là Cambiasso, ở Chelsea nhiệm kì 2.0 là Matic. Còn đỉnh cao nhất chính là Makelele, hồi Mou về nắm Chelsea nhiệm kì đầu... Makelele là mẫu tv phòng ngự hoàn hảo, đáp ứng đc những tiêu chí khắt khe nhất của Mou. chơi bên cạnh mỏ neo này là 1 tiền vệ con thoi, vừa công vừa thủ, có khả năng chuyền bóng và sút xa tốt như Maniche (Porto), Lampard (Chelsea), Motta (Inter), Alonso (Real)... nếu đá 4-3-3 thì có 2 tv con thoi, còn 4-2-3-1 thì có 1 tv con thoi và 1 hộ công.

vto7ECK.jpg

okojMAy.jpg

R2hA67p.jpg

Đội hình Chelsea của Mou qua 2 nhiệm kì

-Hộ công có thể có hoặc ko nhưng nếu có đều là những cầu thủ có nhãn quan chiến thuật tốt, kĩ năng chuyền bóng và kiến tạo tuyệt vời như Deco, Sneijder, Ozil, thấp hơn 1 chút là Oscar.

-Vị trí quan trọng Tiếp theo, chính là cặp trung vệ, vẫn là 1 thòng, 1 dập như Catenaccio truyền thống của Herrera trc kia... ở Porto là cặp Jorge Costa và Carvalho, sang Chelsea là Terry - Carvalho, ở Inter là tòa tháp đôi Lucio-Samuel, ở Real là Pepe-Ramos, về lại Chelsea là Terry - Cahill.

-Tiếp đến, vì đá 1 tiền đạo, nên các tiền đạo mà Mou lựa chọn đều có đặc điểm, to khỏe, càn lướt , tì đè tốt... đây cũng là cầu thủ đầu tiên phải phòng ngự khi mất bóng. Mou muốn gây áp lực lên đội bạn ngay ở phần sân đối phương... Đó là lý do tại sao những Drogba, Diego Costa, Ibrahimovic rất đc trọng dụng, sau này về MU có Lukaku nữa.

-Các vị trí leo biên gồm 2 hậu vệ cánh và 2 tiền vệ cánh là ít quan trọng nhất, nhưng lại là những vị trí gây đột biến cao nhất, vì ở đây nhiều tính bất ngờ nhất... đặc điểm chung họ đều hỗ trợ nhau cùng tấn công (nếu có bóng) cùng phòng ngự (nếu mất bóng). Nhưng trong số các học trò của Mou ở vị trí này có rất nhiều dị nhân. Ví dụ, Asley Cole công thủ toàn diện, W.Gallas là 1 cầu thủ đá sở trường trung vệ nhưng đc Mou điều ra cánh, lúc cánh phải , lúc cánh trái, rất hay đột nhập vòng cấm và ghi bàn... Rồi Maicon , 1 hv cánh cực dị, có trận còn ghi 2 bàn (do Mou khích tướng) . Có Robben với cái chân trái ko thể cản phá, Di Maria với khả năng xuyên phá...
-Mou thành công ở 4 CLB nổi bật nhất là cú ăn 3 cùng Inter 2010, ngoài ra là Poro (có tận 2 cú ăn 3 trong 2 năm liên tiếp) Chelsea cả 2 nhiệm kỳ và Real vô địch la Liga 2012 khi quật ngã Barca hùng mạnh của Pep khi đó...

55oCIfM.jpg

dVjsaXd.jpg

Inter và Real cũng rất thành công với triết lý phòng ngự của Mou

-Sau này, người ta nói chiến thuật của Mou lỗi thời khi thất bại ở MU (giới báo chí đánh giá như vậy) rồi phải dạt về những CLB tầm trung như Tottenham, AS Roma . Nhưng thực ra, lối chơi này ko hẳn đã lỗi thời, khi Mou vẫn đem về Cup C2 cho MU và vị trí á quân PL, với 1 đội hình đồng nát, đội hình mà sau đó ko 1 HLV nào đến MU dẫn dắt có dc thành tích đó, vẫn có Cup C3 với Roma mới đây. ĐÚng là hào quang của Mou ko còn như xưa, nhưng lý do chính vì bóng đá thế giới giai đoạn gần đây (từ 2015 trờ lại) ko sản sinh ra những cầu thủ chất lượng đúng với triết lý của Mou nữa, khiến món ăn ông xào nấu ra ko ngon như xưa, vì ko tìm đc đủ gia vị cần thiết... Nhìn mặt bằng chung hiện nay, ko nhiều trung vệ hay như trc đây... Lấy đâu ra những Terry, Samuel, Lucio, Ramos, Pepe nữa... Cứ nhìn Thiago Silva thì biết, bây giờ đã 38 tuổi, vẫn chơi đỉnh cao, vẫn là trụ cột từ PSG sang Chelsea, kĩ năng phòng ngự vẫn hơn đứt những trung vệ lứa sau này... Tre già nhưng măng chưa mọc... bóng đá thế giới hiện nay mỏi mắt cũng ko tìm dc trung vệ kiểu đó... mấy ông mới nổi 1 tí như De Ligt, hét giá gần trăm củ, đến ông Maguire đá như hạch mà cũng 80 củ...

