Topic chào mừng WC 2022 sắp diễn ra. Viết cho những ai hâm mộ Albiceleste.

Vô địch thì off fan à chủ thớt
Cái hội fan Argentina, hôm nào đá cũng off ở quán bia mà t chưa đi đc trận nào?
Hôm qua 2 thằng admin nó bay sang Qatar xem trực tiếp, mấy thằng này giàu vãi

ZTdu4tV.jpg
 
Cái hội fan Argentina, hôm nào đá cũng off ở quán bia mà t chưa đi đc trận nào?
Hôm qua 2 thằng admin nó bay sang Qatar xem trực tiếp, mấy thằng này giàu vãi

ZTdu4tV.jpg
tầm này ai lớn tuổi xíu thì đều thích Messi hết, méo ai lại không thích thứ bóng đá đẹp cả
 
tầm này ai lớn tuổi xíu thì đều thích Messi hết, méo ai lại không thích thứ bóng đá đẹp cả
Tao là fan Argentina nhưng chưa bao h là fan Messi. Mặc dù tài năng thì ko phải bàn... bảo thích thì cũng có thích, vì xem nó đá đẹp mắt, nhưng cùng thời tao thích Tevez và Suarez hơn...
-Lên mạng toàn 2 phe Si-Ro chửi nhau cả chục năm nay, nghe đến là chán.
 
Cái hồi nửa cuối những năm 90, truyền hình VN nội dung chả có gì toàn chiếu đi chiếu lại những chương trình bóng đá về World Cup 70, 74, 78, 82, 86 thế nên tao nghĩ dường như đó là 1 sự tuyên truyền tự nhiên, có nhiều người xem rồi thích Argentina, tao nhớ những chương trình đó khen Brazil và đặc biệt là Argentina với Maradona 1986 lắm.
Tao suy đoán nhiều người thích Argentina vì cái sự tuyên truyền tự nhiên đó, chứ ko phải là họ xem, vì cái đội Argentina 1986 nó ở cái thời hầu hết các xàm mờ chưa xem bóng đá, mà nếu có xem thì thời đó ở VN chưa xem được (cho đến trước WC 1990), đến năm 90 mới có mà xem.:vozvn (19):

Ngẫm nghĩ lại có đúng không hả các xàm mờ?:vozvn (21):
 
Cái hồi nửa cuối những năm 90, truyền hình VN nội dung chả có gì toàn chiếu đi chiếu lại những chương trình bóng đá về World Cup 70, 74, 78, 82, 86 thế nên tao nghĩ dường như đó là 1 sự tuyên truyền tự nhiên, có nhiều người xem rồi thích Argentina, tao nhớ những chương trình đó khen Brazil và đặc biệt là Argentina với Maradona 1986 lắm.
Tao suy đoán nhiều người thích Argentina vì cái sự tuyên truyền tự nhiên đó, chứ ko phải là họ xem, vì cái đội Argentina 1986 nó ở cái thời hầu hết các xàm mờ chưa xem bóng đá, mà nếu có xem thì thời đó ở VN chưa xem được, đến năm 90 mới có mà xem.:vozvn (19):

Ngẫm nghĩ lại có đúng không hả các xàm mờ?:vozvn (21):

-Từ WC 1982 là đã đc phát sóng trực tiếp ở VN rồi, ngày đó ăn ké sóng từ thằng Liên Xô...
-Những người xem các giải đầu tiên như 82,86,90... hầu hết toàn tầm tuổi cha chú 5x,6x... như bố tao chẳng hạn... ông ấy kể thời đó xem các đội tấn công đã mắt lắm.
-Ngày đó, bóng đá cởi mở, phóng khoáng chứ ko thực dụng, chặt chẽ như bây giờ... Các bô lão thời đó đều thích 3 đội đá đẹp nhất là Brazil (có Zico, Falcao, Socrates), Pháp (lứa của Platini) và Argentina (lứa của Maradona). Sau đó, cũng nhiều người thích Hà Lan khi có bộ 3 Hà Lan bay cuối thập niên 80, đầu 90.