-Nếu bóng đá thế giới tiếp tục vận động, quay vòng, sản sinh ra những lứa cầu thủ như đầu 2000, thì t nghĩ Mou sẽ lại lên đỉnh. Cái hay của Mou là luôn bảo vệ học trò, luôn hướng dư luận, báo chí về mình để tránh gây áp lực cho các cầu thủ. và quan trọng hơn là khả năng đọc trận đấu ở những trận quan trọng... 5 lần các đội bóng của Mou góp mặt ở chung kết cup châu Âu, thắng cả 5, ko 1 HLV nào có thành tích bất bại 100% như thế trong các trận chung kết... Có thể nói khả năng đánh hơi những chiếc cup cực thính nhạy. Nếu Tottenham ko trảm Mou trc trận chung kết Carabao Cup vì lom dom tiền đền bù, thì khả năng cao Tottenham đã có Cup.

3e3bzSV.jpg

frt0Th7.jpg


-Câu nói nổi tiếng nhất và tao cũng thích nhất của Mou là: "hàng tiền đạo đem về những bàn thắng, còn hàng phòng ngự đem về những chiếc cup" . Chỉ 1 câu nói đã thế hiện tất cả triết lý huấn luyện của Mou...
Bài viết xuất sắc, 10/10 điểm đấy bác Triển đại hiệp nhá, tôi cũng fan của MU từ rất lâu rồi, fan của Sir Alex Ferguson, nhưng với Mourinho và Chelsea, tôi cũng rất yêu quý ông, ông đi đâu tôi vẫn dõi theo ^^ Hiện giờ ông đã giúp cho Roma có cúp C3 sau gần nửa thế kỷ ko có danh hiệu cúp Châu Âu.... Quả thực sau Sir Alex Ferguson , người tôi nể phục thứ 2 là The Special One Jose Mourinho ...
 
Đánh giá mạnh theo tiêu chí nào mày? Giá trị đội hình? Hay thành tích đội bóng?????
Mùa này đá là hết 1/2 chặng đường đâu, đã vào đâu với đâu mà đánh giá chủ quan thế. Ở thời điểm hiện tại MC ko chung mâm nhé.
:)) thế mày k thấy nó mạnh ak
 
Bài viết xuất sắc, 10/10 điểm đấy bác Triển đại hiệp nhá, tôi cũng fan của MU từ rất lâu rồi, fan của Sir Alex Ferguson, nhưng với Mourinho và Chelsea, tôi cũng rất yêu quý ông, ông đi đâu tôi vẫn dõi theo ^^ Hiện giờ ông đã giúp cho Roma có cúp C3 sau gần nửa thế kỷ ko có danh hiệu cúp Châu Âu.... Quả thực sau Sir Alex Ferguson , người tôi nể phục thứ 2 là The Special One Jose Mourinho ...
Trong danh sách 10 HLV vĩ đại nhất mọi thời đại, chỉ còn mỗi Mourinho vẫn đang làm việc, 9 ông còn lại hoặc đã mất, hoặc đã nghỉ hưu... Những HLV đương thời như Pep, Kloop, Siemone, đều ko có tên...
 
Trong danh sách 10 HLV vĩ đại nhất mọi thời đại, chỉ còn mỗi Mourinho vẫn đang làm việc, 9 ông còn lại hoặc đã mất, hoặc đã nghỉ hưu... Những HLV đương thời như Pep, Kloop, Siemone, đều ko có tên...
nói thật thằng Pep là thằng ăn hôi số 1 của bóng đá bây giờ, có cái vẹo chó gì đâu, đi đến đâu cũng được bơm tiền mua cầu thủ giỏi thì thằng HLV loz nào chả giỏi theo... bác ạ
 
UH, tiếc thật, mới năm ngoái vô địch Euro xong... WC thì 2 kỳ liền ngồi nhà... cũng tại cái thằng Jorginho, 2 trận vòng loại gặp Thụy Sĩ , đc ăn 2 quả pen, mà nó đá tạch cả 2... cho Bonuci đá có phải vào thẳng WC rồi ko.
-Tao thích nhất Argentina, thích nhì là Ý... thiếu mất Ý là WC kém hấp dẫn đi 25% rồi.
Thằng này giống t cũng thích Argentina với Italia nhất :)). Thích Ita vì ngày xưa có Maldini với Nesta còn thích Argentina vì trước có Batigol và giờ là Messi :))
 
nói thật thằng Pep là thằng ăn hôi số 1 của bóng đá bây giờ, có cái vẹo chó gì đâu, đi đến đâu cũng được bơm tiền mua cầu thủ giỏi thì thằng HLV loz nào chả giỏi theo... bác ạ
M nói thế là đéo đúng rồi, nói đi thì phải nói lại là Pep nó như nào mới đc toàn ông lớn trải thảm mời về và bung tiền cho chứ :)). Giờ Pep chả là Hlv hot số 1 thế giới thì ai nữa.
 
nói thật thằng Pep là thằng ăn hôi số 1 của bóng đá bây giờ, có cái vẹo chó gì đâu, đi đến đâu cũng được bơm tiền mua cầu thủ giỏi thì thằng HLV loz nào chả giỏi theo... bác ạ
Nói Pep trọc ăn hôi thì hơi quá, nói chung Pep cũng có tài... Nhưng lối chơi của Pep chỉ phù hợp với giải quốc nội, đi đường dài. Còn đá Cup thì Pep trọc có mỗi bài, xoay sở theo tình huống ko nhanh nhạy... Trừ thời điểm cầm Barca có lứa thế hệ quá mạnh thì ở cả Bayern lẫn Man City đều ko thể hiện đc khả năng đá Cup... mặc dù nhiều thời điểm gần như nắm chắc chiến thắng trong tay với lợi thế dẫn trc và quyền tự quyết.
 