-Tao bắt đầu xem bóng đá từ WC98, hồi đó cũng dần bão hòa rồi, thích vì có vua sư tử Batigol.
-Giai đoạn cuối những năm 90, đầu 2000. Các chương trình truyền hình đa dạng hơn, lại chủ yếu phát sóng giải ngoại hạng, vì vậy, đa phần lứa 8x,9x sau này thích bóng Anh và đội tuyển Anh, đặc biệt là bọn MU. Đây mới là sự tuyên truyền tự nhiên rõ nét nhất như mày nói.
-Các fan trẻ ngày nay nếu có thích Argentina phần đông là họ thích Messi, mới thích lây sang, chứ ít người thích từ ngày xưa như tao... Đấy gọi là hiệu ứng thần tượng. Như Ro điệu, ngày sang Juve, có 1 lượng fan cực khủng chuyển sang làm fan Juve luôn. Hết mùa này, Messi giã từ đội tuyển, đảm bảo lượng fan Argentina trở về như cũ thôi.
 
-Từ WC 1982 là đã đc phát sóng trực tiếp ở VN rồi, ngày đó ăn ké sóng từ thằng Liên Xô...
-Những người xem các giải đầu tiên như 82,86,90... hầu hết toàn tầm tuổi cha chú 5x,6x... như bố tao chẳng hạn... ông ấy kể thời đó xem các đội tấn công đã mắt lắm.
-Ngày đó, bóng đá cởi mở, phóng khoáng chứ ko thực dụng, chặt chẽ như bây giờ... Các bô lão thời đó đều thích 3 đội đá đẹp nhất là Brazil (có Zico, Falcao, Socrates), Pháp (lứa của Platini) và Argentina (lứa của Maradona). Sau đó, cũng nhiều người thích Hà Lan khi có bộ 3 Hà Lan bay cuối thập niên 80, đầu 90.

-Tao bắt đầu xem bóng đá từ WC98, hồi đó cũng dần bão hòa rồi, thích vì có vua sư tử Batigol.
-Giai đoạn cuối những năm 90, đầu 2000. Các chương trình truyền hình đa dạng hơn, lại chủ yếu phát sóng giải ngoại hạng, vì vậy, đa phần lứa 8x,9x sau này thích bóng Anh và đội tuyển Anh, đặc biệt là bọn MU. Đây mới là sự tuyên truyền tự nhiên rõ nét nhất như mày nói.
-Các fan trẻ ngày nay nếu có thích Argentina phần đông là họ thích Messi, mới thích lây sang, chứ ít người thích từ ngày xưa như tao... Đấy gọi là hiệu ứng thần tượng. Như Ro điệu, ngày sang Juve, có 1 lượng fan cực khủng chuyển sang làm fan Juve luôn. Hết mùa này, Messi giã từ đội tuyển, đảm bảo lượng fan Argentina trở về như cũ thôi.
Sao tao nhớ là hồi xưa đọc báo HN mới, có nói WC 1986 chỉ tường thuật qua báo thôi
 
Sao tao nhớ là hồi xưa đọc báo HN mới, có nói WC 1986 chỉ tường thuật qua báo thôi

Báo chém gió đấy, ông già tao xem từ 1982 kể lại mà... còn giải 1978 thì tường thuật qua Radio, sau này phát lại
 
Argentina vô địch 1 cái là mấy thằng nhà báo VN lại bú fame để ngạo nghễ... kiểu đéo gì cũng thủ dâm tinh thần đc... đm, đọc mà chán.

 
NHỮNG SỰ TRÙNG HỢP THÚ VỊ GIỮA WORLD CUP 1986 & 2022…
🔺
Chỉ có 3 trung vệ đã kiến tạo cho số 10 của Argentina ghi bàn:
- Passarella to Kempes, 1978
🏆

- Cuciuffo to Maradona, 1986
🏆

- Otamendi to Messi, 2022
⏳

🔺
Năm 1986 và 2022, Brazil đều thua ở tứ kết World Cup ở loạt đá luân lưu.
🔺
Lần gần nhất có 2 trận phải kéo đến loạt sút luân lưu trong cùng một ngày ở Tứ kết là vào năm 1986.
Năm 2022 lặp lại với Brazil vs Croatia, Argentina vs Hà Lan.
🔺
Lần gần nhất Morocco đứng đầu bảng đấu của mình ở World Cup là vào năm 1986. Morocco lại đứng đầu bảng vào năm 2022.
🔺
Lần gần nhất Bỉ đứng thứ 3 tại bảng đấu cuả họ ở World Cup là năm 1986. Họ lại đứng thứ 3 trong bảng của mình vào năm 2022.
🔺
Lần gần nhất Ba Lan vào vòng 1/8 là vào năm 1986. Họ lặp lại vào năm 2022.
Năm 1986, Ba Lan hòa một, thua một, thắng một ở vòng bảng. Họ lặp lại vào năm 2022.
🔺
Năm 1986, Canada kết thúc vòng bảng với 0 điểm. Họ lặp lại vào năm 2022.
Lần gần nhất Canada giành vé dự World Cup là vào năm 1986. Canada lại giành vé vào năm 2022.
🔺
Năm 1986, Tây Ban Nha kết thúc vòng bảng với vị trí thứ hai, đội đầu bảng có 6 điểm, trong khi họ có 4 điểm. Năm 2022 điều này đã lặp lại.
🔺
Năm 1986, Uruguay kết thúc vòng bảng ở vị trí thứ 3. Họ lặp lại vào năm 2022.
🔺
Năm 1986, Trọng tài chính Romualdo Arppi Filho sinh ngày 7/1.
Năm 2022, Trọng tài chính Szymon Marciniak cũng sinh ngày 7/1
🔺
Năm 1986, Messi không được chứng kiến Diego Maradona chơi bóng ở World Cup.
Năm 2022: Maradona không được chứng kiến Lionel Messi chơi ở World Cup.
🔺
Năm 1986, Maradona dùng tay chơi bóng ở trận Tứ kết (Bàn tay của Chúa, vs Anh).
Năm 2022, Messi dùng tay chơi bóng ở trận Tứ kết (vs Hà Lan).
📌
Bonus:
🔺
Lần gần nhất Barça đánh bại Real Madrid với tỷ số 0-4 tại sân Bernabeu mà không có Messi là vào năm 1986.
Năm 2022, FC Barcelona cũng đánh bại Real Madrid với tỷ số 0-4 tại sân Bernabeu mà không có Messi.
🔺
Thành tích của Argentina với Maradona ở World Cup: Vòng 1/8, Tứ kết, Á Quân, Vô địch.
Thành tích của Argentina với Messi ở World Cup: Vòng 1/8, Tứ kết (2 lần), Á Quân, ...
⏳

🔺
Năm 2006, đội bóng đánh bại Australia ở vòng 1/8 đã nâng cao chức vô địch.
Năm 2022, Argentina đánh bại Australia ở vòng 1/8...
⏳

🔺
Năm 2010, Spain thua trận mở màn ở World Cup, sau đó đã lên ngôi vô địch.
Năm 2022, Argentina thua trận mở màn ở World Cup…
⏳

🔺
Maradona đã thua trận Chung kết World Cup trước Đức với tỷ số 1-0. (1990)
Messi đã thua trận Chung kết World Cup trước Đức với tỷ số 1-0. (2014)
🔺
Năm 1984, Maradona rời FC Barcelona. Argentina vô địch ở kỳ World Cup sau đó (1986).
Năm 2021, Messi phải rời FC Barcelona…
⏳

🔺
2001: Ronaldinho chuyển đến PSG. 2002: Ronaldinho vô địch World Cup.
2017: Mbappe chuyển đến PSG. 2018: Mbappe vô địch World Cup.
2021: Messi chuyển đến PSG. 2022: Messi...
⏳

🔺
Messi giành chức vô địch FIFA Club World Cup vào ngày 18/12 (2011).
Chung kết FIFA World Cup năm nay diễn ra vào ngày 18/12.
#BVE, Credit: twitter Binal

 
-Hello chúng mày, trên xàm có thằng nào hâm mộ Argentina như tao ko?
-Tao bắt đầu xem bóng đá cách đây 24 năm... ở cấp độ đội tuyển quốc gia t thích 2 đội Argentina và Italy... Năm ngoái, cả 2 đội cùng vô địch châu lục cùng 1 ngày. Đúng là niềm vui trăm năm có một... Năm nay thì WC cũng sắp diễn ra, tất nhiên t vẫn cổ vũ cho đội bóng yêu thích nhất đến từ xứ Tango... Bài này cùng hoài niệm về quãng thời gian từng đc xem đội bóng áo xanh-trắng thi đấu trong quá khứ...