Thằng này giống t cũng thích Argentina với Italia nhất :)). Thích Ita vì ngày xưa có Maldini với Nesta còn thích Argentina vì trước có Batigol và giờ là Messi :))
-Lâu lắm mới gặp người cùng sở thích. Tao thích 2 đội này vì phong cách chơi và con người có nhiều nét tương đồng. Dân Argentina có đến 60% là người gốc Ý nhập cư... các cầu thủ Argentina sang châu Âu thi đấu thường chọn Serie-A ... Cả 2 đội tuyển đều có lối đá quái, tiểu xảo, già dơ.
-Thích 2 đội này thành ra cũng thích Inter, một đội bóng Ý có nhiều cầu thủ Argentina thi đấu, mà thời điểm đó lại có người ngoài hành tinh Ronaldo với Recoba nữa.
-Tao thích 2 đội này từ WC 1998... Hồi đó thích Ý vì có Vieri, Roberto Baggio và Cannavaro... thích Argentina vì có Batigol và Ortega. Còn đến lứa sau này dù có Messi thuộc hàng xuất chúng, nhưng tao lại thích Tevez hơn.
 
Sửa lần cuối:
Nói Pep trọc ăn hôi thì hơi quá, nói chung Pep cũng có tài... Nhưng lối chơi của Pep chỉ phù hợp với giải quốc nội, đi đường dài. Còn đá Cup thì Pep trọc có mỗi bài, xoay sở theo tình huống ko nhanh nhạy... Trừ thời điểm cầm Barca có lứa thế hệ quá mạnh thì ở cả Bayern lẫn Man City đều ko thể hiện đc khả năng đá Cup... mặc dù nhiều thời điểm gần như nắm chắc chiến thắng trong tay với lợi thế dẫn trc và quyền tự quyết.
Pep trọc có tài khi mà chiến thuật của hắn áp chế hoàn toàn đối thủ , farm gà cực tốt , nhưng những trận sống còn thì hắn bị cái bệnh test chiến thuật lạ nên toàn thua
 
-Lâu lắm mới gặp người cùng sở thích. Tao thích 2 đội này vì phong cách chơi và con người có nhiều nét tương đồng. Dân Argentina có đến 60% là người gốc Ý nhập cư... các cầu thủ Argentina sang châu Âu thi đấu thường chọn Serie-A ... Cả 2 đội tuyển đều có lối đá quái, tiểu xảo, già dơ.
-Thích 2 đội này thành ra cũng thích Inter, một đội bóng Ý có nhiều cầu thủ Argentina thi đấu, mà thời điểm đó lại có người ngoài hành tinh Ronaldo với Recoba nữa.
-Tao thích 2 đội này từ WC 1998... Hồi đó thích Ý vì có Vieri, Roberto Baggio và Cannavaro... thích Argentina vì có Batigol và Ortega. Còn đến lứa sau này dù có Messi thuộc hàng xuất chúng, nhưng tao lại thích Tevez hơn.
-Ngày xưa cái thời mà mọi ngôi sao đều quy tụ ở Serie A thì đúng là đỉnh cao thật. Rồi cái thời 7 chị em nữa thời điểm đấy là hay theo dõi bóng đá Ý nhất. Và còn thời điểm WC 2006 lúc mà ko ai nghĩ Ý lên ngôi sau vụ Calciopoli chấn động thế giới. Nhắc lại mà thấy tiếc cho Ý năm nay quá
-Tao thì thích Maldini và Batigol vì có điểm chung là lòng trung thành, cái mà có dùng bao nhiêu tiền cũng ko thể mua được. Ở Ý thì có Maldini, Javier Zanetti, Totti là quá nổi tiếng về sự trung thành rồi. Còn Batigol chỉ chấp nhận rời Fio khi đội bóng bị khủng hoảng tài chính, còn tình yêu thì chắc chắn là mãi mãi cho màu áo tím rồi. T ko so sánh nhưng những thứ như vậy giờ ko thể kiếm được ở bóng đá hiện đại.
-Ý đầu tiên của m thì ok chính xác ko có gì để nói thêm :)). À quên bổ sung thêm là ở Arg còn có Fernando Redondo nữa, chàng lãng tử thi đấu theo phong cách nghệ sĩ trong dàn sao Los Blancos, tiếc là ông này chấn thương nhiều ảnh hưởng sự nghiệp
 
Sửa lần cuối:
-Ngày xưa cái thời mà mọi ngôi sao đều quy tụ ở Serie A thì đúng là đỉnh cao thật. Rồi cái thời 7 chị em nữa thời điểm đấy là hay theo dõi bóng đá Ý nhất. Và còn thời điểm WC 2006 lúc mà ko ai nghĩ Ý lên ngôi sau vụ Calciopoli chấn động thế giới. Nhắc lại mà thấy tiếc cho Ý năm nay quá
-Tao thì thích Maldini và Batigol vì có điểm chung là lòng trung thành, cái mà có dùng bao nhiêu tiền cũng ko thể mua được. Ở Ý thì có Maldini, Javier Zanetti, Totti là quá nổi tiếng về sự trung thành rồi. Còn Batigol chỉ chấp nhận rời Fio khi đội bóng bị khủng hoảng tài chính, còn tình yêu thì chắc chắn là mãi mãi cho màu áo tím rồi. T ko so sánh nhưng những thứ như vậy giờ ko thể kiếm được ở bóng đá hiện đại.
-Ý đầu tiên của m thì ok chính xác ko có gì để nói thêm :)). À quên bổ sung thêm là ở Arg còn có Fernando Redondo nữa, chàng lãng tử thi đấu theo phong cách nghệ sĩ trong dàn sao Los Blancos, tiếc là ông này chấn thương nhiều ảnh hưởng sự nghiệp
-Nhắc lại Serie-A thời đấy xem thích thật, 7 chị em , tuần nào cũng có ít nhất 1 trận cầu đinh... Tao nhớ có năm Milan vô địch, sang mùa sau các đối thủ nghiên cứu lối chơi, thế là Milan còn nằm ngoài Top 6 , ko đc đá Cup châu Âu. Tính cạnh tranh lúc đó cao vãi đái.