-Giải đấu lớn đầu tiên t xem là WC1998 , thập niên 90 là thời kì bóng đá thế giới cực kì hấp dẫn, đội bóng nào cũng đầy rẫy ngôi sao, mỗi người 1 vẻ, chứ ko một màu như bây giờ. Arg cũng ko ngoại lệ... Hồi đó t thần tượng nhất vua sư tử Batitstuta, và thích luôn Arg... Giải đấu năm đó Arg có đội hình mạnh nhất từ đó đến nay... Hàng công với Batigol cùng con chấy Claudio Lopez , phía dưới có chú lừa nhỏ Ortega hộ công với kĩ thuật siêu việt cùng phù thủy Veron làm bóng giữa sân... Ngoài ra còn cái chất quái và tiểu xảo của D.Siemone. Đáng tiếc nhất là sự vắng mặt của nghệ sĩ Redondo vì anh này ko chịu cắt tóc nên ko đc gọi, 1 lý do lãng xẹt... Với 1 đội hình chất lượng cùng lối đá tấn công đẹp mắt, Arg toàn thắng 3 trận vòng bảng và loại nốt tuyển Anh ở vòng 1/8. Tiếc là tại tứ kết, phải chịu thua Hà Lan (khi đó cũng có 1 đội hình toàn sao) trước khoảnh khắc thiên tài của D.Bergkamp với pha xử lý 3 chạm kinh điển...

HC6bIBQ.jpg

Os6Qsm3.jpg


-Bốn năm sau, WC 2002 tại hàn-Nhật, với đội hình cũng toàn sao, nòng cốt vẫn là các anh tài từ WC1998, cùng chiến dịch vòng loại ấn tượng, Arg đc nhà cái đánh giá là ƯCV số 1 trước giải. Tuy nhiên , kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Arg tủi hổ xách vali về nước ngay từ vòng bảng...

sVO9UO3.jpg


-Đến WC 2006, Arg ko đc đánh giá cao trước giải, nhưng đây đc xem là giải đấu khá thành công. Một đội hình đủ mạnh, cân bằng cả công lẫn thủ, với lối chơi bóng ngắn, ít chạm đc thi triển bởi những càu thủ có kĩ thuật cá nhân thượng thừa, mà hạt nhân là Riquelme. Arg chơi tấn công vô cùng ấn tượng, đẹp mắt... Tiếc là phải dừng chân ở tứ kết trước đội chủ nhà Đức sau loạt luân lưu cân não... Trận này mặc dù chơi áp đảo nhưng cuối cùng lại thua vì nhiều lý do khách quan. Thủ môn chính Abondanzeri bị chấn thương giữa trận, trọng tài ưu ái chủ nhà khi ko cho Arg đc hưởng 1 quả 11m khi Maxi Rodriguez bị đốn ngã trong vòng cấm và cả sai lầm của HLV Pekerman khi thay Riquelme cuối hiệp 2 và sau đó để mất thế trận...Nói chung giải đấu này khá đáng tiếc. Giải đấu này cũng là bước đệm trình làng lứa thế hệ 8x tài năng với những Tevez, Mascherano, Messi thay thế lứa 7x đã già...

iUgu9wJ.jpg


-Tiếc nuối nhất là WC 2010 tại Nam Phi, bốn năm sau đó. Với 1 đội hình toàn sao hay ko kém lứa của Batitstuta... Arg đc đánh giá cao, xét về mặt con người... nhất hàng công cực mạnh với Messi, Tevez, Higuain, Auguero, Di Maria, Milito, Pastore... Tuy nhiên, liên đoàn bóng đá ARG đã mắc sai lầm lớn khi trao quyền dẫn dắt vào tay Maradona... Với tư cách cầu thủ , anh "nghiện béo" là ngôi sáng xuất chúng của mọi thời đại, nhưng trên cương vị HLV thì trình độ gần như bằng 0... Chẳng có bài vở gì, lối đá chỉ dựa vào ngôi sao mà ko có bản sắc... đến trước giải anh béo còn nói ko biết chọn ai đi Nam Phi ngoài Messi và Mascherano... thậm chí còn chơi hệ tâm linh, khi nằm mơ thấy Garce nâng cup vô địch, và gọi hậu vệ mới 2 lần khoác áo tuyển vào danh sách dự WC, vừa thiếu chuyên môn, vừa thiếu kinh nghiệm...
-Với đội hình hàng tá ngôi sao tấn công, ko khó để Arg thắng cả 3 trận vòng bảng và thắng khá dễ Mexico ở vòng 1/8... Chiến thuật lấy công bù thủ có vẻ mang đến hiệu quả.
-Tuy nhiên, khi gặp hàng cứng là đội tuyển Đức ở tứ kết, đội bóng nhiều sao của anh Nghiện béo để lộ quá nhiều sơ hở trước lối chơi khoa học & kỉ luật của người Đức và thua 4 bàn ko gỡ... Nghiện béo cố nhồi nhét tất cả những cầu thủ tấn công có thể vào đội hình , trong khi chỉ có mỗi Mascherano làm nhiệm vụ đánh chặn ở giữa sân... Sự mất cân bằng đó đã bị khai thác triệt để và thua sấp mặt... Đáng ra trước giải, Maradona phải gọi 2 ngôi sao vừa dành cú ăn 3 với Inter năm đó là Zanetti và Cambiasso lên tuyển... 1 người đá cánh phải, 1 người cặp với Mascherano ở giữa sân thì đã khác. Cộng với việc loại Riquelme vì bất đồng quan điểm... Nếu có "Roman" chia bài và làm bóng thì Messi cùng các tiền đạo khác sẽ thoải mái phô diễn sức mạnh... Thực tế, có Riquelme làm bóng, 2 giải đấu Copa America 2007 và Olympic Bắc Kinh 2008, Messi và cả đội tuyển đều chơi rất hay . Đúng là nghiện béo đã giết chết 1 thế hệ đầy tài năng...

p9pDbEp.jpg

MTL6QKu.jpg


-Bốn năm sau, WC 2014 tại Brazil... Nòng cốt đội tuyển vẫn dc kế thừa từ WC 2010... đây có thể coi là giải đấu tập hợp các cầu thủ có độ chín nhất sự nghiệp... Những Messi, Di maria, Higuain, Auguero, Lavezi đều quanh quẩn ở độ tuổi 26,27 ... Năm đó, ARG cũng có 1 HLV tốt là Sabella. Mặc dù sự nghiệp khá bình dân, nhưng Sabella biết người biết ta, đã áp dụng lối chơi chặt chẽ, kỉ luật và có phần thực dụng. Lối chơi này mang đến hiệu quả khi Arg cứ lầm lũi tiến vào chung kết... Nhưng lần này, kẻ ngáng đường vẫn là đội bóng kỵ dơ Đức... một trận chung kết 2 đội chơi ăn miếng trả miếng sòng phẳng, nhưng lịch sử đã chọn Đức và Mario Goetze... bàn thắng kim cương dc ghi vào cuối hiệp phụ thứ 2, lúc hàng thủ Arg thấm mệt, ko 1 hậu vệ nào theo kèm Goetze, để cầu thủ này di chuyển như chỗ ko người ghi bàn ... và cũng phải tự trách chính mình, khi Arg có 2 cơ hội mười mươi , đó là 2 pha đối mặt thủ môn của Higuain và Messi, tiếc là 2 anh đã hóa gỗ ko đúng thời điểm.

ifoAnvw.jpg


RHrho3J.jpg


-WC2018 là giải đấu thất vọng nhất. Một đội hình quá độ, lứa 87,88 đã ngoài 30, lứa 9x thì chưa đủ tầm thay thế... HLV Sampaoli lại chẳng có bài vở gì khi phụ thuộc tất cả vào Messi. Ngoài ra còn 2 ông Meza , Pavon có thể gắn mác thảm họa... Có thể nói Sampaoli còn tệ hơn Maradona trước kia. Một đội bóng thiếu bản sắc , ko có đường nét và đặc biệt là ko biết phòng ngự... đá chật vật mới lết qua vòng bảng, đến vòng 1/8 gặp Pháp thì đúng là ko có cửa bật...