-Riêng về Batigol, người hâm mộ của Fio tôn sùng ko kém gì Napoli tôn sùng Maradona... Có mùa Fio xuống hạng, Batigol vẫn ở lại, mặc dù rất nhiều ông lớn ở châu Âu chèo kéo... Lúc sang AS Roma, ghi bàn vào lưới đội bóng cũ, anh còn khóc, khán giả trên sân của cả Fio lẫn Roma đều đứng dậy vỗ tay... Nếu ngày xưa Batigol chơi cho 1 đội bóng lớn, có khi đã dành ít nhất 1 quả bóng vàng.

-Còn Redondo thì chất nghệ sĩ đầy mình, mẫu tiền vệ phòng ngự chơi bóng bằng đầu óc và kĩ thuật thượng thừa... Tiếc là cá tính cũng mạnh, đợt WC 98, hlv Argentina bắt các cầu thủ cắt tóc, mà Redondo ko chịu, bỏ luôn suất dự WC.
 
@xamvn28 phục vụ mày!


-Tao là fan bóng đá Ý, fan Inter và fan Mourinho. Bài viết này sẽ phân tích triết lý, chiến thuật và cách vận hành lối chơi của J.Mourinho, anh em cùng chém gió.

-Nói về chiến thuật của Mourinho thì phải nói đến tiền thân của lối chơi này trước...
-Từ khi bóng đá hiện đại ra đời cho đến thập niên 70, hầu hết tất cả các đội bóng đều "chơi bóng" 1 cách đúng nghĩa đen. Tức là họ coi bóng đá là 1 bộ môn giải trí, các HLV đều đưa ra những phương án tấn công làm đầu... Tất cả chơi cống hiến với những sơ đồ thừa mứa tiền đạo như 2-2-6, 2-3-5, 3-3-4, đỉnh cao nhất là sơ đồ MW 3-4-3 với chức vô địch thế giới lần thứ 3 của Brazil tại WC 1970.

-Nhưng trái ngược với xu thế chung của bóng đá thế giới, có 1 HLV tiên phong cho lối đá phòng ngự, khi đề cao tính chiến thuật và sự chắc chắn trước khi nghĩ đến việc ghi bàn. Người đó là Helenio Herrera một HLV người Argentina, nhập tịch Pháp nhưng chủ yếu làm việc tại TBN và Italia... Ông đã định nghĩa lại tư duy và cách vận hành lối chơi bằng sơ đồ chiến thuật 1 tiền đạo duy nhất. Và chiến thuật đó đc đặt tên là Catenaccio. Suy nghĩ ngược trend của Herrera đem lại thành công cực lớn trong sự nghiệp của ông với 16 danh hiệu lớn nhỏ , trong đó đỉnh cao nhất là 2 chức vô địch C1 liên tiếp với Inter Milan thập niên 60.
-Lối đá phòng ngự này dc 1 HLV người Áo tên Karl Rappan đề xuất, sau đó du nhập vào Ý.
-Herrera đã nâng cấp và phát triển nó đến đỉnh cao dưới cái tên Catenaccio, lối đá này đề cao vị trí hậu vệ quét (hay còn gọi là hậu vệ thòng) 1 vị trí dọn dẹp sau cùng của hàng phòng ngự.
P22T8C1.jpg

Catenaccio của Herrea, đội hình vô địch C1 của Inter 1964 sau khi đánh bại Real, với phát kiến trung vệ quét của Picchi

-Đến thập niên 80,90 và đầu thập niên 2000. Bóng đá thế giới chú trọng sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự... Chứ ko chỉ coi trọng tấn công như trước nữa... 2 sơ đồ phổ biến nhất thời kì này là 4-4-2 và 3-5-2. Với 4-4-2 , sẽ có 2 trung vệ 1 dập, 1 thòng (quét) còn với 3-5-2 sẽ có 3 trung vệ, (2 dập, 1 thòng)... trung vệ dập chơi cao hơn 1 chút , đá lăn xả, quyết liệt, ko ngại va chạm, còn Vị trí trung vệ thòng sẽ là chốt chặn cuối cùng của hàng thủ , người sửa sai cho trung vệ dập, đặc điểm của vị trí này phải là 1 hậu vệ có khả năng đọc tình huống cực tốt, chơi thông minh, phòng ngự bằng những pha cắt bóng và chiếm lĩnh ko gian. Nổi tiếng giai đoạn này có Scirea thủ lĩnh hàng phòng ngự của Juve và tuyển Ý vô địch WC 1982, có Baresi của AC Milan và tuyển Ý, sau này có Cannavaro. Nước Ý, cái nôi của chiến thuật phòng ngự cũng có cách phòng ngự khác biệt hơn , khi ko sử dụng lối chơi "phòng ngự vị trí" (PNVT) như những quốc gia khác, mà lại chơi "phòng ngự khu vực" (PNKV) . Vậy PNVT và PNKV khác nhau chỗ nào?

2Z04j8H.jpg

Italy vô địch WC 1982 với 1 trung vệ thòng cực kỳ đẳng cấp là Scirea và 1 Gentile bặm trơn đá dập

+PNVT là chiến thuật đc HLV chỉ đạo các hậu vệ và tiền vệ giữ vị trí và đeo bám với cầu thủ đối phương theo hướng đối diện , có thể hiểu nôm na là 1 kèm 1... Ngày đó, các đội bóng đều chơi 4-4-2 hoặc 3-5-2 , tức là có 1 cặp tiền đạo, vì vậy 2 trung vệ sẽ đc phân công, mỗi người theo kèm 1 tiền đạo của đối phương. Nhưng lối chơi này để lộ nhược điểm khi các tiền đạo đối phương ko giữ vị trí , mà di chuyển liên tục, hoán đổi vị trí cho nhau... Điển hình kiểu phá lối chơi này là đội tuyển Hà Lan của thánh Johan trc kia... Johan Cruyff mặc dù là tiền đạo nhưng di chuyển tự do, đôi lúc chạy về tận giữa sân khiến các hậu vệ ko biết nên theo kèm hay bỏ người, vì nếu dâng cao quá sẽ để lộ sơ hở...

+PNKV thì khác, nó hạn chế nhược điểm này, khi các hậu vệ ko chủ đích theo kèm những cầu thủ tấn công của đối phương. mà chia sân bóng làm những khu vực khác nhau... nếu đối phương xâm nhập vào khu vực đc giao thì mới bắt đầu phòng ngự... giữa các hậu vệ và tiền vệ sẽ có 1 khoảng trống, họ cố tình đưa cầu thủ đối phương vào giữa khoảng trống đó, đến khoảng trống bất kì, thì 2 cầu thủ phòng ngự sẽ ép sát. Cách chơi này ko khác gì 1 cái lưới, cứ 2 hậu vệ (hoặc tiền vệ) sẽ như 1 mắt lưới. Còn cầu thủ đội bạn sẽ là con cá... Nhiệm vụ , ko để con cá chui qua mắt lưới. Lối chơi này cần những cầu thủ phòng ngự có đầu óc, phòng thủ bằng cách đọc tình huống, chủ yếu là cắt bóng chứ ko kèm người quá nhiều. Các hậu vệ chỉ áp sát khi bóng ở 1/3 sân cuối cùng hoặc trong vòng cấm... Còn 2/3 sân còn lại, cho cầu thủ đội bạn tự do di chuyển. Nếu xem đội tuyển Ý khoảng thời gian này sẽ thấy rõ nhất cách chơi phòng ngự khu vực... tao có nhớ , EURO 2004, trận Ý - Đan Mạch, rất nhiều lần Ý phòng ngự trong thế 2 đánh 3 khi bị phản công... chỉ có Nesta và Cannavaro chống lại 3 cầu thủ tấn công... Nhưng ko ai vào bóng mà lùi dần về, giữ khoảng cách, khi cầu thủ Đan Mạch có ý định chuyền bóng, 1 trong 2 sẽ đọc tình huống rồi cắt bóng.
HmJ8lC7.jpg

Italia với lối đá phòng ngự khu vực

-Định nghĩa lại lối chơi cũng hơi bị dài, bây h quay lại lối đá của Mourinho. Là 1 HLV theo trường phái phòng ngự, Mou đã kế thừa lại lối đá Catenaccio và biến tấu theo cách riêng để hợp với thời thế. Mou thành công với lối đá này ngoài tư duy hơn người, còn vì sự am hiểu các cầu thủ tấn công, khi làm trợ lý của Van Gaal và Bobby Robson hồi ở Barca...

-Cách chơi của Mou là đề cao hàng tiền vệ chứ ko phải hàng hậu vệ như nhiều người vẫn nghĩ. Mou có xu hướng phòng ngự từ xa và bóp nghẹt lối chơi của đối thủ ngay ở khu vực giữa sân. bằng số lượng quân số đông đảo. Đầu những năm 2000, chủ yếu các đội bóng chơi 4-4-2, với 2 tiền đạo và hàng tiền vệ 4 người hình cánh cung. 2 tiền vệ trung tâm và 2 tiền vệ cánh... Thời điểm đó, tv cánh chỉ là mẫu cầu thủ leo biên thuần túy, chạy dọc biên, tạt bóng, căng ngang chứ ít khi bó vào trung lộ... Như vậy , sẽ chỉ có 2 tiền vệ dọn dẹp giữa sân, mà có đến 4 cầu thủ tấn công (2 tv cánh và 2 tiền đạo). Mou nhận thấy như vậy là quá thừa thãi, ông rút 1 tiền đạo về, thay bằng 1 tiền vệ, để có thêm người tranh chấp ở giữa sân... Quan điểm của Mou trái ngược hẳn với Pep, khi Mou ko cần cầm bóng nhiều, vì cầm bóng nhiều sẽ để lộ sơ hở nhiều. Tuy cầm bóng rất ít, nhưng lúc có bóng, các đội bóng của Mou dẫn dắt thường rất lợi hại , nhất là những tình huống phản công.