Qmsfp7s.jpg

YhKKjUc.jpg


-Một năm sau đó, Scaloni là người dc chọn vào ghế HLV. Thực ra, khi ông này lên nắm quyền, giới chuyên môn và cả người hâm mộ cũng ko kì vọng nhiều. Vì đây chỉ là phương án chống cháy vì là HLV nội và nhận mức lương khá thấp , Scaloni còn khá trẻ, lại chưa có kinh nghiệm huấn luyện đỉnh cao... Lứa cầu thủ này cũng khá làng nhàng, ít sao số hơn trc kia nhiều, chủ yếu là những cầu thủ ở mức trung bình khá, chỉ chơi cho những CLB hạng 2 ở châu Âu. Hàng thủ chỉ là Otamendi đã tưởng như hết thời khi dạt sang Benfica là Romero (Tottenham) là Acuna, Tarliafico, Molina. Hàng tiền vệ cũng chỉ là những cái tên ít chất lượng như De Paul, Paredes, Lo Celso, Guido rodriguez... Hàng công vẫn phụ thuộc vào Messi đã 35 tuổi, Di maria 34 tuổi... Dybala thì chưa bao h là chính mình khi lên tuyển. Làn gió mới hiếm hoi là Lautaro Martinez cũng chỉ tầm Tier 2 nếu so vs các tiền đạo đẳng cấp ở châu Âu. Những Angel Coera hay Joaquyn Corea còn kém chất lượng hơn.
-Tuy nhiên, kì vọng ít, áp lực ít thì hiệu quả lại đến bất ngờ, với chuỗi 34 trận bất bại và chức vô địch Copa America 2021... Cái hay của Scaloni là biến Arg thành 1 tập thể gai góc, khó bị đánh bại với 1 lối chơi chặt chẽ... Những cầu thủ tưởng như bình dân nhưng lại là 1 khối thống nhất... đội bóng của các thanh niên văn phòng này sẵn sàng lao vào đối thủ khi anh cả Messi bị phạm lỗi...
-Với lối chơi đc định hình suốt 3 năm qua, hy vọng năm nay Cup vàng sẽ về tay Albiceleste sau 36 năm chờ đợi...

GQdydGO.jpg

dj3JlW5.jpg


-Còn 1 vài điều hơi tâm linh 1 chút... Đó là năm nay WC quay trở về châu Á, phong thủy có lẽ hợp với các đội Nam Mỹ hơn... Và Arg năm nay nằm ở bảng C, bảng đấu có nhiều đội vô địch nhất xét theo lịch sử... Và năm nay vẫn có Di Maria hộ mệnh cho Messi sau 14 năm cùng nhau lên tuyển.
-Ba giải đấu Arg vô địch (Olympic Bắc Kinh 2008, Copa America 2021 và Finalisima 2021) thì Di Maria đều ghi bàn rong trận chung kết và đều từ 1 quả lốp bóng qua đầu thủ môn... Hy vọng, Arg sẽ đi đến trận chung kết và vô địch bằng 1 cú lốp bóng nữa của Di Maria...
-Nhắc lại vẫn tiếc và thấy cũng tâm linh, chung kết WC 2014 , Di maria ko đc thi đấu, biết đâu năm đó anh dc ra sân thì với cái duyên của anh, Arg đã vô địch chứ ko phải Đức...
-Chưa đầy 2 tháng nữa là bóng lăn rồi, t cùng đếm ngược để chờ WC thôi...

Kiến thức BD của mày khá phết nhỉ. Mày trắc 45t chưa
 
-Dybala thì ko tù, chẳng qua đá cùng vị trí Messi, lên tuyển ko có suất... nhưng cuối trận cho vào vẫn gây đột biến, như trận Filalisima gặp Ý vừa rồi ấy, cho vào ghi bàn luôn...
-Corea thì chỉ dc cái cao to thôi, đá tàm tạm. Có Julian Alvarez tao thấy sáng nước hơn...
Thằng lol này kiến thức bóng đá đỉnh.vl, dm bái phục. Tiếc cho 1 nhân tài. Mày phải làm trợ lý hlv mới đúng
 

Có thể bạn quan tâm

Top