-Mou chủ yếu sử dụng 3 đội hình trong sự nghiệp là 4-4-2, 4-3-3 và 4-2-3-1.
Sơ đồ 4-4-2 là khi còn làm hlv Porto, mặc dù là 4-4-2 nhưng hàng tv đc bố trí hình kim cương với 3 tiền vệ có khả năng tranh chấp chứ ko chơi hàng tv hình cánh cung như các đội khác. 4-3-3 là khi sang Chelsea, còn 4-2-3-1 , thực chất vẫn là 4-3-3, chỉ khác hàng tiền vệ đc bố trí hình tam giác xuôi(với 1 hộ công trên đỉnh và 2 tv trụ) còn 4-3-3 thì hàng tiền vệ lại dc bố trí hình tam giác ngược (1 tiền vệ mỏ neo dưới đáy). Cả 3 sơ đồ trên đều có 1 điểm chung, là có 3 tiền vệ giữa sân...

97YcRK4.jpg

Hàng tiền vệ kim cương của Porto

-Đó là chiến thuật, còn về con người, Mou cần những mảnh ghép như thế nào để xây dựng lối chơi đó?
-Mặc dù áp dụng lối chơi phòng ngự nhưng Vị trí quan trọng nhất trong lối chơi này ko phải là các trung vệ mà là 1 tiền vệ mỏ neo. Đây chính là linh hồn của Catenaccio kiểu Mourinho. Dù ở bất kì đội bóng nào Mou cũng luôn tìm kiếm 1 tiền vệ phòng ngự đẳng cấp, dọn dẹp tuyến giữa, làm tấm khiên đứng chắn trước hàng thủ 4 người...

-Ở Porto mà Costinha, ở Real là Khedira, một cầu thủ cục mịch, nhưng Mou nằng nặc đòi đem về khiến rất nhiều người bất ngờ, Ở Inter là Cambiasso, ở Chelsea nhiệm kì 2.0 là Matic. Còn đỉnh cao nhất chính là Makelele, hồi Mou về nắm Chelsea nhiệm kì đầu... Makelele là mẫu tv phòng ngự hoàn hảo, đáp ứng đc những tiêu chí khắt khe nhất của Mou. chơi bên cạnh mỏ neo này là 1 tiền vệ con thoi, vừa công vừa thủ, có khả năng chuyền bóng và sút xa tốt như Maniche (Porto), Lampard (Chelsea), Motta (Inter), Alonso (Real)... nếu đá 4-3-3 thì có 2 tv con thoi, còn 4-2-3-1 thì có 1 tv con thoi và 1 hộ công.

vto7ECK.jpg

okojMAy.jpg

R2hA67p.jpg

Đội hình Chelsea của Mou qua 2 nhiệm kì

-Hộ công có thể có hoặc ko nhưng nếu có đều là những cầu thủ có nhãn quan chiến thuật tốt, kĩ năng chuyền bóng và kiến tạo tuyệt vời như Deco, Sneijder, Ozil, thấp hơn 1 chút là Oscar.

-Vị trí quan trọng Tiếp theo, chính là cặp trung vệ, vẫn là 1 thòng, 1 dập như Catenaccio truyền thống của Herrera trc kia... ở Porto là cặp Jorge Costa và Carvalho, sang Chelsea là Terry - Carvalho, ở Inter là tòa tháp đôi Lucio-Samuel, ở Real là Pepe-Ramos, về lại Chelsea là Terry - Cahill.

-Tiếp đến, vì đá 1 tiền đạo, nên các tiền đạo mà Mou lựa chọn đều có đặc điểm, to khỏe, càn lướt , tì đè tốt... đây cũng là cầu thủ đầu tiên phải phòng ngự khi mất bóng. Mou muốn gây áp lực lên đội bạn ngay ở phần sân đối phương... Đó là lý do tại sao những Drogba, Diego Costa, Ibrahimovic rất đc trọng dụng, sau này về MU có Lukaku nữa.

-Các vị trí leo biên gồm 2 hậu vệ cánh và 2 tiền vệ cánh là ít quan trọng nhất, nhưng lại là những vị trí gây đột biến cao nhất, vì ở đây nhiều tính bất ngờ nhất... đặc điểm chung họ đều hỗ trợ nhau cùng tấn công (nếu có bóng) cùng phòng ngự (nếu mất bóng). Nhưng trong số các học trò của Mou ở vị trí này có rất nhiều dị nhân. Ví dụ, Asley Cole công thủ toàn diện, W.Gallas là 1 cầu thủ đá sở trường trung vệ nhưng đc Mou điều ra cánh, lúc cánh phải , lúc cánh trái, rất hay đột nhập vòng cấm và ghi bàn... Rồi Maicon , 1 hv cánh cực dị, có trận còn ghi 2 bàn (do Mou khích tướng) . Có Robben với cái chân trái ko thể cản phá, Di Maria với khả năng xuyên phá...
-Mou thành công ở 4 CLB nổi bật nhất là cú ăn 3 cùng Inter 2010, ngoài ra là Poro (có tận 2 cú ăn 3 trong 2 năm liên tiếp) Chelsea cả 2 nhiệm kỳ và Real vô địch la Liga 2012 khi quật ngã Barca hùng mạnh của Pep khi đó...

55oCIfM.jpg

dVjsaXd.jpg

Inter và Real cũng rất thành công với triết lý phòng ngự của Mou

-Sau này, người ta nói chiến thuật của Mou lỗi thời khi thất bại ở MU (giới báo chí đánh giá như vậy) rồi phải dạt về những CLB tầm trung như Tottenham, AS Roma . Nhưng thực ra, lối chơi này ko hẳn đã lỗi thời, khi Mou vẫn đem về Cup C2 cho MU và vị trí á quân PL, với 1 đội hình đồng nát, đội hình mà sau đó ko 1 HLV nào đến MU dẫn dắt có dc thành tích đó, vẫn có Cup C3 với Roma mới đây. ĐÚng là hào quang của Mou ko còn như xưa, nhưng lý do chính vì bóng đá thế giới giai đoạn gần đây (từ 2015 trờ lại) ko sản sinh ra những cầu thủ chất lượng đúng với triết lý của Mou nữa, khiến món ăn ông xào nấu ra ko ngon như xưa, vì ko tìm đc đủ gia vị cần thiết... Nhìn mặt bằng chung hiện nay, ko nhiều trung vệ hay như trc đây... Lấy đâu ra những Terry, Samuel, Lucio, Ramos, Pepe nữa... Cứ nhìn Thiago Silva thì biết, bây giờ đã 38 tuổi, vẫn chơi đỉnh cao, vẫn là trụ cột từ PSG sang Chelsea, kĩ năng phòng ngự vẫn hơn đứt những trung vệ lứa sau này... Tre già nhưng măng chưa mọc... bóng đá thế giới hiện nay mỏi mắt cũng ko tìm dc trung vệ kiểu đó... mấy ông mới nổi 1 tí như De Ligt, hét giá gần trăm củ, đến ông Maguire đá như hạch mà cũng 80 củ...

-Nếu bóng đá thế giới tiếp tục vận động, quay vòng, sản sinh ra những lứa cầu thủ như đầu 2000, thì t nghĩ Mou sẽ lại lên đỉnh. Cái hay của Mou là luôn bảo vệ học trò, luôn hướng dư luận, báo chí về mình để tránh gây áp lực cho các cầu thủ. và quan trọng hơn là khả năng đọc trận đấu ở những trận quan trọng... 5 lần các đội bóng của Mou góp mặt ở chung kết cup châu Âu, thắng cả 5, ko 1 HLV nào có thành tích bất bại 100% như thế trong các trận chung kết... Có thể nói khả năng đánh hơi những chiếc cup cực thính nhạy. Nếu Tottenham ko trảm Mou trc trận chung kết Carabao Cup vì lom dom tiền đền bù, thì khả năng cao Tottenham đã có Cup.

3e3bzSV.jpg

frt0Th7.jpg


-Câu nói nổi tiếng nhất và tao cũng thích nhất của Mou là: "hàng tiền đạo đem về những bàn thắng, còn hàng phòng ngự đem về những chiếc cup" . Chỉ 1 câu nói đã thế hiện tất cả triết lý huấn luyện của Mou...
T thấy Mou toàn đến rồi đi chứ k thể xây dựng 1 kỷ nguyên mới được, hồi đó Mou giúp Inter ăn 3 xong rồi lủi luôn. Buồn thật sự
 
T thấy Mou toàn đến rồi đi chứ k thể xây dựng 1 kỷ nguyên mới được, hồi đó Mou giúp Inter ăn 3 xong rồi lủi luôn. Buồn thật sự
Điểm này cũng là 1 cái tao ko thích... Tính cách của Mou thích thay đổi, muốn làm việc và thành công ở nhiều môi trường khác nhau. Khi lên đỉnh cao ở 1 đội bóng thì muốn ra đi tìm thử thách mới...
-Có đợt ở Chelsea muốn cống hiến lâu dài, nhưng Abramovic lại nhứng tay vào chuyên môn quá nhiều, ko có Cup 1 phát là sa thải ngay... Ở Inter có Morati tạo điều kiện hết mức, Mou đc toàn quyền quyết định vấn đề chuyên môn, nhưng Mou lại chọn ra đi.
 
Điểm này cũng là 1 cái tao ko thích... Tính cách của Mou thích thay đổi, muốn làm việc và thành công ở nhiều môi trường khác nhau. Khi lên đỉnh cao ở 1 đội bóng thì muốn ra đi tìm thử thách mới...
-Có đợt ở Chelsea muốn cống hiến lâu dài, nhưng Abramovic lại nhứng tay vào chuyên môn quá nhiều, ko có Cup 1 phát là sa thải ngay... Ở Inter có Morati tạo điều kiện hết mức, Mou đc toàn quyền quyết định vấn đề chuyên môn, nhưng Mou lại chọn ra đi.
Mùa giải Inter vô địch C1 cảm giác như Mou mua cầu thủ để ăn xổi í, hầu như toàn mang về mấy cầu thủ già kinh nghiệm( trừ Sneijder). Cảm giác như Mou chỉ giúp Inter kiếm C1 xong rồi té chứ k phải xây dựng 1 tương lai mới cho đội bóng
 
Mùa giải Inter vô địch C1 cảm giác như Mou mua cầu thủ để ăn xổi í, hầu như toàn mang về mấy cầu thủ già kinh nghiệm( trừ Sneijder). Cảm giác như Mou chỉ giúp Inter kiếm C1 xong rồi té chứ k phải xây dựng 1 tương lai mới cho đội bóng
Sau 5 mùa thống trị Serie A tuyệt đối, mục tiêu Morati thèm khát là chức vô địch châu Âu, và Mou làm mọi cách có thể để thực hiện tham vọng đó của Morati.
Sau mùa đầu bị loại ở vòng 1/8, sang mùa thứ 2, Mou cần những mảnh ghép như ý để hoàn thiện đội hình , để vận hành triết lý của mình 1 cách trơn tru nhất. Morati ko tiếc tiền, bơm cho Mou muốn mua ai tùy ý, 1/2 đội hình chính vô địch C1 mùa đó là những tân binh ( Eto, Sneijder, Milito, Motta, Lucio).

Sau khi đạt đc tham vọng vô địch C1, Morati muốn giữ chân Mou để thực hiện những dự án lâu dài. Nhưng Mou là mẫu người ưa thử thách mới, và lời đề nghị của Real quá hấp dẫn.
Hơn nữa , việc thống trị Serie A quá dễ dàng khiến Mou ko còn nhiều động lực. Còn sang Real có đối trọng Barca của Pep, chính là thử thách Mou muốn. Môi trường ở TBN cũng mới lạ, vì trc đó Mou chưa từng làm việc tại đó. Nếu sang Real lại giành C1 thì đỉnh cao của Mou gần như vô tiền khoáng hậu.
 
Thời của Mou đã đi qua rồi. Bằng chứng là Mou giờ chỉ có thể kiếm được cúp hạng 2-3 Châu Âu. Kinh nghiệm và khả năng đọc bài vẫn quá tốt nhưng chiến thuật phòng ngự giờ bị áp chế bởi những chiến thuật gegenpressing, pressing khá đa dạng.
Cũng đúng. 1 phần do cầu thủ nữa!
 
-Lâu lắm mới gặp người cùng sở thích. Tao thích 2 đội này vì phong cách chơi và con người có nhiều nét tương đồng. Dân Argentina có đến 60% là người gốc Ý nhập cư... các cầu thủ Argentina sang châu Âu thi đấu thường chọn Serie-A ... Cả 2 đội tuyển đều có lối đá quái, tiểu xảo, già dơ.
-Thích 2 đội này thành ra cũng thích Inter, một đội bóng Ý có nhiều cầu thủ Argentina thi đấu, mà thời điểm đó lại có người ngoài hành tinh Ronaldo với Recoba nữa.
-Tao thích 2 đội này từ WC 1998... Hồi đó thích Ý vì có Vieri, Roberto Baggio và Cannavaro... thích Argentina vì có Batigol và Ortega. Còn đến lứa sau này dù có Messi thuộc hàng xuất chúng, nhưng tao lại thích Tevez hơn.
Argentina t ghét nhất thằng ottamendi. Toàn đá kiểu cà khịa để đấm nhau!
 
Ở Inter có Morati tạo điều kiện hết mức, Mou đc toàn quyền quyết định vấn đề chuyên môn, nhưng Mou lại chọn ra đi.
Do Inter lúc đó hết tiền thôi.

Kiểu Mou là ko phát triển cầu thủ trẻ tốn thời gian mà đập tiền mua cầu thủ đã thành danh xài được ngay. Kiểu này tốn tiền vkl. Inter sau cú ăn 3 thì Morati thỏa mãn cũng ko đầu tư thêm nữa mà tính rút. Nhớ sau ổng bán Inter cho tụi TQ thì phải. Hồi đó tao nhớ fan Inter ai cũng biết Mou sẽ ra đi.
 
-Nhắc lại Serie-A thời đấy xem thích thật, 7 chị em , tuần nào cũng có ít nhất 1 trận cầu đinh... Tao nhớ có năm Milan vô địch, sang mùa sau các đối thủ nghiên cứu lối chơi, thế là Milan còn nằm ngoài Top 6 , ko đc đá Cup châu Âu. Tính cạnh tranh lúc đó cao vãi đái.

-Riêng về Batigol, người hâm mộ của Fio tôn sùng ko kém gì Napoli tôn sùng Maradona... Có mùa Fio xuống hạng, Batigol vẫn ở lại, mặc dù rất nhiều ông lớn ở châu Âu chèo kéo... Lúc sang AS Roma, ghi bàn vào lưới đội bóng cũ, anh còn khóc, khán giả trên sân của cả Fio lẫn Roma đều đứng dậy vỗ tay... Nếu ngày xưa Batigol chơi cho 1 đội bóng lớn, có khi đã dành ít nhất 1 quả bóng vàng.

-Còn Redondo thì chất nghệ sĩ đầy mình, mẫu tiền vệ phòng ngự chơi bóng bằng đầu óc và kĩ thuật thượng thừa... Tiếc là cá tính cũng mạnh, đợt WC 98, hlv Argentina bắt các cầu thủ cắt tóc, mà Redondo ko chịu, bỏ luôn suất dự WC.
Chuẩn thời đó tính cạnh tranh nó cao lắm. Giờ bóng đá Ý tìm lại hào quang xưa chẳng biết tới lúc nào khi ko thể cạnh tranh nổi với bóng đá Anh, TBN hay Đức. M xem từ xưa thì t cũng đoán khoảng đầu 9x cho tới giữa 8x nhỉ :)). Mà chính ra ở các hội nhóm của Serie A t thấy trình độ hiểu biết của họ ăn đứt mấy thằng fan các giải khác bây giờ. Có lẽ vì kinh nghiệm xem đá bóng của họ nhiều và cũng toàn là những bậc cao nhân chứ ko kiểu manh động như fan thời nay.
 

Có thể bạn quan tâm

Top